Hotline: 0973 549 00
Menu

700 người trong phòng học kinh doanh đa cấp ở Sài Gòn

Với lời quảng cáo hấp dẫn thu nhập từ 3 đến 10 triệu/tháng cho việc bán hàng qua mạng, nhiều bạn trẻ đã sập bẫy của những công ty kinh doanh đa cấp.

"Do nhu cầu phát triển thêm hệ thống, công ty cần tuyển: Đối tác cùng hợp tác phát triển shop online. Bạn nào muốn kiếm thêm 3-10 triệu/tháng, hoặc muốn tìm hiểu công nghệ làm shop online thì liên hệ số 0938...". Đây là tin quảng cáo nhiều người nhận được từ những tài khoản lạ trên mạng xã hội.

Trong vai người tìm việc, phóng viên liên lạc với số điện thoại trên thì được hẹn đến tòa nhà trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3 của Công ty H. Một thanh niên giới thiệu là quản lý tên Mai lấy tờ giấy, yêu cầu điền đầy đủ thông tin và nộp kèm chứng minh nhân dân, 2 ảnh 3x4 cm.

Bên trong công ty B.H. Ảnh: K.T.

Người này chỉ căn phòng đang có khoảng 700 người đang ngồi rồi cho biết, với quy mô của công ty thế này, cần nhiều cộng tác viên bán hàng. Tuy nhiên, để được nhận vào công ty, cần phải trải qua một lớp học 6 buổi.

Mai nói: "Ngày đầu tiên của khóa học sẽ có giảng viên từ Mỹ đến đào tạo, đây là buổi học quan trọng, nếu bỏ lỡ thì không thể theo 5 buổi còn lại". 

Để tham dự buổi này, ứng viên phải đóng 250.000. Nếu nộp 500.000 đồng, học viên được "tặng" 50 tài khoản Facebook, phục vụ cho việc kinh doanh online sau này.

Lớp học này được tổ chức hàng tuần và mỗi lần có khoảng 500 người tham dự. Hầu hết những người tìm đến đây là sinh viên, người mới ra trường có nhu cầu tìm việc làm. 

Ngoài thành viên công ty, ai không mua vé thì không được vào cửa. Ở đây cấm người tham gia sử dụng điện thoại có chức năng ghi hình, máy quay phim.

Lớp học được quảng cáo là dạy về marketing online, nhưng thực tế "giảng viên" chỉ hướng dẫn sơ qua cho người tham gia cách tạo tài khoản ảo trên các mạng xã hội thịnh hành.

Phần lớn thời gian đứng lớp, "giảng viên" nhồi nhét vào đầu học viên về mức thu nhập hàng chục triệu/tháng, cuộc sống khá giả và những lý tưởng để làm giàu. Lớp học còn giới thiệu những người ít tuổi rồi ca tụng họ là "doanh nhân trẻ thu nhập hàng nghìn USD/tuần".

Buổi học về các sản phẩm của công ty cũng diễn ra sơ sài, các học viên được phát mỗi người 1 tờ hướng dẫn. Sản phẩm được công ty giới thiệu gồm thuốc điều chỉnh nội tiết, tăng vòng 1, tăng khả năng tình dục cho phụ nữ, chống lão hóa,... có giá khoảng 1,4 triệu đồng. 

Theo quan sát, các sản phẩm được gắn mác sản xuất từ Mỹ, nhưng được đựng trong một hộp giấy mỏng, thiết kế sơ sài.

Sản phẩm đựng trong hộp giấy mỏng được giới thiệu là do Mỹ sản xuất. Ảnh: K.T.

Sản phẩm không được trưng bày và giới thiệu trực tiếp cho người xin việc. Chỉ khi có người hỏi mua thì thành viên công ty mới đem ra giao hàng. Khi ứng viên khi có ý định lại gần chụp hình thì quản lý nhắc nhở: "Không được chụp hình sản phẩm".

Hà Văn Dược - thành viên công ty giải thích: "Công dụng sản phẩm từ từ biết sau, còn hình ảnh thì có sẵn nên không cần chụp". 

Đến buổi học thứ 5, người tham gia có 30 phút gặp quản lý và nghe giảng về hình thức kinh doanh của công ty. Suốt thời gian gặp mặt, thành viên công ty chỉ nói về mô hình ăn chia "hoa hồng" và mức thu nhập đáng mơ ước khi đóng tiền mua các sản phẩm để tham gia đường dây.

Dược cho biết: "Đây không phải bán hàng đa cấp, nhưng ai muốn tham gia phải đóng tiền mua một trong 3 gói sản phẩm 5 triệu, 15,7 triệu và 29 triệu, mỗi mức giá sẽ có ưu đãi khác nhau".

Người này giới thiệu cho phóng viên một phần mềm được cho là hệ thống gửi tin nhắn tự động đến các tài khoản trên mạng xã hội. Anh ta nói thêm, phần mềm này được tặng kèm vào 2 gói sản phẩm cao nhất, còn gói 5 triệu thì không có.

Phần mềm được cho là tự động gửi tin cho các tài khoản mạng xã hội. Ảnh: K.T.

Về hình thức hưởng lợi, Dược cho biết, khi thuyết phục được người khác tham gia, ứng viên sẽ được hưởng % tiền bán vé vào cổng và bán sản phẩm, ngoài ra còn được cộng điểm để "thăng cấp" với mức thu nhập hàng chục, thậm chí cả trăm triệu mỗi tháng.

Sau đó, Dược nói: "Nên đóng tiền mua các gói sản phẩm càng sớm càng tốt, vì càng trễ thì cơ hội sẽ ít hơn người đóng trước rất nhiều. Bạn đã định trong đầu được gói sản phẩm nào hay chưa?".

Thấy học viên tỏ vẻ lúng túng, Dược tiếp tục chèo kéo, tiền không những đến từ việc kêu gọi mọi người tham gia mà chỉ cần bán được sản phẩm cũng nhận được hoa hồng. "Tuần vừa rồi, tôi bỏ túi 10 triệu tiền bán sản phẩm đấy", anh này khoe.

Khi phóng viên nói là sinh viên nghèo phải đi làm thêm, tiền đâu mua sản phẩm, Dược hỏi: "Vậy em có tài sản gì đáng giá không?". Nghe người đối diện nói là chỉ có máy tính xách tay và xe máy, anh ta lập tức bảo: "Vậy em bán laptop lấy tiền để kinh doanh".

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Theo Zing.vn

Phát kinh "thịt lạnh": Mua chợ tươi về nhà bốc mùi thối

Miếng thịt mua ở chợ màu tươi, mát lạnh, nào ngờ về nhà nấu lên bốc mùi hôi khó chịu. Nhiều người phát kinh khi dính cú lừa ‘thịt lạnh’ của dân hàng thịt.

Buồn nôn với nồi thịt bốc mùi

Chiều đi làm về, chị Nguyễn Thị Phương ở Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) tạt qua hàng thịt chợ cóc gần nhà mua 3 lạng thịt ba chỉ. Thịt khi mua vẫn tươi màu, không có mùi, ấn tay vào mát lạnh, không nhão. Thế nhưng, về nhà vừa cho vào chậu rửa đã có mùi gì lạ. Kiểm tra kỹ mới biết thịt mua đã cũ, bị ôi bốc mùi.

Theo chị Phương, từ đầu màu hè, đây là lần thứ 3 chị mua phải thịt ôi đến mức không thể ăn được từ chợ cóc ven đường. Lúc mua, chị Phương được người bán quảng cáo: "Thịt bảo quản tủ lạnh, sờ vẫn còn mát thì khỏi phải lo thịt ôi”. Thế nhưng, vừa về đến nhà khi thịt hết lạnh, mùi thịt ôi lúc đó mới bốc lên phát kinh.

Chị Phương chia sẻ, những ngày hè, kể cả mua thịt gà, vịt chứ không riêng gì thịt lợn, nếu không cẩn thận là dễ dính thịt ôi. Nhiều khi đến lúc nấu lên cả nồi thịt bốc mùi, ngửi chỉ còn biết đổ bỏ.

Là đàn ông ít khi đi chợ, anh Trần Văn Đại ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đã vài lần mua phải thịt ôi, nhất là vào những ngày nắng nóng. Mua phải thịt ôi, không ăn được đành phải đổ bỏ.

Thừa nhận thực tế này, chị Vân – tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) - cho biết, chuyện thịt ế, thịt ôi là không thể tránh khỏi vào những ngày mùa hè, đặc biệt là với những ngày nắng nóng đỉnh điểm như vừa qua. Thịt lấy sáng vẫn còn tươi ngon nhưng đến trưa đã khác, bắt đầu có mùi chứ chưa nói tới chuyện thịt ế để từ ngày hôm trước sang hôm sau.

Thịt lợn được bày bán ngoài chợ với thời tiết nắng nóng của mùa hè rất dễ bị ôi thiu

Chị Vân cho hay, tại chợ này mọi người thường lấy thịt ở lò mổ từ sáng để đủ bán luôn cả ngày, ít nhà nào sáng tự mổ, chiều lại mổ lợn để bán. Do đó, hôm nào ế lại đem về “tống” vào trong tủ lạnh để mai bán tiếp nên thịt hay bị ôi. Với loại thịt đông lạnh đem cất tủ lạnh từ hôm trước để hôm sau bán thì kiểu gì cũng là thịt ôi. Riêng với loại thịt mua bán trong ngày mà bị ôi là do phơi nắng nóng cả ngày.

“Thời tiết, lúc nào cũng 36-40 độ C, trên mái tôn nhiệt hấp vào, dưới nền chợ bê tông bốc hơi nóng lên, vào chợ cứ như vào cái lò nướng, thịt bày ngoài chợ phơi nắng cả ngày thì không ôi sao được. Mà nhiều khi người bán cứ nghĩ thịt mới lấy sáng, bán đến trưa, chiều nên không để ý chứ không phải cố tình bán thịt ôi”, cô Vân giải thích.

Tương tự, chị Nguyệt bán thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân, cũng cho biết: "Vì tiếc của, bỏ đi một vài cân thịt ế là mất lãi cả ngày nên tiểu thương bán thịt tìm đủ mọi cách để vớt vát. Thịt ế về để tủ lạnh, hôm sau cắt thành miếng từ 3-4 lạng độn lẫn vào thịt mới. Khách quen, khách tinh đến sẽ bán thịt mới, khách lạ mà không để ý sẽ bán thịt cũ”.

Theo ghi nhận của PV tại các chợ trên địa bàn Hà Nội thấy, các hàng thịt đang bày bán la liệt dưới trời nắng gay ngắt, mặc kệ cho ruồi bu. Thậm chí, những hàng thịt bán ngoài lề đường, từ sáng sớm đến chiều, nắng chiếu vào sạp khiến thịt khô thâm. Nhiều khi để bớt khô, người bán còn lấy chiếc khăn ướt nhúng vào bát nước có pha cùng ít tiết lợn lau qua miếng thịt để người mua thấy thịt còn tươi mới.

Thịt ôi ngâm nước tẩy trùng: Nhiễm “độc kép”

Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho rằng, tình trạng bày bán thịt ở các chợ dân sinh hiện nay đang cực kỳ rất mất vệ sinh, thịt được phơi nắng nắng ngoài chợ cả ngày mà không có bất cứ một phương pháp bảo quản nào.

Để tránh mua phải thịt ôi thiu ngoài chợ, khi mua cần phải kiểm tra bằng việc sờ, ngửi xem miếng thịt thế nào

Theo ông Trần Đáng, vào mùa hè, nếu bảo quản thịt tốt thì chỉ được khoảng 5-6 tiếng, sau thời gian đó thịt sẽ bị các vi sinh vật, vi khuẩn tấn công, khi ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe, nhiều trường hợp bị ngộ độc…

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm) cho hay, nếu thịt bảo quản ở nhiệt độ 8-10 độ C thì để được khoảng 10 tiếng đồng hồ, còn với thời tiết nắng nóng như vừa qua thịt bán ở ngoài chợ chỉ được 2-3 tiếng đồng hồ.

“Sau khoảng thời gian đó, thịt sẽ bị vi khuẩn tấn công và sinh ra độc hại. Thực tế tại các chợ, thịt bị phơi nắng cả ngày, đến tối ế, thịt đã bị ôi người bán lại đem về cất, hôm sau ngâm nước tẩy trùng rồi bán tiếp cho người dân chứ chẳng hàng thịt nào chịu đổ bỏ thịt ế, thịt ôi đi cả. Như thế, thịt ôi ngâm nước tẩy trùng thì thành độc kép”, ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, cần phải tổ chức lại hệ thống bán thịt từ lò mổ tới nơi bán, không thể để tình trạng chở thịt bằng xe máy chạy trên đường phố đầy bụi bẩn mà không che chắn, rồi cách bán thịt ở ngoài chợ không có dụng cụ, tủ mát bảo quản như hiện nay cũng đang rất không ổn.

Ông Thịnh cho biết, trước cơ kia Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ra quy định bán thịt trong vòng 8 giờ, phải có bảo quản lạnh nhưng lại phải dừng.

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng khuyên, trước khi nhà nước có biện pháp quản lý, người dân cần tự bảo vệ mình trước. Khi đi mua thịt, để nhận biết các loại thịt đã bị ôi thiu cần phải sờ, phải ngửi.

“Các loại thịt ôi thiu sờ vào sẽ thấy nhớt nhớt, đưa lên mũi ngửi thấy có mùi hôi khó chịu, màu sắc cũng không được tươi. Với những loại thịt này cần phải tránh mua. Không thì đi mua thịt vào sáng sớm, thịt mới lấy ở lò mổ về sờ thịt còn ấm nóng”, ông Thịnh nói.

Thu giữ gần 1 triệu bao cao su rởm tại Hà Nội

Sau khi nhập bao cao su từ Trung Quốc về, Công ty cổ phần Phát triển xây dựng và thương mại Vĩnh Thịnh đã đóng bao bì giả các nhãn hiệu nổi tiếng và ghi sản xuất tại Hàn Quốc, Malaysia.

Ngày 14.7, Đội quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra các cơ sở kinh doanh mặt hàng bao cao su, trang thiết bị y tế thuộc Công ty cổ phần Phát triển xây dựng và thương mại Vĩnh Thịnh. Trong đó, có 2 cơ sở ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và 1 cơ sở ở xã Uy Nỗ (Đông Anh, Hà Nội).

Thời điểm kiểm tra, Đội quản lý thị trường số 14 đã phát hiện gần 700 nghìn sản phẩm bao cao su giả mạo xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ và giấy kiểm định chất lượng.


Lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm nghìn bao cao su giả các nhãn hiệu nổi tiếng.Theo thông tin ban đầu, số hàng hóa trên do Công ty cổ phần Phát triển xây dựng và thương mại Vĩnh Thịnh nhập về từ Trung Quốc, sau đó đóng bao bì có giả các nhãn hiệu bao cao su nổi tiếng như Power Xmen, Rexx, Nobley…, trên bao bì còn ghi nơi sản xuất tại Hàn Quốc, Malaysia. Được biết, sản phẩm bao cao su giả này được bán trên thị trường với giá 8.500 đồng/chiếc.

Toàn bộ lô hàng sau đó đã được Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội niêm phong, thu giữ. Vụ việc đang được Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan mở rộng điều tra.

Kiếm bộn tiền nhờ "công nghệ" tăng trọng cho thịt, tôm cua

Nhiều cơ sở kinh doanh không ngại bơm thêm nước, tạp chất vào tôm và các loại thịt như trâu bò, lợn gà... nhằm kiếm lợi mà không quan tâm tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Yến ngâm đường tăng trọng 50%

Hiện yến sào là loại thực phẩm khá phổ biến, được sử dụng cho nhiều đối tượng người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều nơi bán những loại yến kém chất lượng, làm thiệt hại tới người tiêu dùng và ảnh hưởng tới những cơ sở sản xuất yến. 

Mới đây, thông tin tiết lộ về “công nghệ” yến được ngâm với nước đường đậm đặc sau đó đóng lại thành tổ và sấy khô, làm tăng trọng 30-50% ban đầu khiến không ít người mua “té ngửa”. Tẩm đường vào yến đã trở thành một nghề có chia vai vế, đẳng cấp về độ tinh vi. Và với những “chuyên gia”, không khó để biến 1kg đường có giá trị chỉ 30.000 đồng thành 1kg yến trị giá tới 30 triệu đồng.

Theo một cơ sở kinh doanh yến, đa số các loại yến bán tràn lan trên thị trường đều có tẩm đường đậm đặc. Có nhiều nơi người bán tẩm đường đậm đặc vào rồi giảm giá bán, khách hàng cứ nghĩ là mua được giá trẻ nhưng thật ra lại là đắt hơn nếu tính toán đúng lượng yến bên trong. 

Điều đáng nói, yến tẩm đường đậm đặc cũng được cho là rất dễ thu hút các loại vi khuẩn tấn công và dễ bị ẩm mốc.

Cua buộc dây bện đất sét

Cua biển luôn được bán "khuyến mại" kèm dây buộc.

Những con cua biển được bán trên thị trường hầu hết đều sử dụng dây buộc khá to, thậm chí, có nơi còn xe cọng đất sét rồi bện dây đay bên ngoài để buộc cua; mỗi kg cua tăng 30-40% trọng lượng là bình thường. 

Theo tính toán của các bà nội trợ thì trung bình mỗi con cua mang trên mình dây buộc nặng tới 100-200gram. Với 1kg cua giá khoảng 150.000 đồng/kg, người mua phải bỏ tiền ra 30.000 - 45.000 đồng để mua 200-300 gram dây buộc. Tuy biết là chịu thiệt thòi nhưng người tiêu dùng muốn ăn thì vẫn phải chấp nhận mua bởi… hàng nào cũng vậy.

Đáng lưu ý, lợi ích ở đây không mang lại cho người nuôi cua và cho người tiêu dùng mà chỉ nghiên về phía người bán. Việc sử dụng “công nghệ” này thực hiện rất dễ dàng trong khi chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm soát khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt mà không biết phải kêu ai.

Trâu, bò, gà bơm nước căng phồng

Hàng loạt vụ bơm nước, bơm tạp chất vào trâu bò, lợn gà bị phanh phui.

Hàng loạt các vụ bơm nước bẩn, bơm tạp chất vào các loại thịt như trâu bò, lợn, gà… bị phanh phui khiến dư luận hết sức bất bình bởi không chỉ làm ảnh hưởng tới túi tiền của người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng tới cả sức khoẻ.

Bò trước khi xuất chuồng, được bơm nước cho tăng thêm cả chục ký, giúp người bán thu lời thêm 2,5 triệu đồng/con. Mỗi con trâu sau khi dùng “công nghệ” bơm nước cũng có thể tăng thêm 20% trọng lượng, cho thu lời 4-6 triệu đồng/con. Công nghệ này cũng được áp dụng tương tự cho lợn, gà nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người bán.

Cơ quan chức năng tại nhiều địa phương đã bắt và xử lý những hành vi kinh doanh trái quy định và đạo đức này. Tuy nhiên, xử lý xong cơ sở này thì cơ sở khác làm ăn phi pháp lại mọc lên và những người bán vẫn bị lợi nhuận che mở mắt mà không hề quan tâm tới phía người tiêu dùng.

Mua 1kg tôm có 300 gram rau câu 

Hà Nội liên tục phát hiện nhiều cơ sở chuyên kinh doanh tôm sú cho bơm thạch đông sương agar vào tôm (ảnh: Lao động)

Theo phản ánh của báo chí, thời gian qua, lực lượng chức năng ở Hà Nội liên tục phát hiện nhiều cơ sở chuyên kinh doanh tôm sú cho bơm thạch đông sương agar vào tôm. 

Tiêm bột agar hoà vào nước sẽ làm cho tôm tăng thêm trọng lượng, trung bình mỗi kg tôm sẽ tăng thêm 200-300gram. Cách này cũng biến những con tôm đông lạnh chết nhợt nhạt trở nên tươi ngon, thâm cứng, căng mọng.

Mặc dù bột agar không gây nguy hiểm tới sức khoẻ người tiêu dùng nhưng nếu các cơ sở kinh doanh tôm ngoài tiêm nước, tạp chất còn tiêm vào các loại chất hoá học, chất bảo quản… sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho người tiêu dùng.

Nguồn : dantri.com.vn

Sự thực khủng khiếp về công nghệ làm kẹo mềm ở Đài Loan

Kẹo mềm, kẹo chip chip rốt cuộc được sản xuất như thế nào…? Truyền thông Đài Loan đã đưa ra sự thật phía sau về công nghệ sản xuất kẹo mềm, kẹo chip chip khiến không ít người tiêu dùng phải rùng mình.

Trên thực tế có rất nhiều người đã từng ăn qua các loại kẹo mềm, kẹo chip chip, thế nhưng ít ai biết được thành phần tạo nên chúng và công nghệ chế biến ra sao. Gần đây, truyền thông Đài Loan đã đăng tải những hình ảnh kinh hoàng về quy trình sản xuất nguyên liệu tạo ra các loại kẹo mềm hay kẹo chip chip tại một số xưởng sản xuất bánh kẹo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những hình ảnh về quá trình sản xuất kẹo mềm, kẹo chip chip khiến nhiều người không khỏi rùng mình.

Các xưởng sản xuất kẹo mềm tại Đài Loan thường xuyên thu mua một lượng lớn xương và da động vật để tạo nên những sản phẩm kẹo ngon mềm đẹp mắt.

Thông thường các xưởng sản xuất kẹo mềm tại Đài Loan thường thu mua một lượng lớn xương và da động vật về để tạo ra nguyên liệu gelatin, một nguyên liệu không thể thiếu trong những thành phần tạo ra kẹo mềm, kẹo chip chip.

Nguyên liệu gelatin – một nguyên liệu không thể thiếu trong những thành phần tạo ra kẹo mềm, kẹo chip chip.

Cụ thể, gelatin là một chất tạo độ dai, độ dày cho kẹo bởi vậy nó là một thành phần rất quan trọng trong công thức tạo ra thạch, kẹo chip chip, kẹo mềm, kẹp bông, sữa chua, kem…

Thạch hay kẹo chip chip được nhiều người ưa chuộng có chứa thành phần gelatin.

Nguyên liệu tạo ra gelatin chính là xương và da động vật, mà trong đó, chủ yếu là các loại xương hay da của trâu, bò, lợn hay các dây chằng, dây gân…

Công thức tạo ra chất gelatin gồm 28% da trâu, 44% da lợn, 27% xương động vật, và 1 % chất khác.

Hình ảnh mất vệ sinh tại khu vực tạo ra chất galetin.

Việc tạo ra gelatin từ xương hoặc da trâu, da bò thường có giá thành vô cùng rẻ nên một số nhà sản xuất vì hám lợi đã sử dụng chúng trong công nghệ chế biến thực phẩm, đặc biệt trong quá trình sản xuất các loại kẹo mềm, kẹo chip chip mà đa số trẻ em đều thích thú.

Gelatin được đánh giá là sản phẩm an toàn cho sức khoẻ con người và nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng. Tuy nhiên, việc sản xuất chất gelatin thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm có thể dẫn tới việc lây nhiễm melamine (một chất có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc suy thận, sỏi thận và thậm chí là ung thư).

Phát hoảng với thịt gà giá chỉ 20.000 đồng/kg

Hiện một số chợ đầu mối của Hà Nội xuất hiện loại thịt gà làm sẵn với giá bán chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Người bán hàng giới thiệu đây là “gà đông lạnh nhập về từ… Mỹ”(?!). Tuy nhiên thực hư ra sao, có vào cuộc tìm hiểu mới biết.

Gà đông lạnh giá 20.000 -30.000 đồng/kg. ảnh: Dương Dung

Rẻ hơn cả gà… thải!

Gà được chào bán là “gà đông lạnh ngoại nhập” có mặt ở một số các sạp hàng chợ đầu mối Ngã Tư Sở, Dịch Vọng, Đền Lừ. Gà này không bán nguyên con mà chúng đã được làm thịt, xử lý thành từng loại như: Đùi, chân, cánh. Chúng được chào bán với giá không thể rẻ hơn, chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Theo quan sát của chúng tôi, loại thịt gà này thường mềm nhũn, chảy nước. Những miếng gà da vàng rực, thịt trắng tinh nhưng luôn trong tình trạng rịn nước… ra ngoài. Chúng được người bán lý giải “đồ đông lạnh mang ra ngoài chợ nó chảy nước là… đúng rồi”.

Chị bán hàng tên T ở chợ đầu mối Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) còn bật mí: “Muốn cho thịt gà thơm, hết chảy nước dễ ợt, chỉ cần ngâm vào nước muối hoặc gừng rửa sạch là thơm tho, hết nước ngay. Rim với sả hay nướng đều rất ngon”.

Điều đáng nói nữa là người bán thi nhau “thề thốt” thịt gà công nghiệp nhập “nguyên đai nguyên kiện” từ đầu mối phân phối chứ không nhập hàng Trung Quốc hay hàng trôi nổi gì (?). Cũng giống như ở chợ đầu mối Ngã Tư Sở, ở chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy) cũng bày bán rất nhiều thịt gà đông lạnh các loại với giá rất rẻ. Thịt gà đông lạnh được phân chia làm nhiều loại: cánh gà, đùi gà với giá chỉ 30.000 đồng/kg. Thậm chí có nơi chỉ bán với giá 20.000 đồng/kg.

Theo tìm hiểu của chúng tôi tại các chợ gà nổi tiếng ở Hà Nội như chợ Hà Vĩ (Thường Tín), chợ giống gia cầm Phú Xuyên hay các chợ đầu mối Bắc Thăng Long, Long Biên, Cầu Diễn thì giá gà thải cũng còn cao hơn giá loại thịt gà này! Cụ thể, đây là những chợ đầu mối chuyên cung cấp gia cầm cho Hà Nội và các tỉnh lân cận nhưng những con gà có mẫu mã đẹp, chưa thịt, bán với giá 80 – 90 nghìn đồng/kg, còn gà thịt sẵn cũng được bán với giá 40.000 – 50.000 đồng/kg. Một đầu mối chuyên xuất gà ở chợ Hà Vĩ bật mí: “Gà thảiđược nhập lậu qua các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng. Những “đầu nậu” ở vùng biên đã “làm luật” để đưa “hàng” về đến tận Hà Nội nên mới có gà giá rẻ như vậy” (40-50.000 đồng/kg – PV. Tuy nhiên, kể cả rẻ thế thì nó vẫn gấp rưỡi, gấp đôi giá “gà đông lạnh” và khi được tham khảo, các đầu nậu này khẳng định kể cả là gà thải loại có xuất xứ từ Trung Quốc thì cũng không có giá rẻ 20.000 đến 30.000 đồng/kg như loại gà đông lạnh này.

Dân lo an toàn thực phẩm

Anh Nguyễn Xuân Bảo, người nuôi gà lâu năm ở Thường Tín (Hà Nội) lý giải: “Theo lý thuyết, giá thịt ngoại rẻ hơn thịt nội là do các sản phẩm như đùi gà, cánh gà, chân gà hay tim, phín, lưỡi bò… là phụ phẩm ở nước ngoài, nhưng lại là những sản phẩm “đặc sản” đối với người dân Việt Nam. Thị trường tiêu thụ tốt, giá cả cạnh tranh, lại thêm việc Nga cấm nhập khẩu thịt từ Mỹ, EU khiến các nhà xuất khẩu ở Mỹ, EU đã tìm đến nước ta như một thị trường mới với sức tiêu thụ mạnh”. Nhưng cũng theo anh Bảo, vấn đề là loại gà được mang danh “gà đông lạnh” nhập khẩu này có đúng xuất xứ hay là thứ hàng trôi nổi nào khác? “Gần đây, giá gà đông lạnh vào thị trường làm cho gà trong nước giảm giá. Điều đó gây khó cho chúng tôi. Nhưng nếu là hàng trôi nổi không đảm bảo vệ sinh thì nó gây họa cho người tiêu dùng mới đáng ngại hơn”, anh Bảo nói.

Mặc dù loại thịt gà này xuất hiện ở các chợ đầu mối, nhưng theo quan sát của chúng tôi, chúng không được bán, hoặc bán với số lượng ít ở các chợ nhỏ lẻ.

Chị Phan Diệu Linh ở khu chung cư Linh Đàm, quận Hoàng Mai cho biết: “Sáng nào đi chợ, tôi cũng thấy các thùng đông lạnh chứa đầy gà đã chế biến. Khi đem bán, hầu như các loại gà này đều chưa được rã đông hết. Một số sạp đã rã đông nhưng khi sờ vào thịt vẫn còn rất lạnh. Vì giá rẻ quá nên tôi không dám mua. Gà công nghiệp giá suýt soát 100.000 đồng/kg, gà ta còn cao hơn, loại gà này giá chỉ chưa bằng 1/3 – 1/4 giá gà công nghiệp nên tôi không dám mua”.

Cũng chung quan điểm với chị Linh, chị Thùy Dương cũng ở Linh Đàm cho biết lý do không mua loại thịt gà này vì giá quá rẻ. “Mặc dù được bảo quản trong thùng trữ đông nhưng các thùng này lại không được vệ sinh sạch sẽ. Nhìn vào thùng gà đông cứng, bốc mùi hôi khiến nhiều người phải e ngại”, lý do nữa để chị Thùy Dương không chọn mua.

Gà rẻ vào quán cơm, nhà hàng? 
Khách hàng nhỏ lẻ thờ ơ, vậy loại gà giá rẻ này tiêu thụ đi đâu? Trong vai chủ quán cơm, chúng tôi đã liên hệ với đầu mối T ở chợ Ngã Tư Sở để tìm hiểu. Chị T cho biết: “Gà giá rẻ này chẳng đủ mà đến tay người tiêu dùng, chúng được các quán cơm, nhà hàng nhập về với số lượng lớn”. Quả thật, những thùng hàng chứa đầy cánh và chân gà có màu trắng bệch, nhợt nhạt chứ không hồng hào như chân gà tươi. Nhiều miếng thịt thậm chí còn bị chảy nước, nhiều chiếc chân gà đã rút xương do để lâu đã được những chuyến xe máy chở đi với những thùng xốp cỡ lớn. 
Thật đáng lo ngại khi các quán ăn, quán nhậu mua về thì những miếng gà đã chuyển mùi hôi thối này sẽ được “phù phép” thành các món ăn đặc sản như chân gà nướng, gà rang, đùi gà chiên. Khách chẳng thể biết đâu là gà “xịn” đâu là gà kém chất lượng.

Chân gà hôi thối giá 30.000 đồng/kg tràn lan trên thị trường

Mặc dù đã có thông tin về gà đông lạnh nhập khẩu bẩn khiến người tiêu dùng e ngại, song tình hình buôn bán mặt hàng này vẫn vô cùng sôi động. Những chiếc chân gà hôi thối, bốc mùi được bày bán dưới những vũng nước đen ngòm khiến nhiều người phải khiếp sợ.

Buôn bán sôi động tại chợ đầu mối

Gần 3h sáng, PV có mặt tại khu vực kinh doanh thịt gà chợ Bình Điền (quận 8, TP.HCM). Mặc dù dạo gần đây liên tục có nhiều thông tin về gà đông lạnh nhập khẩu bẩn khiến nhiều người tiêu dùng e ngại, thế nhưng tình hình kinh doanh mặt hàng này tại các chợ đầu mối vẫn rất sôi động, mặt hàng này được buôn bán rất chạy. Trong đó, chân gà nói chung và thịt gà đông lạnh nhập khẩu đang chiếm ưu thế so với sản phẩm tươi cùng loại trong nước.

Gà công nghiệp tại chợ đầu mối Bình Điền được chia thành nhiều loại và đều được đông lạnh (Ảnh: Phan Diệu)

Chân gà là một trong những mặt hàng được bán nhanh nhất. Sau 5 giờ sáng, hầu như các sạp hàng tại đây đều đã bán hết chân gà. Một số sạp còn hàng thì được số ít tiểu thương nhỏ mua lại và bày bán tại khu chợ chuyên bán lẻ.

Theo khảo sát của PV, có khoảng gần 20 gian hàng chuyên kinh doanh mặt hàng này. Thay vì bán nguyên con, gà công nghiệp tại chợ đầu mối này được chia nhỏ thành nhiều loại như chân, cánh, đùi, cổ, phao câu và thân gà. Mỗi loại đều được đóng gói với số lượng khác nhau. Riêng chân gà thì được đóng 3 kg thành 1 gói.


Chân gà được đóng thành nhiều túi, mỗi túi khoảng 3kg được bán với giá 100.000 đồng (Ảnh: Phan Diệu)

Các sạp kinh doanh tại đây đều có rất nhiều kho lạnh và thùng trữ đông để bảo quản gà. Khi đưa bán cho các mối quen, hầu như các loại gà này đều chưa được rã đông hết. Một số sạp đã rã đông nhưng khi sờ vào chân gà lên vẫn còn cảm giác rất lạnh.

Vào giờ chợ đông, các sạp hàng tại đây đều đưa ra rất nhiều thùng trữ lạnh, trong đó có chứa rất nhiều chân gà công nghiệp. Trên mỗi thùng hàng xuất hiện nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Ả Rập…

Những thùng chân gà còn đông lạnh này được các tiểu thương để ngay trên các nền đất (Ảnh: Phan Diệu)

Bên cạnh các sạp chuyên bán gà nhập khẩu, vẫn còn một số sạp của các doanh nghiệp chuyên bán gà được nuôi trong nước. Thế nhưng, so với lượng gà nhập thì các gian hàng này còn khá “khiêm tốn”.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, mỗi năm các doanh nghiệp nhập khẩu trên 200 tấn chân gà đông lạnh qua đường chính ngạch từ hàng chục quốc gia khác nhau như Mỹ, Brazil, Đức, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ…Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ cần nhìn vào lượng bán ra mỗi này thì con số này phải lớn hơn nhiều.

Rất mất vệ sinh

Tại chợ đầu mối, ngoài những túi đựng chân gà đã được cân, đóng gói và trữ đông từ trước thì số còn lại bị “ế” đều được các tiểu thương tại đây bán lẻ. Những chiếc chân gà được đựng trong rổ nhựa không được vệ sinh sạch sẽ.

Rổ đựng chân gà được để ngay trên dòng nước đen ngòm từ khu chợ cá tại chợ đầu mối Bình Điền thải ra (Ảnh: Phan Diệu)

Không chỉ vậy, những chiếc rổ này còn được tiểu thương đặt ngay trên mặt nước đen ngòm từ khu chợ cá thải ra. Chân gà hôi thối được hòa lẫn với dòng nước bẩn trông rất mất vệ sinh và độc hại. Thế nhưng, dù dơ bẩn nhưng chỉ vừa đưa ra một lúc thì lượng chân gà này đã được một số người mua lại hết.

Những chiếc chân gà bị rớt ra khỏi bịch và vương vãi trên mặt đất đen ngòm đều được những tiểu thương gom lại và đóng gói để bán tiếp.

Một tiểu thương đang nhặt những chiếc chân gà rơi ra và cho vào túi nilon rồi đem ra khu chợ bán lẻ để bán (Ảnh: Phan Diệu)

Từng lô chân gà hôi thối đã được đông thành đá nhưng vẫn bốc mùi tanh lợm được đóng gói kỹ càng. Số chân bẩn này được các tiểu thương cho biết sẽ phân phối nhỏ lẻ cho các điểm bán chân gà nướng.

Khi được hỏi về cách bảo quản chân gà, một tiểu thương tại đây cho biết chỉ cần cho vào một kho đông lạnh thì muốn để mấy tháng cũng được. Các chủ sạp đều cho biết không vấn đề gì nếu trữ lạnh dưới -18 độ.

“Chạy” hàng do giá rẻ

Không chỉ chợ đầu mối, tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi cho đến siêu thị, nơi đâu cũng xuất hiện tình trạng chân gà được bày bán tràn lan. Thế nhưng, nơi được bán và tiêu thụ nhiều nhất phải kể đến các quán nhậu, quán ăn hay các quán bán đồ nướng. Ít ai biết rằng để tiết kiệm chi phí, các hàng quán này đều sử dụng chân gà đông lạnh với giá vô cùng rẻ bèo.

Gà đông lạnh nhập khẩu có giá chưa bằng một nửa so với gà trong nước (Ảnh: Phan Diệu)

Theo anh T.V. Quang - chủ một quán nhậu trên đường Lê Thị Thập (quận 7, TP.HCM), hầu như tất cả chân gà mà các quán nhậu, quán đồ nướng thường dùng đều là hàng đông lạnh nhập khẩu. Các quán này thường lấy mối tại chợ Bình Điền với số lượng lớn. Anh Quang cho biết sở dĩ dùng chân gà đông lạnh do giá của mặt hàng này rẻ hơn nhiều so với chân gà tươi và hàng trong nước. Không chỉ vậy, do được đông lạnh nên các quán này không sợ tình trạng chân gà hư, thối không sử dụng được và dễ bảo quản được lâu.

“Cứ cho vào thùng đá đông lạnh là để bao lâu cũng được, không phải lo chân bị ôi thiu, bốc mùi. Chân gà tôi nhập về quán đều có xuất xứ rõ ràng, người bán tại Bình Điền đều nói đây là chân nhập khẩu từ Mỹ. Còn có hay không chân gà Trung Quốc tại chợ đầu mối thì tôi cũng bó tay, tôi mua lại chứ đâu phải bên kiểm dịch, bên hải quan đâu mà biết”, anh Quang chia sẻ.

Những chiếc chân gà thối này đã được “phù phép” thành món nướng, món chiên đặc sản (Ảnh: Phan Diệu)

Theo khảo sát của PV, chân gà tại chợ đầu mối Bình Điền hiện nay được bán với giá từ 30.000 đồng/kg loại chân nhỏ, còn 35.000 đồng/ 1kg là loại chân lớn. Khi đưa về chợ bán lẻ, chân gà được bán với giá 60.000 – 65.000 đồng/1 kg. Đây là chân gà công nghiệp, một số loại còn được rút sẵn xương chân.

Khi quan sát bằng mắt thường, dễ dàng nhận ra chân gà có màu trắng bệch, nhợt nhạt chứ không hồng hào như chân gà tươi. Nhiều chiếc chân đã rút xương do để lâu nên bị chảy nước và sặc mùi hôi. Và khi được các quán ăn, quán nhậu mua về thì những chiếc chân gà thối này đã được “phù phép” thành món nướng, món chiên đặc sản.

Rùng mình với công nghệ làm tiết vịt giả cực bẩn

Đúng là khuất mặt ăn tất mà, nhìn cái xưởng làm đống tiết giả đã thấy ghê rồi, ai mà dám ăn nữa ( Tiết vịt được làm giả từ tiết trâu, tiết bò cộng với một số chất phụ gia thực phẩm và được ngâm trong dung dịch hóa chất formaldehyde.

Được biết, đậu phụ tiết vịt là món ăn vô cùng phổ biến ở Trung Quốc, được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi những tính năng mát gan, bổ máu, giải độc..., chính vì vậy, từ lâu chúng sớm trở thành mảnh đất màu mỡ của những tay làm hàng giả. Cách đây vài tháng, những người hàng xóm đã thông báo với cơ quan chức năng về mùi hôi thối bốc ra từ ngôi nhà của họ Lý. Ngay sau đó, cảnh sát đã tới hiện trường và bắt tại trận 20 thùng "tiết vịt" được làm đông. Tất cả những sản phẩm này đã bị tịch thu và mang đi tiêu hủy.


Khám xét xưởng chế biến "tiết vịt" của chủ xưởng họ Lý, cảnh sát còn phát hiện hàng trăm miếng "tiết vịt" đựng trong các thùng nhựa nằm la liệt và ngâm trong dung dịch Formaldehyde.


Được biết, Formaldehyde là chất hóa học cực độc có thể gây ung thư.


Chủ xưởng khai nhận rằng, ông ta phải dùng chất này để ngâm tiết nhằm mục đích chống thối. Lý sẽ vớt chúng lên và cung cấp cho khách hàng theo yêu cầu.


Tại khu bếp rộng 40m vuông của căn nhà 2 tầng, cơ quan chức năng phát hiện chỗ nào cũng dính đầy máu. "Tiết vịt" được ngâm trong mọi vật dụng nằm la liệt dưới sàn. Một mùi hôi thối bốc lên rất khủng khiếp.


Chủ xưởng khai nhận rằng, hàng ngày ông ta mua tiết bò, dê từ các lò mổ gần đó, trộn chúng với nhau để thành tiết vịt. Sau đó, ông ta làm đông lại và cắt thành từng miếng tiết hình chữ nhật và ngâm trong dung dịch hóa chất nhằm giữ cho chúng lâu hỏng.


Trong khu vực chế biến tiết vịt, các dụng cụ như bếp than, chảo nhôm dính máu động vật. Hóa chất Formaldehyde được đựng trong các can màu trắng.

Phát hãi thịt gà chảy nước 25.000 đồng khắp chợ Hà Nội

Mua lẻ giá 30.000 đồng, mua từ 5kg trở lên giá giảm còn 25.000 đồng. Loại thịt gà có giá siêu rẻ này đang được bày bán la liệt tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) và được rất nhiều sinh viên, dân lao động mua về ăn.

Có mặt tại chợ đầu mối Dịch Vọng vào 9h. Lúc này, chợ không còn đông đúc, hàng hóa đã vơi dần. Song, tại khu vực gần cuối chợ, các sạp bán thịt gà vẫn còn đầy ắp, khách mua khá nhiều.

Đây là thịt gà công nghiệp, không cánh, không chân. Bằng mắt thường, ai cũng thấy thịt gà có màu khá nhợt nhạt. Nhiều miếng thịt gà còn chảy nước, ruồi bâu đầy.

Theo một chủ sạp thịt gà, gà nguyên con, tức gà còn đùi, cổ, không có cánh, chân giá 35.000 đồng/kg, đùi gà giá 40.000 đồng/kg, rẻ nhất là lườn gà giá chỉ 30.000 đồng/kg mua lẻ, khách mà khéo mặc cả giá chỉ còn 27.000 đồng/kg. Chưa kể, mua 5kg trở lên tiểu thương chỉ lấy 25.000 đồng/kg.

Thịt gà giá siêu rẻ 25.000 đồng được bày bán la liệt tại chợ

Thắc mắc tại sao giá gà lại rẻ vậy, chị Thương - một tiểu thương bán tại chợ, giải thích là do nhập được giá thấp. Cánh, chân cắt riêng xuất đi nhà hàng, phần còn lại bán lẻ ở chợ. “Em yên tâm đi, chị ngày nào chẳng bán ở chợ này cả tạ gà, khách vẫn mua ầm ầm, có ai kêu sao đâu”.

Tại chợ này có đến hàng chục người như chị Thương, chuyên bán thịt gà giá siêu rẻ từ sáng sớm đến 11h trưa.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra e ngại về chất lượng loại gà này nhưng vẫn liều mình mua về ăn.

Ngần (sinh viên năm 3 Đại học Thương mại Hà Nội) hỏi mua 1 kg thịt gà. Lúc chủ hàng cân lên đến 1,4kg, Ngần cũng đồng ý mua hết luôn mà không yêu cầu bỏ bớt.

“Em trọ gần đây nên ngày nào cũng đi chợ này. Năm ngoái, giá thịt gà loại này chỉ 35.000 đồng/kg, khéo mua thì chỉ 30.000 đồng. Tuy nhiên, năm nay giá rẻ hơn mấy nghìn. Có hôm, em đi chợ vào tầm gần 11h trưa, lúc đó giá chỉ còn có 25.000 đồng/kg”, Ngần chia sẻ.

Sinh viên, người lao động thấy giá rẻ liều mình mua về ăn mà không quan tâm đến chất lượng thịt ra sao

Do gà rẻ nên cách ngày Ngần lại mua về cho cả phòng ăn, có hôm mọi người ăn nguyên thịt gà cũng thấy no. Còn khi đắt, cả tháng Ngần mới dám mua 1-2 lần, mỗi lần cũng chỉ khoảng 3 lạng.

Tuy nhiên, Ngần cũng thừa nhận, nhiều hôm mua về thấy thịt gà hơi có vấn đề, ngửi có mùi, nhưng khi nấu chỉ cần rửa sạch, nêm nếm ít ra vị cộng chút sả, gừng vào nữa là thơm phức, hấp dẫn ngay.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Tâm (Nghĩa Hưng, Nam Định), chuyên cấp dưỡng cho đội thợ xây làm việc ở khu vực Cầu Giấy khoe rằng, dạo này mọi người được ăn thịt gà trừ bữa. Nhiều hôm sáng mỳ tôm gà, tối lại thịt gà xào sả ớt, gà rán,... “Thấy giá rẻ tôi cũng hơi nghi ngờ về chất lượng, không biết họ lấy gà từ đâu mà lại rẻ như vậy. Ở quê tôi, loại rẻ nhất là công nghiệp lông trắng vẫn còn sống giá đã 35.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mấy hôm rồi ăn thấy không ai bị sao nên tôi cứ mua, mọi người thấy rẻ cũng thích”, cô Tâm cho hay.

Mối nguy hại đằng sau việc tắm trắng, lột mặt siêu tốc

Với mức giá chỉ từ 200.000–1.000.000 một liệu trình làm trắng, "cam kết trắng ngay sau khi lột da và tắm trắng"...

Thị trường tắm trắng da, lột da siêu tốc đang rộ lên như một trao lưu, bí quyết làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ với mong muốn nhanh chóng được sở hữu làn da trắng mịn màng. Hiểu được nhu cầu này nhiều cá nhân, các trung tâm thẩm mỹ đã lợi dụng tắm trắng cấp tốc kết hợp với những lời mật ngọt như da siêu trắng, siêu mịn, siêu nhanh với những mức giá siêu rẻ chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn được quảng cáo rầm rộ trên mạng, cửa hàng, trung tâm thẩm mỹ… Vậy, việc sử dụng các dịch vụ này có được kết quả như mong muốn và thực chất loại kem tắm trắng, lột da này là gì?

Dạo quanh các khu phố trên địa bàn Hà Nội, không khó để bắt gặp những lời quảng cáo, những hình ảnh bắt mắt, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các cửa hàng, trung tâm làm đẹp với mức giá chỉ từ 200.000 – 1.000.000 một liệu trình làm trắng, cam kết trắng ngay sau khi lột da và tắm trắng

Tại một ngõ nhỏ đường Phan Bội Châu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang treo biển quảng cáo khuyến mãi với mức giá 80.000/lần hút chì thải độc da, 200.000 tắm trắng toàn thân. Chị Thu Trang, chủ cửa hàng là một cô gái còn khá trẻ ngoài 20 tuôi cho biết: “Em bán toàn kem cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo hàng chính hiệu, chất lượng tốt. Có nhiều loại làm trắng chỉ trong một vài lần tắm, giá thì rẻ bất ngờ, rẻ hơn làm ở spa tới hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Kem có mùi thơm dễ chịu, xóa sạch các tế bào chết, trắng nhanh, se khít lỗ chân lông, phá bỏ sẹo lồi, sẹo lõm, nuôi dưỡng và giữ ẩm làn da”. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn hàng thì chị Trang tỏ ra bối rối: “Em nhập hàng từ người quen giới thiệu, vì họ giao hàng tận nơi lại rất đúng hẹn. Nghe đâu hàng xách tay từ Hàn Quốc, Thái Lan gì đó”

Hình ảnh một trung tâm thẩm mỹ đang thực hiện chương trình khuyễn mãi

Chị Hoàng Thị Lĩnh (Cầu Giấy, Hà Nội) từng sử dụng kem làm trắng siêu tốc tâm sự: “Năm nay tôi đi biển tới hai ba lần nên bị đen nhẻm, cháy sạm nên rất muốn cải thiện làn da. Một lần vào mạng thấy quảng cáo về dịch vụ tắm trắng, lột da siêu tốc lại cam kết trắng nhanh nên tôi sử dụng thử. Phải công nhận là lúc mới tắm, lột xong thì làn da có sáng lên thật, nhưng chỉ khoảng một tuần thì lại trở về như cũ, da còn bị nhăn và bong tróc, sạm hơn”

Được biết thị trường tắm trắng làm đẹp hiện đang rất phát triển. Trung bình một trung tâm làm đẹp mỗi ngày tiếp từ 10 – 15 người đến sử dụng dịch vụ tắm trắng lột da siêu tốc. Tuy nhiên giá thành rẻ cũng như quy trình dịch vụ không đảm bảo khiến không ít người lo ngại về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại sản phầm “siêu tốc” này .

Theo tìm hiểu của PV, các loại kem trắng da cấp tốc này thường có giá rất rẻ. Tại Lũng Vài, chợ Pò Chài (Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc) - được biết đến như là thủ phủ của hàng lậu và là nguồn hàng nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng – với khoảng 120 nghìn đồng, bạn sẽ có ngay hẳn 1 kg kem tắm trắng, 150 nghìn đồng 1 lít dung dịch để pha chế tẩy lột da

Trao đổi với PV Báo điện tử Công lý về vấn đề này, Bác sỹ Nguyễn Thành, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương (15A Phương Mai, Đống Đa) cho biết: “Kem làm trắng da thường được làm từ các hỗn hợp hydroquinone, thủy ngân, corticoid, iode, acide salicylique… có tính oxy hóa cao nên tác dụng lột rất mạnh lớp sừng ở tầng thượng bì làm lộ ra lớp da non, thoạt nhìn thì có vẻ trắng hồng nhưng một thời gian ngắn sau da sẽ bị mất màu, dễ bị kích ứng, bị nhăn nheo dẫn đến già sớm do mất nước.Chất độc trong mỹ phẩm ngấm qua lỗ chân lông có thể làm phù thận cấp, nhiễm độc gan, nguy hại hơn là có thể làm tê liệt thần kinh. Đã có nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu do bị sốc, bỏng, mất nước… khi lột da tại nhà’’.

Bác sĩ còn cho biết, nhiều trường hợp phải nhập viện để giải quyết những hậu quả do tắm trắng gây ra. Những trường hợp này nhẹ thì bị dị ứng nổi mề đay, nặng hơn là suy hô hấp, phù tạng, rối loạn nhịp tim... Đáng chú ý, không chỉ có những người trình độ thấp, thiếu hiểu biết tự ý sử dụng các loại kem pha trộn trôi nổi trên thị trường để tắm trắng, mà nhiều người có địa vị, học vấn tìm đến những thẩm mỹ viện lớn sử dụng dịch vụ này và đều trở thành nạn nhân của tắm trắng.

Hình ảnh lột da chân sau khi đã được bôi kem tẩy siêu tốc

Do đó, Bác sĩ Thành khuyến cáo, phương pháp lột da có thể chấp nhận đối với những vùng da nhỏ bị đen sạm nhưng phải chọn những loại mỹ phẩm có thương hiệu uy tín được cấp phép y tế đảm bảo

Người sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ cần phải sáng suốt trong việc tìm cho mình các sản phẩm làm đẹp có chất lượng tốt, nguồn gốc và thành phần rõ ràng. Lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ, uy tín, chất lượng, có cấp phép đăng ký kinh doanh rõ ràng. Tránh tình trạng giao trứng cho ác, tiền mất tật mang.

"Mục sở thị" cơ sở làm bim bim "bẩn"

Gần 300 kg phụ gia dùng tại xưởng do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 3,6 tấn bim bim thành phẩm có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dây chuyền chế biến bim bim có dấu hiệu không đảm bảo VSATTP

Đội Quản lý Thị trường số 14 – Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hồ sơ để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại một cơ sở sản xuất bim bim trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Khoảng 3,6 tấn bim bim thành phẩm tại xưởng có dấu hiệu không đảm bảo VSATTP

Trước đó, ngày 24/6, Tổ công tác liên ngành của Đội 5, Phòng PC49 – Công an TP Hà Nội (Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường) phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 14 – Chi cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất bim bim của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Vinh Tài tại thôn Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Hàng trăm kg phụ gia tại xưởng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Tại đây, Tổ công tác phát hiện 270kg phụ gia dùng cho việc sản xuất bim bim do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 245 thùng bánh bim bim thành phẩm với tổng trọng lượng 3,6 tấn có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, trong xưởng có 3 lao động người Trung Quốc đang tham gia vào dây chuyền sản xuất bim bim nhưng không mang găng tay và bảo hộ lao động.

Tổ công tác đã lập biên bản đưa 3 mẫu bim bim đi giám định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bàn giao hồ sơ cùng toàn bộ lô hàng cho Đội Quản lý Thị trường số 14 tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo Nguyễn Quý (Giao thông vận tải)

Phở nước béo mỡ thối, thịt xiên nướng tẩm gia vị Tàu

Người tiêu dùng tuần qua không khỏi hoang mang khi liên tiếp có những thông tin về mất vệ sinh an toàn thực phẩm như nước béo bún phở được làm từ mỡ bò thối, xương mau nhừ nhờ bột siêu tốc, thịt xiên nướng dậy mùi, đẹp mắt nhờ gia vị Tàu...

Nước béo bún phở làm từ mỡ bò thối

Nước béo làm từ mỡ bò thối vừa được phát hiện ở một cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật ở TPHCM. Mỡ dưới da đã hôi thối dùng làm nước béo.

Nơi chế biến mỡ nhếch nhác, hôi thối.

Đây là điểm thuộc da trâu bò, ngoài sản phẩm chính là da trâu bò muối còn có sản phẩm phụ là mỡ và tóp mỡ cung cấp cho các quán ăn để làm phần “nước béo” trong nước lèo.

Cơ sở sản xuất nước béo làm từ mỡ bò thối này hoạt động trong điều kiện dơ bẩn, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nguyên liệu sử dụng không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Xương mau nhừ với bột siêu tốc

Trước đây, để nấu được một nồi nước lèo ngọt nước, xương mau nhừ thì người bán phải nấu trong nhiều giờ, mất rất nhiều thời gian và chi phí.

Nhưng hiện nay, trên thị trường, đã xuất hiện một chất làm mềm thịt, hay còn gọi là soda. Và để sử dụng chất này, thịt hay giò sẽ trở nên hấp dẫn mà không mất quá nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí. Loại bột ninh nhừ siêu tốc này đã được các quán ăn sử dụng phổ biến. Song, tác hại của nó thật khủng khiếp.

Thịt xiên nướng dậy mùi, đẹp mắt nhờ gia vị Tàu

Thị trường gia vị giá rẻ, gia vị không rõ nguồn gốc ngày càng hỗn tạp, từ gia vị thịt kho, gia vị bò kho, cà ri kho, đến gia vị nấu phở, lẩu hay gia vị bột nghệ, bột gừng, bột tỏi, gia vị tương đậu, tương ớt, sa tế... Tất nhiên, những gia vị này có hương vị rất giống với gia vị tự nhiên nhưng cực rẻ.

Một gói gia vị tẩm thịt nướng toàn chữ Trung Quốc

Theo Một thế giới, chỉ cần vài bịch gia vị thơm lừng, trộn cùng thịt xắt nhỏ, xiên que, chao qua lửa, các chủ quán thịt nướng đã phù phép thịt kém chất lượng trộn gia vị Tàu thành món ăn thơm, ngọt, mềm kích thích đầy đủ vị giác, khứu giác của thực khách.

Trứng gà đông như thạch rau câu

Gần đây, trên mạng Internet lan truyền clip trứng gà, vịt đông cứng nghi làm bằng nhựa. Người đăng tải clip trên là anh Trần Quang Tùng và chị Nguyễn Thị Hương (Hà Đông, Hà Nội).

Chị Hương cho biết, mẹ chồng mua hơn 30 quả trứng gà, vịt ở một cửa hàng thực phẩm sạch trên phố Tô Hiệu (Hà Đông), rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau hơn 10 ngày, vợ chồng chị lấy ra để chế biến thì thấy trứng đông như thạch rau câu. Vợ chồng chị Hương dùng bật lửa đốt thì thấy cả lòng đỏ và trắng của quả trứng đen lại, có mùi khét.

Hình ảnh trứng gà với lòng trắng đông như thạch, lòng đỏ keo dính. Ảnh cắt từ clip.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm, cho rằng, nhiều khả năng, trứng đông cứng do chưa được bảo quản đúng cách.

Ống hút, hộp sữa chua tái chế từ rác thải y tế nguyên máu

Theo quy định, nhựa tái chế sẽ không được dùng để sản xuất đồ nhựa phục vụ cho ngành ăn uống, thực phẩm, thế nhưng, hiện tượng mua bán trái phép rác thải y tế nguy hại và tái chế chúng thành những thứ đồ nhựa vẫn diễn ra hàng ngày.

Rác thải được xử lý và tái chế thành nguyên liệu nhựa rồi đem bán cho các cơ sở sản xuất đồ đựng thực phẩm – (Ảnh cắt từ clip)

Theo điều tra mới đây của Chuyển động 24h, mỗi ngày, hàng nghìn kg rác thải y tế thuộc loại nguy hại, cần tiêu hủy, thậm chí còn cả dịch máu vẫn được tiếp tục tái sinh, quay vòng trở thành những đồ đựng thực phẩm như cốc, ống hút, hộp sữa chua...

Nghi án thương lái Trung Quốc mua sầu riêng non để ngâm hóa chất

Một số địa phương miền Nam đang xảy ra hiện tượng thương lái ồ ạt mua sầu riêng non với mức giá cao gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái, để nhập cho các đầu mối Trung Quốc.

Sầu riêng non được nhúng thuốc chỉ sau 2 ngày là chín vàng, ngon

Không ai biết họ nhập những thứ đó để làm gì, kể cả những thương lái người Việt Nam. Song nhiều chuyên gia nhận định rằng, rất có thể những trái sầu riêng non đó sẽ được thương lái Trung Quốc dùng thuốc ép cho chín, rồi lại tuồn ngược về Việt Nam. Hoặc khi giá sầu riêng non được đẩy lên cao hơn nữa, thì chính thương lái Trung Quốc sẽ đẩy ngược lượng hàng đã mua đó trở lại, bán cho thương lái Việt rồi… biến mất.

“Công nghệ” làm giả thuốc giảm cân hàng hiệu ở Sài Gòn

Thực phẩm chức năng, đa phần là thuốc giảm cân được công ty Bảo Khang mua từ một người Trung Quốc thông qua mạng Internet. Chuyển về TP.HCM, giám đốc công ty giao cho nhiều người dán nhãn mác hàng hiệu của Mỹ rồi tuồn bán ra thị trường.

Hàng chục thùng tang vật bị cơ quan công an thu giữ

Liên quan đến vụ đột kích công ty kinh doanh thực phẩm chức năng giả nhãn hiệu như VietNamNet đã thông tin, mới đây phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) công an TP.HCM đã làm rõ về cách thức kinh doanh giả nhãn hiệu của công ty TNHH ĐT - TM - XNK Bảo Khang (trụ sở đường Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM).

Đến nay công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 2 đối tượng Nguyễn Duy Bảo (SN 1981, ngụ Q.Gò Vấp - giám đốc công ty) và Tống Kim Quý (SN 1991, ngụ Q.12 - kế toán công ty Bảo Khang) để điều tra, xử lý về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.

Theo cán bộ phòng PC46, đây là chuyên án đã được xác lập từ nhiều tháng nay, có sự phối hợp giữa phòng này và các cục nghiệp vụ của Bộ công an.

Theo đó, 9h sáng 24/6 trinh sát các đơn vị phối hợp đã phục kích, mời làm việc với Thiếu Đình Cường (SN 1997, ngụ Q.Gò Vấp, là nhân viên công ty Bảo Khang) khi đối tượng này mang 1 ba lô chứa nhiều hộp thực phẩm chức năng đi giao cho khách hàng, nhưng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Sau đó, các đơn vị phối hợp chia thành 4 mũi tiến hành kiểm tra 4 địa điểm gồm: trụ sở chính của công ty Bảo Khang; 2 căn nhà của Bảo cùng ở P.14, quận Gò Vấp và nhà riêng của Quý ở chưng cư Phú An thuộc khu dân cư Thới An, P.Thới An, Q.12. Tại những nơi này, công an thu giữ 77 thùng các-tông chứa thực phẩm chức năng, chủ yếu là thuốc giảm cân; cùng nhiều tem nhãn, bao bì, máy móc các loại...

Công an khám xét nhà Nguyễn Duy Bảo – giám đốc công ty Bảo Khang

Qua điều tra, giám đốc công ty Nguyễn Duy Bảo khai báo, khoảng tháng 3/2014 có lên mạng Internet tình cờ quen biết một người đàn ông Trung Quốc không rõ lai lịch. Bảo và người đàn ông Trung Quốc thỏa thuận việc làm ăn.

Theo đó Bảo chụp các mẫu vỏ hộp, viên thuốc dạng nén, thông tin sản phẩm...gửi thư cho người đàn ông Trung Quốc để người này chuẩn bị hàng theo yêu cầu. Khi Bảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng 50% giá trị lô hàng thì người đàn ông Trung Quốc sẽ chuyển hàng đến tận nhà cho Bảo rồi nhận 50% số tiền còn lại.

Bảo khai, mỗi hộp sản phẩm người đàn ông Trung Quốc bán cho Bảo với giá 4 - 7 USD/hộp. Tuy nhiên do Bảo yêu cầu, khi người này chuyển hàng đã để sản phẩm, vỏ hộp…riêng biệt với nhau.

Sau khi nhận hàng, Bảo lệnh cho nhiều công nhân được thuê mướn chuyển về các căn nhà của Bảo và kế toán Quý để đóng thành gói, hộp, dán nhãn hàng hiệu của Mỹ rồi tuồn bán ra thị trường với giá 400 ngàn đồng – 2 triệu đồng/hộp hoặc bịch.

Được biết thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Bảo Khang không chỉ ở TP.HCM mà ở nhiều tỉnh thành khác. Hiện phòng PC46, công an TP.HCM đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả số lượng cực lớn

Kiểm tra văn phòng, kho của Công ty TNHH Đầu tư phát triển y tế và hóa chất Vqtech do Trần Như Quỳnh làm giám đốc, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng nghi là giả.


Ngày 8/6, thượng tá Thành Kiên Trung, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) - Công an Hà Nội cho biết vừa khám phá một cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả với số lượng cực lớn rồi đem bỏ mối tại một số quầy thuốc thuộc Trung tâm phân phối dược phẩm và trang thiết bị y tế (số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội).

Trước đó, Đội Chống hàng giả - PC46 phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (PC49, Công an Hà Nội) phát hiện hai đối tượng đang vận chuyển 5 thùng carton chứa thực phẩm chức năng là sữa ong chúa nhãn hiệu Costar, Royal Jelly… nghi giả. Qua khai thác "nóng", 2 đối tượng được làm rõ là Lương Tuấn Long và Lê Đình Hạnh (đều 24 tuổi, ở xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam), đều là nhân viên Công ty TNHH Đầu tư phát triển y tế và hoá chất Vqtech (ở Khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội).
Tang vật của vụ việc



Qua kiểm đếm cho thấy, số hàng trên gồm 108 lọ sữa ong chúa Cosrat và 50 lọ thực phẩm chức năng nhau thai cừu Placentra, Vip reserve. Toàn bộ số thực phẩm chức năng này đều không có hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Hạnh Phúc (đơn vị độc quyền nhập khẩu và phân phối sữa ong chúa Costar và Royal Jelly) cho hay, toàn bộ lô hàng do Long và Hạnh vận chuyển là hàng giả, không phải do công ty nhập khẩu và phân phối.

Tiến hành kiểm tra văn phòng, kho của Công ty TNHH Đầu tư phát triển y tế và hoá chất Vqtech do Trần Như Quỳnh làm giám đốc, cảnh sát thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng nghi là giả.

Tiến hành khám xét 7 quầy thuốc ở Trung tâm phân phối dược phẩm và thiết bị y tế ở số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội), cảnh sát tiếp tục thu giữ một lượng lớn thực phẩm chức năng giả do Quỳnh tiêu thụ.

Tại cơ quan chức năng, Trần Như Quỳnh khai thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả từ tháng 10/2014 đến nay. Thủ đoạn của Quỳnh là thành lập công ty, đăng ký kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng, công bố chất lượng tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) sau đó thuê gia công sản phẩm thực chức năng, đặt in tem nhãn mang về cho nhân viên dán nhãn, đóng thành phẩm đưa đi tiêu thụ.

Thượng tá Thành Kiên Trung cho hay, cùng với việc mở rộng điều tra, truy nguồn nguyên liệu thực phẩm chức năng giả nêu trên, cơ quan điều tra cũng sẽ xem xét xử lý đối với 7 quầy thuốc có hành vi tiêu thụ hàng giả do Quỳnh bỏ mối.

Cô gái lở loét như da cóc vì dùng kem mua qua mạng

Cô gái lở loét đáng sợ sau một thời gian bôi kem trị mụn. Mặc dù cô gái lở loét do dùng loại kem mua qua mạng, bên bán không chịu trách nhiệm.

Cô gái lở loét với khuôn mặt sần sùi như da cóc là cái kết đáng sợ cho việc làm đẹp không rõ nguồn gốc. Một cô gái trẻ Thái Lan đã mua một bộ kem trị mụn qua mạng với giá 1.390 bạt (gần 900 nghìn đồng), do tin vào những lờiquảng cáo của nhãn hàng. Ban đầu, cô thấy tác dụng khá rõ rệt sau 1 tuần đầu sử dụng, mụn mờ dần. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, mụn lại lên hàng loạt với những hạt nhỏ màu đỏ ở cằm và 2 bên má.


Cô gái lở loét khuôn mặt với hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm

Cô gái vẫn tin rằng sau khi mụn nổi lên, sẽ lại lặn dần như thời gian sử dụng ban đầu vì vậy tiếp tục bôi kem. Tuy nhiên, 2-3 ngày sau, mụn mọc lên nhiều hơn hẳn trước khi sử dụng kem. Khuôn mặt cô gái lở loét với lớp mụn dầy đặc, nhiều nốt mụn bị viêm nhiễm, bưng mủ đáng sợ. Cô buộc phải ngừng sử dụng kem và đi trị liệu đặc biệt. Cô liên lạc lại phía nhà cung cấp nhưng người bán từ chối giải quyết và chỉ cho biết đã ngừng bán loại kem này.

Trường hợp của cô gái lở loét vì dùng kem trị mụn qua mạng có thể do chất lượng loại kem không đạt tiêu chuẩn, hoặc do bản thân da cô gái bị dị ứng, không phù hợp. Tuy nhiên, dù là lý do nào, đây vẫn là một bài học cho những ai hay mua hàng qua mạng, để có sự cảnh giác, nghiên cứu rõ nguồn gốc cũng như thận trọng trong việc sử dụng các loại mỹ phẩm làm đẹp phù hợp với mình.


Dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc và không nghiên cứu phù hợp với làn da của mình khiến cô gái "ăn phải trái đắng" khi làm đẹp