Hotline: 0973 549 00
Menu

Đau đớn người mẹ trẻ mang thai 14 tuần mới biết bị HIV

"Sau khi biết em bị HIV, anh ấy cũng đã đi kiểm tra ngay, kết quả là âm tính. Em không biết mình bị “dính” HIV từ đâu, chỉ biết khóc..."

HIV là căn bệnh truyền nhiễm mà nhiều người mắc phải.

Năm nay mới 30 tuổi nhưng nhìn P.T.Q nhỏ thó và gầy gò. Cô ngồi thu mình bên chiếc bàn nhỏ tại Trung tâm y tế Dĩ An (Bình Dương) đợi nhận thuốc ARV.

Cô nghẹn ngào kể lại: “Em là nhân viên văn phòng của một công ty nhỏ ở Dĩ An, chồng làm tài xế. Con đầu của em đã 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1 thì vợ chồng em quyết định sinh thêm đứa con thứ 2. Khi thai được 14 tuần, em đến Trung tâm y tế Dĩ An khám thai và làm các xét nghiệm bình thường, lúc nhận kết quả thấy dương tính với HIV, em bị choáng và sốc nặng, không tin vào những gì mình nhìn thấy.

Trước đó, đọc sách báo em cũng hiểu sơ sơ về HIV và cũng không quan tâm nhiều lắm, đến khi chính mình bị bệnh mới cảm thấy khủng hoảng và suy sụp”.

Tiếp đó là một khoảng thời gian dài cô sống trong hoang mang, lo sợ và không dám thổ lộ với bất cứ ai, kể cả chồng mình. Cô xin nghỉ hàng tháng trời vì không còn tâm trí để làm việc. Kể từ khi biết mình bị HIV, ngoài việc hàng ngày đến Trung tâm y tế uống thuốc ARV để điều trị, cô không còn biết mình nên làm gì, nghĩ gì, sống như thế nào.

Gần đến ngày sinh, biết không thể giấu mãi được, cô đành nói với chồng. “Sau khi biết em bị HIV, anh ấy cũng đã đi kiểm tra ngay, kết quả là âm tính. Em không biết mình bị “dính” HIV từ đâu, chỉ biết khóc. Cũng may chồng em sau lúc giật mình ngỡ ngàng đã không xua đuổi, mắng chửi em mà còn động viên em là số mình khổ vậy thì ráng uống thuốc điều trị để còn có sức khỏe lo cho con. 

Cho đến bây giờ, khi con của em đã được hơn 1 tháng, em vẫn không dám nói cho má chồng biết. Chồng em cũng bảo giấu được thì cứ giấu, để má chồng em biết chắc em sống không nổi”, Q. vừa thổn thức vừa tâm sự.

Q. sinh con gái nặng 3,3kg. Sau khi sinh 1 tháng, bé đã được làm xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV từ mẹ hay không. Q. cho biết, ngay khi phát hiện bị HIV, cô đã được các bác sĩ của Trung tâm y tế Dĩ An động viên tinh thần, hướng dẫn các cách phòng chống lây nhiễm và uống thuốc ARV đều đặn. Vì vậy, cô cũng dần yên tâm hơn, không còn thấy hoảng loạn và chỉ mong mỏi bé con của mình không bị lây HIV.

Bác sĩ Lê Lan Hương, Phó giám đốc Trung tâm y tế Dĩ An cho biết, với những trường hợp như chị Q, các bác sĩ đã tư vấn cho bệnh nhân sử dụngbao cao su, uống thuốc đều đặn, phát sữa cho em bé mới sinh, không cho bé bú mẹ… Đã có không ít trường hợp chồng đưa vợ đi khám thai, xét nghiệm máu thấy vợ bị HIV đã la lối chửi bới, thậm chí đánh đập vợ, cho rằng vợ không chung thủy, lang chạ dẫn đến mang bệnh. Đến khi đưa cả ông chồng đi xét nghiệm, kết quả dương tính với HIV, lúc đó mới chịu im lặng đưa vợ về.

Dĩ An nói riêng và Bình Dương nói chung là khu vực phức tạp vì có đông lao động nhập cư. Việc quản lý các công nhân nữ mang thai là vô cùng khó khăn, đó là còn chưa kể đến các trường hợp sau khi phát hiện bị HIV đã chuyển nhà, về quê… khiến các bác sĩ “mất dấu”, không thể theo dõi liên tục được.

Bác sĩ Hương cho biết, mặc dù đoàn thanh niên hàng tháng vẫn tổ chức các lớp tập huấn cho công nhân trong các khu nhà trọ, lồng ghép với các hoạt động của hội phụ nữ, đoàn thể để tuyên truyền về HIV nhưng kết quả vẫn chưa thật sự khả quan.

Một trong những khó khăn khác là hiện nay bảo hiểm y tế chưa chi trả cho việc khám và xét nghiệm HIV cũng như điều trị bằng thuốc ARV. Toàn bộ chi phí cho các hoạt động này đều dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, trong thời gian tới, khi các tổ chức này rút các hoạt động tài trợ, thai phụ phải trả tiền để uống thuốc ARV thì chắc chắn số người “trốn” sau khi biết nhiễm HIV sẽ tăng lên rất nhiều.

Bài thuốc trị ho và viêm họng cho bà bầu khi mang thai

Khi mang thai bà bầu sức khỏe yếu thường dễ bị ho, viêm họng, sổ mũi hay cúm...Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu khi bị ho, viêm họng hay sổ mũi không được tùy tiện uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế uống thuốc ở mức thấp nhất có thể. Bà bầu chỉ nên điều trị bằng các bài thuốc dân gian an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu tình trạng bệnh nhẹ các mẹ bầu có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

Baotuoitrephapluat.com khuyên bà bầu bị ho nên áp dụng các bài thuốc sau:

+ Quất hấp mật ong trị ho

Bài thuốc trị ho và viêm họng cho bà bầu khi mang thai

Không chỉ bà bầu mà những người bình thường có thể sử dụng quất hấp mật ong để trị ho. Chỉ cần chuẩn bị 5-6 quả quất (còn nguyên vỏ xanh), rửa sạch rồi cắt thành nhiều khoanh tròn nhỏ rồi đổ mật ong ngập quất và hấp cách thủy (có thể sử dụng nồi cơm điện). Rồi đem ra dùng, bà bầu hãy nhâm nhi để nước quất ngấm vào cổ họng và nên ăn cả nước lẫn cái sẽ nhanh khỏi ho hơn.

+ Vỏ cam nướng

Quả cam sau khi đã rửa sạch dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa và bỏ vào đó chút muối. Sau đó các mẹ bỏ quả cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi lấy cam ra, lúc cam còn nóng, chị em bóc vỏ rồi ăn rất tốt. Cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

Thực hiện phương pháp trị ho này 2-3 ngày, triệu chứng ho của chị em sẽ thuyên giảm.

Một số bài thuốc trị ho và viêm họng cho bà bầu khi mang thai

+ Mật ong hấp lá hẹ

Bà bầu lấy 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập phần lá hẹ, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ là được.

Hỗn hợp mật ong lá hẹ này các mẹ để ấm rồi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Có thể thêm một vài hạt muối khi uống. Các mẹ lưu ý không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để nước trôi từ từ qua cổ họng, giúp trị ho, giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.

+ Bột nghệ và muối

Mẹ bầu lấy một nửa cốc nước nóng cho vài hạt muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày đều đặn. Bài thuốc trị ho này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc nếu bị đau họng do ho, bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Uống ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

+ Lê và đường

Với bài thuốc trị ho này bà bầu chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ và 5-6 hạt xuyên bối (có thể mua ở quầy thuốc Đông y). Cho trái lê vào hấp cách thủy chừng 30 phút. Mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm rất an toàn cho mẹ bầu.

Bà bầu bị ho không nên uống thuốc kháng sinh bừa bãi

Nếu mẹ bầu nào bị viêm họng kèm theo ho thì có thể tham khảo các bài thuốc trị ho hiệu quả trên, hoặc nếu chỉ bị viêm họng thì các bài thuốc dưới đây cũng rất hưu hiệu đấy nhé!

Bài thuốc trị viêm họng cho bà bầu

+ Cà rốt mật ong

Các mẹ lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Các mẹ pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút nhé.

+ Củ cải tươi

Nếu mẹ nào ho và viêm họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống hằng ngày nhé. Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.

+ Gừng, chanh và mật ong

Bài thuốc trị viêm họng với gừng chanh và mật ong

Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn đều với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày các mẹ uống 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

+ Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

+ Chanh và muối

Các mẹ thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Mỗi ngày các mẹ cố gắng ngậm ít nhất 5 lần nhé.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là các trị viêm họng hiệu quả đấy các mẹ ạ.

+ Trà và mật ong

Bà bầu bị viêm họng nên uống trà mật ong

Cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm ½ quả chanh vắt sẽ giúp các mẹ giảm được viêm họng.

+ Lá tía tô

Láy lá tía tô tươi, rửa sạch, để ráo rồi nghiềm lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng và sổ mũi cho bà bầu. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng hiệu quả nữa đó.

+ Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

Những bài thuốc trên hầu hết đều từ các nguyên liệu dễ kiếm, ở quanh ta và cũng dễ làm phải không các mẹ? Nhưng các mẹ đừng xem thường nhé, hiệu quả cực kỳ đấy. Còn nếu mẹ bầu nào mà dùng mãi một bài thuốc mà bị "nhờn thuốc" thì hãy thử sang bài thuốc khác nhé, chắc chắn sẽ có hiệu quả đấy. Các mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và các món ăn lợi sữađể đảm bảo sức khỏe nhé. Chúc các mẹ luôn vui khỏe mỗi ngày!

Bà bầu uống nước dừa nhiều có tốt không?

Bà bầu luôn muốn những gì tốt đẹp nhất cho con yêu của mình. Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu uống nước dừa nhiều có tốt không, có nên uống thường xuyên không, nên uống vào buổi tối hay thời điểm nào và uống từ tháng thứ mấy để tốt cho thai nhi?

Có rất nhiều câu hỏi mà mẹ bầu thắc mắc xung quanh việc uống nước dừa. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp!

Theo nghiên cứu thì trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên nếu uống nhiều nước dừa mỗi ngày sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Người ta bảo cái gì nhiều quá thì cũng không tốt và các mẹ bầu cũng đừng nên lạm dụng nhé.

Bà bầu uống nước dừa nhiều có tốt không?

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường gặp tình trạng bị nôn ói, ốm nghén, nên uống nước dừa sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Nước dừa được mọi người xem là loại thức uống giải nhiệt mùa hè hàng đầu. Nước dừa giúp làm mát, giải độc, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tố cho mẹ bầu trong những tháng đầu. Các mẹ nên lưu ý nhé.

Thế nhưng, sau 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa.

Bà bầu chỉ nên uống nước dừa sau 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu uống nước mỗi ngày có tốt không, có nên uống vào buổi tối?

Nhiều người tin rằng mẹ uống nước dừa thì sau này con sinh ra sẽ trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai chỉ nên uống mỗi ngày 1 quả và không nên uống vào buổi tối.

Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì?

- Mùa hè rất được ưa chuộng, nhất là vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thỏa cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả. Và bà bầu cũng đừng quên loại thức uống giải khát tuyệt vời này nhé.

- Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày cho bà bầu.

- Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

- Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề mà các mẹ bầu thường gặp khi mang thai và uống nước dừa hằng ngày hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

- Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Nước dừa là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu​

Chỉ cần bà bầu nhớ là trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa, còn sau đó thì hãy cứ thoải mái nhé, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.

Bà bầu nên uống nước dừa như thế nào là đúng cách?

- Uống trực tiếp: Bà bầu có thể uống nước dừa trực tiếp. Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.

- Thạch rau câu dừa: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.

- Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.

Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa…vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng giúp tăng cân cho bà bầu đúng chuẩn hợp khoa học nhất. Chúc các mẹ bầu luôn vui khỏe nhé.

Không ‘cho qua chuyện’ khi con hỏi về phim sex

Là một người mẹ, tôi rất chia sẻ với các phụ huynh khác những nỗi niềm khó nói trong việc dạy con. Mặc dù con gái tôi còn rất nhỏ nhưng ngay từ khi cháu chưa chào đời, chúng tôi đã bàn bạc với nhau để thống nhất cách dạy dỗ phù hợp, tránh việc mâu thuẫn quan điểm giữa hai vợ chồng.

Một trong những vấn đề chúng tôi tranh luận lâu nhất chính là việc định hướng cho con về các vấn đề giới tính, trong đó có phim sex. Chồng tôi cho rằng, nên cấm tiệt, không cho phép các con đề cập tới chuyện này cho đến khi các cháu học xong phổ thông, nếu con có nhắc tới thì bố mẹ cũng phải gạt đi ngay.


Ảnh minh họa.

Theo anh, người lớn không thể nào tìm ra cách giải thích phù hợp cho những đứa trẻ mới học lớp 5, lớp 6, còn nếu nói theo kiểu “cho qua chuyện” thì sẽ chỉ khiến chúng tò mò hơn mà thôi. Tuy nhiên, tôi đã thay đổi được quan điểm của anh bằng câu chuyện có thật từng rất ám ảnh mà tôi đã được chứng kiến hồi thơ ấu.

Năm đó tôi học lớp 9 còn H. học lớp 4. Em là con gái duy nhất của vợ chồng chú M. cô T., hàng xóm cách nhà tôi chỉ mấy căn. Khu nhà tôi ở hồi đó có khá ít con gái, ngoài tôi và em chỉ có vài chị lớn tuổi hơn nên chúng tôi hay chơi chung với nhau. Bố mẹ H. bán hàng ăn sáng nên khá bận rộn, hầu như cả ngày sau khi đi học về em chỉ quanh quẩn chơi một mình hay sang nhà chơi với tôi.

Còn nhỏ nhưng H. rất dễ thương, em thừa hưởng nước da trắng hồng và đôi môi đỏ chúm chím của mẹ. Thời ấy lũ trẻ chúng tôi đứa nào cũng ngây ngô chứ không được tiếp cận sớm với các thứ đồ công nghệ như bây giờ, trò chơi chủ yếu chỉ là trốn tìm, may vá cho búp bê hay các hoạt động ngoài trời khác.


Một hôm, khi đang chơi chuyền với tôi, H. bỗng hỏi: “Chị L. có biết phim sex là gì không?”. Thú thật lúc ấy tôi chẳng có khái niệm gì về điều này, khi hỏi lại thì em bảo, anh Th. (anh họ của em, hơn em 8 tuổi) hôm trước rủ em qua nhà “xem phim sex” và dặn là không được nói với ai. Khi em hỏi đó là phim gì thì anh họ của em chỉ nói là “hay lắm nhưng không được để người lớn biết”. Chính vì lời dặn đó mà em đã tò mò về hỏi mẹ. Nhưng khi vừa nghe em nói xong, mẹ em đã quát tháo ầm ỹ, hỏi em học ở đâu mấy thứ bậy bạ đó và cấm tiệt không cho em được phép nhắc tới hai từ này. Chính vì thế mà em cũng không dám nói gì thêm.

Sau hôm đó, tôi cũng quên mất chuyện em hỏi. Nhưng mấy ngày sau, em qua nhà chơi và vô tư kể cho tôi chuyện xảy ra buổi trưa hôm đó. Em bảo người anh họ tên Th. lại rủ em qua chơi và hứa cho em gấu bông. Khi em qua, hắn và một người bạn đang xem một thứ gì đó trên ti vi và bảo em “làm giống như vậy” rồi sẽ cho em tiền mua kẹo bánh, cho nhiều gấu bông nữa.

Em còn ngây ngô bảo tôi, em đau lắm, bị chảy máu nữa! Khi ấy tôi đã rùng mình sợ hãi, không sao tin nổi một chuyện kinh khủng như vậy có thể xảy ra với em. Tôi chỉ biết dặn H. không được qua nhà anh họ chơi nữa, thì cô T. mẹ em đã phát hiện ra khi đem quần áo của cả nhà đi giặt và thấy quần áo em dính máu.

Sau khi biết sự thật, cô gần như điên loạn, còn chú M. bố em thì định sang đánh cho đứa cháu ruột một trận, khiến cả xóm náo loạn. Mấy tháng sau, phần vì không chịu nổi lời gièm pha xung quanh, phần khác vì không muốn đụng mặt kẻ đã hãm hại con gái mình, cô chú bán nhà và chuyển đi nơi khác.

Từ đó tôi không còn gặp lại H. nữa. Bao năm trôi qua, mỗi khi nhớ về em, tôi lại thấy xót xa trong lòng với bao nhiêu điều “giá như…”. Giá như mẹ em đừng quá khắt khe mà hãy lắng nghe, chuyện trò cùng con để biết thông tin đó đến từ đâu, có phải em đã tránh được tai họa ấy? Giá như cha mẹ cậu bé kia quan tâm hơn đến con mình, có thể họ đã tránh được cảnh anh em một nhà làm hại lẫn nhau.

Thú thật, cho đến giờ tôi vẫn chưa tìm ra cách hoàn hảo nhất để chuyện trò cùng con gái về chủ đề nhạy cảm này khi cháu lớn lên. Nhưng tôi nghĩ, trong quá trình nuôi dạy con, các bậc phụ huynh có thể để ý xem những xu hướng trong tính cách của con mình được bộc lộ ra như thế nào, từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.

Chẳng hạn, nếu bé sợ học dốt, mẹ có thể nói “đó là phim xấu, nếu con xem là sẽ bị học dốt đấy”. Nếu bé thích đọc truyện tranh, mẹ có thể bảo “Mai sau khi con lớn hơn mẹ sẽ nói về chuyện này, còn bây giờ con mà xem phim đó thì sẽ không được đọc truyện tranh nữa”.

Một điều quan trọng cần nhớ là, nếu như bé bỗng nhiên hỏi bạn, đa phần là có ai đó “tiêm nhiễm” vào đầu bé thông tin này. Hãy thật bình tĩnh và chuyện trò một cách nhẹ nhàng để tìm ra lý do bé hỏi mẹ, từ đó có cách xử lý thích hợp và ngăn chặn cho bé khỏi những nguy cơ bị xâm hại luôn đầy rẫy xung quanh.