Hotline: 0973 549 00
Menu

Vì sao Trung Quốc công khai mục đích bồi đắp ở Biển Đông

Chuyên gia nhận định việc Trung Quốc công bố chi tiết kế hoạch sử dụng các đảo nhân tạo nước này đang mở rộng ở Biển Đông là nhằm đặt ra sự "hào nhoáng dân sự" cho chúng, song mục đích thực sự là chiếm giữ vùng biển này một cách bao quát nhất.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua công bố kế hoạch chi tiết, thông báo việc cải tạo đất, xây dựng công trình tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông sẽ phục vụ nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và cung cấp dịch vụ nghề cá. Các cơ sở hỗ trợ điều hướng, trú ẩn, tìm kiếm và cứu hộ cũng đang được xây dựng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả cơ sở và dịch vụ trên các đảo sẽ có lợi cho Trung Quốc, "những nước láng giềng cũng như chính các tàu trước nguy cơ gặp bão".

"Họ đang cố gắng đặt ra sự hào nhoáng dân sự nhưng tôi nghĩ mọi người sẽ sớm nhìn thông suốt và hiểu (sự cải tạo đất) thực tế là gì", Reuters dẫn lời Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói.

Theo ông Storey, các công trình một khi hoàn thành sẽ giúp Trung Quốc không chỉ tăng cường sức mạnh quân sự mà còn thúc đẩy thăm dò dầu khí và đánh bắt cá trong khu vực. Và dường như Trung Quốc cũng không che giấu mục đích này khi cho rằng các đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa còn "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự" của Trung Quốc.

Điều này sẽ là mối lo ngại đối với tất cả các nước giáp Biển Đông "bất kể họ có tuyên bố chủ quyền hay không", ông Storey nói, đồng thời gọi đây là sự thay đổi lớn nhất nguyên trạng khu vực trong nhiều thập niên.

Chương trình cải tạo đất bao gồm xây dựng hai đường băng tại bãi đá Chữ Thập và Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cùng với các cảng, đê chắn sóng, cơ sở lưu trữ. Động thái này cho phép Trung Quốc có thể chiếm giữ Biển Đông một cách bao quát nhất, giới chuyên gia nhận định.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng tốc độ cải tạo đất ở Trường Sa cho thấy Trung Quốc đang tìm cách củng cố tính pháp lý cho những tuyên bố của Bắc Kinh trong khu vực sau khi Philippines đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) ở Hague. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện này.

"Bằng cách thực hiện dự án cải tạo đất, Trung Quốc về cơ bản đang tìm cách phá hủy chứng cứ", chuyên gia Ian Storey nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Biển Đông có tiềm năng về năng lượng và là tuyến đường hàng hải quan trọng, với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.

Trong tuyên bố hôm qua Trung Quốc không chỉ rõ cơ quan nào bảo vệ những cơ sở nước này đang xây dựng nhưng giới chuyên gia cho rằng công việc trên sẽ do đội tuần duyên Trung Quốc, lực lượng đang dẫn đầu nỗ lực áp đặt tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Tàu tuần duyên Trung Quốc thường xuyên bị các hạm đội nước khác phát hiện hoạt động sâu trong Biển Đông. Bắc Kinh năm ngoái tập hợp và mở rộng đội tàu hành pháp dân sự thuộc lực lượng tuần duyên, được các nhà phân tích hải quân Mỹ nhận định là lớn nhất thế giới. Những tàu này không có vũ khí, nhằm giảm rủi ro đụng độ ngoài tầm kiểm soát, nhưng chúng hiện diện cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.


Những công trình xây dựng trên đảo nhân tạo tại bãi Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trên Biển Đông hồi tháng 7/2014. Ảnh: Ashahi.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings số tháng 4 của Viện Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc đang sử dụng "tàu hành pháp như một công cụ trong chính sách ngoại giao".

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cảnh báo việc cải tạo đất làm gia tăng lo ngại Trung Quốc có thể quân sự hóa các tiền đồn trên biển. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng quan ngại Trung Quốc dùng sức mạnh bắt nạt các nước nhỏ hơn ở Biển Đông.

Bonnie Glaser, nhà phân tích chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trụ sở Washington, cho rằng giới chức Mỹ cần tìm chiến thuật mới để gây áp lực với Trung Quốc, ngăn xảy ra xung đột quân sự toàn diện.

"Họ cần tìm những cách thức mới nhằm ngăn Trung Quốc sử dụng những thực thể được cải tạo để ép buộc và đe dọa các nước láng giềng", Glaser nói.

Trong khi đó, Việt Nam đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa. Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) đã được Trung Quốc ký kết với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.

Iran tuyên bố không đảm bảo thỏa thuận hạt nhân

Ngày 10-4, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei dội gáo nước lạnh dập tắt sự hào hứng đối với thỏa thuận hạt nhân Iran khi tuyên bố Tehran có thể sẽ không ký vào thỏa thuận sau cùng.


Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei - Ảnh: AFP

Theo AFP, ông Khamenei tuyên bố: “Những gì đã diễn ra thời gian qua không đảm bảo một thỏa thuận sau cùng, nội dung của nó, thậm chí không đảm bảo rằng đàm phán sẽ tiếp diễn”.Trước đó, các cường quốc rất trông đợi phản ứng của ông Khamenei về thỏa thuận hạt nhân.

Thêm một cú vấp nữa của nỗ lực đàm phán là việc Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định Iran sẽ không ký vào thỏa thuận cuối cùng với các cường quốc nếu “mọi biện pháp cấm vận kinh tế không được dỡ bỏ ngay trong cùng ngày”.

Phản ứng lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke tuyên bố phương Tây sẽ chỉ dỡ bỏ các biện pháp cấm vận theo từng giai đoạn, dựa trên việc đánh giá Iran có đáp ứng các cam kết trong thỏa thuận với các cường quốc hay không.

Bộ Ngoại giao Anh cũng nhấn mạnh phương Tây sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt cho đến khi các bên đạt thỏa thuận toàn diện cuối cùng và sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá các cam kết hạt nhân của Tehran.

Sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, hôm 2-4 Iran và sáu cường quốc đạt thỏa thuận sơ bộ về một hiệp ước nhằm thắt chặt kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran. Đổi lại phương Tây sẽ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Iran.

Các bên đồng ý công bố hiệp ước cuối cùng vào tháng 6. Theo thỏa thuận, Iran cắt giảm số lượng máy ly tâm hạt nhân. Các nước Israel và Saudi Arabia sau đó bày tỏ nghi ngờ về thỏa thuận này. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Mỹ cũng tỏ ý muốn cản trở thỏa thuận.

Điện toán đám mây mới ta cũ người

Thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud Computing) không quá xa lạ trong nền công nghệ hiện đại, nhưng để tận dụng được những thế mạnh của nó, cũng như triển khai thành công ngoài thực tế là cả một vấn đề.

Snowden còn nhiều tài liệu 'ác mộng' với chính quyền Mỹ

Cựu điệp viên CIA Edward Snowden hiện đang sở hữu những thông tin nguy hiểm mà nếu được công bố có khả năng tạo ra “cơn ác mộng tồi tệ nhất” với nước Mỹ, phóng viên của Guardian – tờ báo đầu tiên đăng tải những tiết lộ của Snowden – khẳng định.
Thông tin trên vừa được phóng viên Glenn Greenwald chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion của Argentina. Trước đó ông Greenwald là người đầu tiên viết bài và đăng tải trên tờ Guardian về chương trình theo dõi điện thoại và thư điện tử của tình báo Mỹ.

http://Tanchau123.Blogspot.Com
Snowden trong lần lộ diện mới nhất hôm 12/7
“Snowden có đủ thông tin để chỉ trong vòng một phút có thể khiến chính phủ Mỹ chịu nhiều thiệt hại hơn bất kỳ ai khác từng tạo ra trong lịch sử nước này”, ông Greenwald khẳng định.
“Nhưng đó không phải mục tiêu của cậu ấy. Cậu ấy chỉ muốn phơi bày phần mềm mà mọi người khắp thế giới đang sử dụng nhưng không hề biết họ đang để lộ chính bản thân, dù không hề chấp thuận từ bỏ quyền riêng tư. Cậu ấy có một lượng khổng lồ các tài liệu rất có hại cho chính phủ Mỹ nếu chúng bị công khai”, phóng viên này nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm rằng Washington nên cẩn trọng trong khi đối phó với Snowden bởi cựu điệp viên này có thể khiến họ chịu thêm tổn thất.
“Chính phủ Mỹ nên quỳ gối mỗi ngày và cầu nguyện rằng không có gì xảy ra với Snowden, bởi nếu có chuyện gì xảy ra, tất cả những thông tin đó sẽ bị công bố và đó sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất”, phóng viên này tuyên bố.
Ông cho biết “điều quan trọng nhất (với Snowden) đó là không bị chính quyền Mỹ bắt giữ”, và ông miêu tả cách hành xử của Washington với người tiết lộ những bí mật không hay ho của họ là “không hề khoan dung”.
Khi được hỏi về việc liệu ông có tin rằng một số người có thể tìm cách hãm hại hoặc ám sát người tố cáo tình báo Mỹ, Greenwald cho biết Snowden “đã gửi đi hàng nghìn tài liệu và đảm bảo rằng một số người ở khắp thế giới có được toàn bộ số thông tin”, trong đó khẳng định rằng sẽ là tốt cho tất cả mọi người khi tìm cách ám sát.
“Nếu có điều gì đó xảy ra, toàn bộ thông tin sẽ bị tiết lộ và đó sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất với nước Mỹ”, vị phóng viên nói.
Hiện công dân Mỹ 30 tuổi này đang bị giới chức Mỹ truy nã vì tội làm gián điệp sau khi tiết lộ các chương trình theo dõi của nước này.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Phóng viên Greenwald của tờ Guardian
Hôm thứ Sáu vừa qua, Snowden đã lần đầu lộ diện sau 3 tuần ẩn náu tại sân bay ở Mátxcơva, để nói chuyện với các nhà hoạt hoạt động nhân quyền và khẳng định sẽ tạm thời xin tị nạn tại Nga. Tuy nhiên đến ngày hôm qua, cơ quan di cư của Nga vẫn chưa nhận được đơn của Snowden.
Theo ông Greenwald, mặc dù một vài quốc gia có sức mạnh hoặc thiện chí để ngăn cản Mỹ, “Nga là một trong những nước đó”. Phóng viên này cũng ngụ ý rằng những đợt tiết lộ tiếp theo là có thể xảy ra và có liên quan đến các nước Nam Mỹ, bao gồm các tài liệu cho thấy cách thức nước Mỹ thu thập thông tin, các chương trình được sử dụng cũng như số lượng vụ xâm nhập họ thực hiện mỗi ngày.
Hồi cuối tháng trước, một tài liệu được tờ Guardian đăng tải từng cho thấy 38 đại sứ quán và các lãnh sự nước ngoài tại Mỹ đã bị nghe lén và được miêu tả là “các mục tiêu” của chương trình theo dõi.
Trong một diễn biến khác, hãng tin AFP cho biết, Tổng thống Bolivia Evo Morales hôm qua đã cáo buộc Mỹ đột nhập vào tài khoản thư điện tử của nhiều quan chức cấp cao nước này. Đồng thời bản thân ông cũng đã quyết định chấm dứt sử dụng hòm thư điện tử do lo ngại bị Mỹ theo dõi.
“Các điệp viên tình báo Mỹ đã truy cập vào thư điện tử của các quan chức cấp cao nhất tại Bolivia. Tôi được khuyến cáo rằng không nên sử dụng thư điện tử và tôi đã làm theo, đóng tài khoản”, ông Morales tuyên bố trong buổi họp thượng đỉnh Khối thị trường chung Nam Mỹ Mercosur.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng ngoại giao Argentina Hector Timerman cũng khẳng định hơn 100 quan chức nước mình đã bị theo dõi điện tử từ một quốc gia mà ông không công bố tên.

Mỹ trang bị vũ khí siêu chính xác cho 'Thần sấm' A-10

Bộ QP Mỹ đã cấp phép sử dụng hệ thống vũ khí tấn công chính xác cao tối tân APKWS cho các máy bay cánh cố định – IHS Jane dẫn lời Chỉ huy Hệ thống Không quân Hải quân Mỹ cho biết.
Trong một bản báo cáo đánh giá ứng dụng quân sự hôm 27/9 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, các lần thử nghiệm vừa qua của hệ thống vũ khí do hãng BAE Systems sản xuất đã được Văn phòng PMA-242 đánh giá là đã hoàn thành.
“Biến thể trang bị cho máy bay cánh cố định của APKWS II sử dụng một hệ thống kiểm soát dẫn đường khác biệt để bù đắp cho phạm vi chiến đấu xa hơn và độ cao cao hơn của loại vũ khí này. Cơ chế triển khai cũng đã được thiết kế lại để có thể vượt qua được lực khí động học trên môi trường hoạt động của các máy bay cánh cố định”, quản lý chương trình tên lửa hàng không của PMA-242, ông Alex Dutko giải thích.
Các lần thử nghiệm APKWS II gần đây được Không quân Mỹ thực hiện trên các máy bay cường kích “Thần sấm” A-10 Thunderbolt II và chiến đấu cơ phản lực F-16 Fighting Falcon, cùng với loại máy bay phản lực hải quân AV-8B Harrier như một phần trong những nỗ lực mở rộng khả năng hoạt động của hệ thống vũ khí mới này từ máy bay trực thăng sang nền tảng máy bay cánh cố định.
APKWS có đường kính 27,5 cm, nặng chỉ 15 kg. Xét về trọng lượng, chúng cùng với thùng phóng tương đương với một bom có điều khiển cỡ 500 bảng.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Cường kích cơ A-10 phóng đạn chính xác cao APKWS
Ban đầu, nó được thiết kế để sử dụng cho các trực thăng UH-1 Huey, OH-58 Kiowa Warrior và AH-64 Apache
APKWS và biến thể cải tiến của nó, có thể có được một loại đạn phản lực chính xác cao với chi phí thấp. Một tên lửa không điều khiển cộng với hệ thống APKWS có giá tổng cộng rẻ hơn một tên lửa không đối diện chuyên dụng. Để giải quyết một số nhiệm vụ, có thể chỉ cần một tên lửa APKWS rẻ tiền là được.
Với đường kính nhỏ và trọng lượng nhẹ của APKWS II, cường kích cơ A-10 Thunderbolt II có thể mang được 7 đơn vị đạn và tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu trong tương lai.

Phát hiện kho báu 1,5 tỉ USD của Hitler trong thế chiến thứ hai

Theo Mail Online, phát xít Đức đã cất giấu một kho báu khổng lồ và vẽ chúng lại thành bản đồ, được mã hóa dưới dạng một bản nhạc.
Theo một số nguồn tin, Đức Quốc xã đã chôn một kho báu khổng lồ bao gồm một số lượng lớn vàng, kim cương ở thị trấn Mittenwald, bang Bavaria nước Đức trong Chiến tranh thế giới II.
http://Tanchau123.Blogspot.Com

Theo thông tin của Mail Online, kho báu của phát xít Đức bao gồm ít nhất 100 thỏi vàng nén và bộ sưu tập kim cương của Adolf Hitler mang tên “Nước mắt chó sói”. Trong những ngày chuẩn bị kết thúc Chiến tranh thế giới II, thư ký riêng của trùm phát xít Hitler là Martin Bormann đã cất giấu tấm bản đồ dẫn đến kho báu trên trong phần chú thích được mã hóa trong bản nhạc “Ngẫu hứng tháng ba”. Tuy nhiên, Bormann đã bị giết chết trong cuộc tấn công của Hồng quân Liên Xô khi họ hành quân tiêu diệt phát xít Đức ở Berlin năm 1945.
Vào khoảng năm 1995, nhà báo Hà Lan Karl Hammer Kaatee đã dựa trên bản nhạc đó để truy tìm kho báu của Đức quốc xã nhưng không tìm thấy thỏi vàng nào.
Đến năm 2012, ông Kaatee quyết định công bố bản nhạc để nhiều chuyên gia, cá nhân muốn truy tìm kho báu cùng tham gia. Bản nhạc “Nước mắt chó sói” do nhạc sĩ Gottfried Federlein sáng tác. Ông qua đời năm 1952. Bản nhạc của ông cũng như những tác phẩm khác không có điểm gì đặc biệt. Tuy nhiên, nó thu hút sự chú ý của dư luận với những lời chú giải ly kỳ.
Theo Fox News, nhà làm phim tài liệu kiêm nhạc sĩ người Hà Lan Leon Giesen cho rằng ông đã giải mã được tấm bản đồ mã hóa dưới bản nhạc của Gottfried Federlein. Ông Giesen nhận định, những vị trí nằm gần một số nốt nhạc được cho là ẩn chứa nhiều từ ngữ, số liệu và lời bài hát chỉ dẫn đến vị trí chính xác của kho báu.
Trước đó, ông Giesen cũng nghiên cứu và phát hiện một chữ cái “M” khác thường trong bản nhạc trong suốt thời gian dài. Đối với ông, ký tự đó dường như khá quen thuộc. Nó làm ông nhớ lại chữ cái tương tự đã nhìn thấy trước đây khi xem bức ảnh về một nhà ga xe lửa ở Berlin. Khi đó, ông suy đoán chữ cái “M” là viết tắt của Mittenwald. Đây là nơi Đức Quốc xã xây dựng những doanh trại.
Theo nhận định của Giesen, bản nhạc “Nước mắt chó sói”còn ẩn chứa sơ đồ đường ray xe lửa chạy qua Mittenwald trong những năm 1940. Trong đó, cụm từ “Enden der tanz” tạm dịch là “Kết thúc điệu nhảy” xuất hiện ở cuối bản nhạc ám chỉ vị trí của kho báu nằm ở cuối tuyến đường xe lửa. Còn cụm từ “Wo Mattias Die Salten Streichelt” có nghĩa là “Nơi Matthew gảy đàn” dùng để nhắc đến thợ làm đàn violin nổi tiếng Mathias Klotz ở Mittenwald.
Theo nhận định của ABC News, chính quyền Hitler đã lên kế hoạch dùng kho báu quý giá trên để bí mật thành lập đội biệt kích “người sói”. Chỉ huy trưởng lực lượng SS của Đức quốc xã Heinrich Himmler đã phác thảo dự định xây dựng một pháo đài tại khu vực đồi núi ở Bavaria. Các sĩ quan Đức được cho là đã di chuyển kho báu tới khu vực đó cất giấu.
Hiện những người tham gia truy tìm kho báu của Đức quốc xã có thể được hưởng tới 1/2 giá trị của cải nếu nó vô chủ. Họ sẽ nhận được từ 3 – 5% giá trị kho báu trong trường hợp cá nhân hay tổ chức nào chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với nó.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Bản nhạc “Ngẫu hứng tháng ba” được cho là tấm bản đồ dẫn đến kho báu khổng lồ của Đức quốc xã.
Ông Giesen đánh giá những bức ảnh lịch sử được chụp từ trên không của lực lượng Đồng minh và quyết tìm cho được đường ray xe lửa tại khu vực từng có trại lính của Đức Quốc xã ở Mittenwald. Trước những lập luận sắc bén của mình, ông được chính quyền địa phương ủng hộ và phê chuẩn cho phép khoan 3 hố sâu trên đường tại thị trấn này để tìm ra dấu vết của kho báu.
Đến cuối tháng 9/2013, ông Giesen đã mở nhiều cuộc khai quật quy mô lớn ở Mittenwald vì tin rằng kho báu của Đức quốc xã được cất giấu ở đó. Tuy nhiên, cho đến nay kho báu bí ẩn đó vẫn chưa được tìm thấy. Ông đã bán được hơn 700 bản sao “bản đồ kho báu” trên với giá 65 USD/chiếc và dùng số tiền đó để chi trả chi phí khai quật giai đoạn đầu.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khai quật, ông Giesen và đội của mình đã tìm thấy những mảnh kim loại khác thường. Nhà khảo cổ địa phương Jurgen Proske cho biết: “Đó có thể là chiếc rương dùng để đựng kho báu hoặc chỉ là một cái nắp cống bình thường”.
Mặc dù hành trình truy tìm kho báu vẫn chưa ngã ngũ nhưng ông Giesen không bỏ cuộc. Ông tiếp tục gây thêm quỹ và lên kế hoạch khai quật một số nơi khác.
Trước đó, vào hồi tháng 2/2013, một cuộc truy tìm kho báu của Đức quốc xã tương đối lớn đã diễn ra. Khi đó, nhà nghiên cứu người Israel Yaron Svoray tin rằng, kho vàng của Đức Quốc xã trị giá khoảng 1,5 tỉ USD. Ông cũng mở cuộc truy tìm kho báu và cho rằng nó được chôn giấu dưới đáy hồ Stolpsee. Khu vực hồ rộng khoảng 395 ha, nằm gần Thủ đô Berlin. Theo một số lời đồn thổi, lực lượng SS đã cất giấu 18 thùng vàng và bạch kim ở dưới hồ này trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới II.
Nhân chứng Eckhard Litz cho hay: “Tôi nhớ rất rõ cái đêm có những chiếc xe tải chiếu đèn pha sáng chói, chạy đến và đậu bên bờ hồ. Khi đó, tôi nhìn thấy khoảng 30 tù nhân của trại tập trung bốc dỡ nhiều thùng rất nặng ra khỏi những chiếc xe tải. Sau đó, người ta chất chúng lên 2 chiếc thuyền và chở làm 6 chuyến ra giữa hồ rồi ném xuống nước.
hi chiếc thùng cuối cùng bị ném xuống dưới nước, những tù nhân trên được chở vào bờ rồi xếp thành hàng để các binh sĩ SS nổ súng thủ tiêu nhằm không thể tiết lộ bí mật việc vừa làm”.
Trước đó, năm 2011, một nhóm doanh nhân người Anh cũng cố gắng tìm kho báu của Đức quốc xã khi tiến hành khai quật, thám hiểm đáy hồ Stolpsee. Tuy nhiên, họ cũng không đạt được kết quả khả quan nào.
Đầu năm 1945, khi thành trì Đức quốc xã lung lay, sắp bị công phá, Hitler đã ra lệnh cho tướng sĩ cất giấu vàng, tiền giấy, tiền xu và ngoại tệ của Ngân hàng Quốc gia Đức trong mỏ muối Merkers ở bang Thuringia. Đến tháng 4/1945, khi quân đội Mỹ tiến vào mỏ muối trên, họ phát hiện kho báu khổng lồ của Đức Quốc xã cất giấu tại đó. Họ tìm thấy 8.198 thỏi vàng nén, hơn 1.300 bao tải đựng các đồng tiền vàng của Đức, Anh và Pháp, 771 bao tải chứa các đồng tiền vàng của Mỹ, hàng trăm bao tải tiền xu vàng và bạc cùng với hàng trăm bao tải khác chứa ngoại tệ…
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật giá trị mà Đức Quốc xã cướp đã “cuỗm” khi xâm chiếm các nước. Nhiều tác phẩm giá trị của các Viện bảo tàng ở Berlin cũng được cất giấu tại mỏ muối Merkers.

Edward Snowden: Tình báo Mỹ do thám cả người dân Pháp

Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật thu thập dữ liệu của hàng triệu cuộc điện thoại ở Pháp, tờ Le Monde (Pháp) đưa tin ngày 21.10.
NSA đã bí mật nghe lén các cuộc gọi, lưu lại các tin nhắn điện thoại của 70,3 triệu người dân ở Pháp trong thời gian từ 10.12.2012 đến 8.1.2013. Tờ Le Monde (Pháp) dẫn thông tin này từ các tài liệu mật của chính phủ Mỹ, được Edward Snowden, cựu nhân viên CIA, từng làm việc cho NSA, tiết lộ.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Edward Snowden

Đây là một chương trình do thám bí mật của NSA có tên gọi là US-985D. Chính phủ Mỹ từ chối bình luận về thông tin của tờ Le Monde. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp đã lên tiếng đề nghị Mỹ phải giải thích về US-985D.
Mới đây, tuần san Der Spiegel (Đức) ngày 20.10 cũng dẫn các tài liệu mật được Snowden tiết lộ, cho biết NSA từng bí mật theo dõi email của cựu Tổng thống Mexico, ông Felipe Calderon. Chính phủ Mexico đang phản ứng gay gắt và yêu cầu Mỹ “giải thích về chương trình do thám này càng sớm càng tốt”.
Snowden (30 tuổi) hiện đang tị nạn tại Nga. Anh ta bị Mỹ truy nã về tội phản quốc. Những tài liệu mật về các chương trình do thám toàn cầu của NSA làm chấn động dư luận mới đây được chính Snowden tiết lộ.

Kinh hoàng loại ma tuý ăn thịt người ở Mỹ

Đây là loại ma túy giết người từ bên trong, làm hoại tử nhanh chóng các bộ phận cơ thể gây ra tỉ lệ tử vong cực kỳ cao.
Gần đây, cơ quan phòng chống ma túy của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về một loại ma túy ăn thịt người, biến con người thành những “xác sống” vô hồn đang tìm cách xâm nhập vào nước Mỹ.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Một bệnh nhân bị hoại tử chân vì ma túy "cá sấu"
Loại ma túy tiêm cực mạnh này có tên gọi là desomorphine hay krokodil (cá sấu) vì những người sử dụng loại ma túy này thường có biểu hiện da chuyển sang màu xanh đen như da cá sấu.
Bác sĩ Abhin Singla tại bệnh viện St. Joseph ở Chicago cho biết ông vừa chữa trị cho một phụ nữ nghiện krokodil khiến cô này bị mất gần như toàn bộ chân.
Bác sĩ Singla nói: “Nó là một loại ma túy ăn thịt người, nó giết bạn từ bên trong ra ngoài và nếu lạm dụng nó, bạn chắc chắn sẽ chết.”
Theo một nghiên cứu được bác sĩ Robert Geller tại Trung tâm Chống độc Georgia thực hiện năm 2013, ma túy “cá sấu” này không tan trong máu và tạo thành những cục vón tới các bộ phận của cơ thể, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho các mạch máu và làm viêm nhiễm các mô mềm, dẫn đến hiện tượng hoại tử một cách nhanh chóng.
Một báo cáo trong tháng 10 của Cục Phòng chống Ma túy Mỹ cho biết cơ sở dữ liệu của họ đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng về các vụ lạm dụng “cá sấu”, tuy nhiên họ chưa thể xác nhận được mức độ phổ biến của loại ma túy nguy hiểm này ở Mỹ như thế nào.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Một nạn nhân của ma túy "ăn thịt người"
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tạp chí Chính sách Ma túy Quốc tế ước tính có khoảng 100.000 người ở Nga và 20.000 người ở Ukraine đã sử dụng loại ma túy ăn thịt người này vào năm 2011. Các chuyên gia cho rằng loại ma túy này trở nên phổ biến ở Nga và Ukraine khi heroin ngày càng trở nên hiếm hoi.
Giống như ma túy đá, “cá sấu” rẻ hơn và dễ chế tạo hơn heroin rất nhiều. Dân buôn bán ma túy chế “cá sấu” từ thuốc giảm đau cùng các loại hóa chất dễ kiếm khác. Tuy nhiên chính điều này cũng khiến tỉ lệ tử vong trong số những người sử dụng loại ma túy này là cực kỳ cao.
Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng người nghiện ma túy này ở Nga thường là các thanh niên có thời gian nghiện ma túy ngắn, và thường chỉ được can thiệp y tế ở giai đoạn cuối. Kết quả là những người nghiện “cá sấu” thường bị đoạn chi, rụng răng, hoại tử tai, mũi, môi, nhiễm trùng xương, loét trán cùng các vấn đề về gan và thận.
Một khi đã sử dụng loại ma túy này, người nghiện sẽ chỉ còn biết làm thế nào để kiếm được “cá sấu” để tiếp tục phê mà không hề để ý đến bất cứ vấn đề gì khác, biến họ thành những “xác sống” đích thực.
Cảm giác “phê” do loại ma túy này mang lại có thể kéo dài vài ngày. Trong giai đoạn phê ma túy này, người nghiện có biểu hiện hành vi nóng nảy bất thường, bị mất ngủ và mệt mỏi triền miên, mất trí nhớ và gặp các vấn đề về phát âm.
Gần đây, bệnh viện Joliet ở Chicago, Mỹ đã tiếp nhận 5 bệnh nhân có biểu hiện sử dụng “cá sấu”. Tuy nhiên cả 5 người này đều nghĩ rằng họ đang sử dụng heroin.
Bác sĩ Singla cảnh báo: “Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nếu loại ma túy này tồn tại trên thị trường đủ lâu, sẽ có những người nghiện tìm mọi cách để sử dụng loại thuốc ăn thịt người này bất chấp mọi hậu quả, bởi giá của nó chỉ bằng 1/3 so với heroin.”

Lãnh đạo hạ viện Mỹ ủng hộ tấn công Syria

Những người đứng đầu của đảng Dân chủ và Cộng hòa tại hạ viện Mỹ đều ủng hộ mạnh mẽ lời kêu gọi không kích lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Bashar al-Assad của Tổng thống Barack Obama.
Trong một cuộc họp báo, chủ tịch hạ viện John Boehner, khẳng định rằng chỉ Mỹ đủ khả năng đối phó với cái Washington gọi là "hành động thảm sát bằng vũ khí hóa học của quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Bashar al-Assad".
“Việc sử dụng vũ khí hóa học là hành động dã man. Tôi thấy rõ Liên Hiệp Quốc chẳng thể hành động. NATO dường như cũng không thể can thiệp”, ông nói.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, Nancy Pelosi, cũng nhận định Washington phải thể hiện trách nhiệm với những hành động “trái ngược với văn minh của nhân loại”.
“Nhân loại đã vạch ra những giới hạn từ nhiều thập kỷ trước đây và tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta làm ngơ việc vi phạm những giới hạn đó, chúng ta sẽ dung túng cho hàng loạt hiểm họa, đe dọa rất nhiều người”, bà bình luận.
Phó chủ tịch Hạ viện Mỹ Eric Cantor cũng bày tỏ quan điểm trong một tuyên bố bằng văn bản: “Ngăn chặn và đối phó với hành động sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt có liên quan mật thiết tới mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ”.
Hàng loạt tuyên bố ủng hộ của các nhà lãnh đạo Hạ viện Mỹ xuất hiện sau cuộc họp với Tổng thống Obama sáng ngày hôm qua. Trong khuôn khổ cuộc gặp, người đứng đầu Nhà Trắng Mỹ hứa hẹn rằngcuộc không kích của Mỹ sẽ đạt được những thành quả quan trọng, nhưng vẫn đảm bảo Washington không sa lầy vào một cuộc chiến toàn diện.
Phát biểu trước khi cuộc họp diễn ra, Obama khẳng định: “Không giống ở Iraq hay Afghanistan, cuộc không kích sẽ có giới hạn, đủ để gửi thông điệp mạnh mẽ về những hậu quả tới chính phủ Assad và những quốc gia vốn đang mải mê thách thức các chuẩn mực quốc tế”.
Obama cho biết, Mỹ, NATO và nhiều quốc gia khác đổ lỗi cho quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Bashar al-Assad tiến hành vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus, cướp mạng sống của hơn 1.000 người, bao gồm hơn 400 trẻ em.
Tổng thống Obama cũng tin rằng, việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học có thể đe dọa trực tiếp các quốc gia đồng minh của Mỹ trong khu vực như Israel, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ dừng lại ở những cái chết bi thảm, vũ khí hóa học còn khiến tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng các quốc gia xung quanh.
Ông chủ Nhà Trắng còn cảnh báo rằng, việc không trừng phạt Syria sẽ khiến các quy chuẩn quốc tế xung quanh nhiều vấn đề, ví dụ như hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, không còn mang nhiều ý nghĩa. Kế hoạch không kích của Mỹ “mở ra cơ hội hạn chế khả năng sử dụng vũ khí hóa học của chính phủ Assad”.
Hồng Duy
Theo Tri Thức

Khám phá sức mạnh tên lửa của Israel

Israel tối qua thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow (gọi theo tiếng Do Thái là Ankor) làm nhiều nước lầm tưởng Mỹ phát động cuộc chiến tấn công Syria.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Israel, vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn này nằm trong kế hoạch kiểm tra tính năng của hệ thống với tên lửa mục tiêu mới.
Kịch bản của thử nghiệm là một chiếc tiêm kích F-15 sẽ phóng đi một tên lửa Sparrow (không phải là tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow của Mỹ). Tên lửa này được thiết kế để mô phỏng quỹ đạo bay của các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn họ Scud.
Sparrow được gắn trên cánh tiêm kích F-15 làm tên lửa mục tiêu cho hệ thống đánh chặn. Tên lửa Sparrow mới được thiết kế với tốc độ nhanh hơn so với tên lửa Scud nhằm kiểm tra khả năng đánh chặn của hệ thống với những tên lửa có tốc độ nhanh hơn.
Trong kịch bản thử nghiệm này, hệ thống radar cảnh báo sớm Super Green Pine đã phát hiện và theo dõi thành công một vụ phóng tên lửa đạn đạo. Radar cung cấp tham số về mục tiêu cho hệ thống điều khiển Tree Citron kích hoạt tên lửa đánh chặn mục tiêu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Trong đó Arrow-1 có tầm bắn 50 km, Arrow-2 có tầm bắn 100 km và Arrow-3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa ICBM bên ngoài bầu khí quyển.
Trái tim của hệ thống Arrow là radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine. Đây là một radar quét mạng pha điện tử chủ động, AESA. Nó này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 500 km, biến thể nâng cấp Super Green Pine có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 900 km.
Trung tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow là hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron. Hệ thống này có khả năng kiểm soát việc đánh chặn tới 14 mục tiêu cùng lúc.
Quốc Việt
Theo Tri Thức

10 tòa nhà xấu xí nhất thế giới

Trang web du lịch Trippy đưa ra danh sách 10 công trình có thiết kế xấu nhất thế giới.

10. Royal National Theatre (London, Anh)

Đây là một trong những rạp chiếu phim nổi tiếng tại Anh, được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Sir Denys Lasdun, Peter Softley và các kỹ sư thuộc Flint & Neill. Rạp chiếu phim này có 3 khán đài nhưng thiết kế khá lộn xộn và cũ kỹ.

9. Pixel Building (Melbourne, Australia)

Pixel được mệnh danh là tòa nhà văn phòng “xanh”nhất tại Australia với hệ thống cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên thiết kế màu mè, rối mắt khiến cho tòa nhà lọt vào danh sách này.

8. Trump Tower (New York, Mỹ)

Trump Tower là cao ốc hỗn hợp với 58 tầng, được thiết kế và xây dựng bởi Donald Trump. Khi khai trương vào những năm 80, đây là một trong những điểm đến náo nhiệt. Tuy nhiên, hiện nay vẻ ngoài u tối khiến cho tòa nhà chỉ còn được du khách ghé thăm.

7. Epi Apartments (Seattle, Mỹ)

Những người phụ trách dự án này cho rằng những khối hình nghiêng ngả của tòa nhà được tạo ra với mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên, có vẻ như nó không đạt được mục đích đó.

6. Chang Building (Bangkok, Thái Lan)

Tòa nhà này cũng được gọi là Elephant Tower vì nó tượng trưng hình con voi. Tuy nhiên, nó không được đánh giá cao về mặt thiết kế và cảnh quan xung quanh.

5. Thư viện Geisel, Đại học California (San Diego, Mỹ)

Tòa nhà theo lối kiến trúc thô mộc này không được đánh giá cao.

4. Đại học Aoyama (Shibuya, Tokyo, Nhật Bản)

Được thiết kế bởi Watanabe Sei, tòa nhà này là một ví dụ về lối kiến trúc hậu hiện đại của Nhật Bản. Những hình khối nhiều màu sắc khiến tòa nhà trông giống như một con bọ bằng sắt.

3. Trung tâm thiết kế Sharp (Toronto, Canada)

Tòa nhà này trực thuộc Đại học thiết kế nghệ thuật Ontario College, trường thiết kế lâu đời nhất tại Canada. Mặc dù một số người cho rằng thiết kế này mang tính đột phá, nhưng đa số lại không thể chấp nhận được kiến trúc của nó.

2. Bảo tàng Rock & Roll Hall (Cleveland, Mỹ)

Đây là bảo tàng lưu trữ những hiện vật về các nghệ sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất tại Mỹ.Theo Reuters, kiến trúc sư của tòa nhà I. M. Pei không hài lòng với kiến túc thiếu hài hòa của tòa nhà.

1. J. Edgar Hoover (trụ sở FBI, Washington, Mỹ)

Nhiều người tỏ ra không thích tòa nhà này về khía cạnh thẩm mỹ và quy hoạch. J. Edgar Hoover Building đang bị xuống cấp nghiêm trọng và sắp quá thời hạn sử dụng cho phép.
Hoài Thu
Rediff/Tri Thức

Khám phá tàu đổ bộ siêu hạng Mỹ triển khai gần Syria

Tình hình Syria đang ngày càng nóng lên khi Mỹ liên tục triển khai những vũ khí siêu hạng của mình, trong đó có tàu đổ bộ USS San Antonio.
Trước khi tàu đổ bộ USS San Antonio xuất hiện tại Địa Trung Hải, Hải quân Mỹ đã có sự hiện diện của 5 chiến hạm hàng đầu và một hàng không mẫu hạm USS Harry S Truman sẵn sàng đợi lệnh tấn công vào Damascus.
Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, tàu USS San Antonio chở một số trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ, “đóng tại Đông Địa Trung Hải“, tuy nhiên nguồn tin không cho biết tàu này sẽ “nhận một nhiệm vụ cụ thể nào“.
Khác với các tàu khu trục được triển khai tại Địa Trung Hải từ trước, tàu San Antonio không mang tên lửa hành trình Tomahawk nhưng có khả năng chở tới bốn trực thăng và đưa lính thủy đánh bộ vào bờ bằng trực thăng hoặc tàu đổ bộ.
Việc triển khai này diễn ra giữa lúc Tổng thống Mỹ Obama đang nỗ lực thuyết phục quốc hội đồng ý cho một kế hoạch tấn công quân sự vào Syria.
Tàu đổ bộ San Antonio của Hải quân Mỹ, được thiết kế có khả năng sống sót cao nhất từ trước đến nay. Tàu kết hợp các công nghệ đóng tàu đổ bộ và công nghệ tác chiến của thế kỷ 21 để hỗ trợ hoạt động của các máy bay và xuồng đổ bộ hiện tại và tương lai của lực lượng Hải quân Đánh bộ.
Boong tàu có khả năng mang được 4 máy bay trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight, hoặc hai chiếc máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey với khả năng cất hạ cánh cùng lúc.
Về vũ khí, tàu được trang bị 2 pháo hạm cận chiến Mk44 Bushmaster II 30mm và 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không RIM-116 Rolling.
Tàu đổ bộ San Antonio đã được chế tạo từ đống sắt thép trong vụ khủng bố ở New York năm 2001. (Trong ảnh: Khoang chở lính của tàu San Antonio).
Hiện có 8 tàu đổ bộ lớp San Antonio đang hoạt động trong Hải quân Mỹ.
Tàu có khả năng chở được 800 lính đổ bộ (cả thủy thủ có thể lên đến gần 1.200 người), 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC hoặc một tàu đổ bộ đa năng LCU, có khả năng mang theo các xe tăng M1A2, 14 xe bọc thép viễn chinh. (Trong ảnh: Tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị lên tàu USS New Orleans)
Theo Báo Đất Việt