Hotline: 0973 549 00
Menu

Kỳ lạ bà bầu nghiện ăn… xà phòng

Nghe có vẻ rất kỳ lạ nhưng sự thật là Jess Gayford (26 tuổi, Anh) có một sở thích đặc biệt khi mang thai, đó là thèm ăn … xà phòng.

Jess Gayford, một bà bầu người Anh, 26 tuổi, đang mang bầu đứa con thứ hai được 8 tháng. Điều kỳ lạ là cô không thể kiềm chế được cơn thèm ăn xà phòng.

"Tôi cũng chẳng rõ vì sao. Nhưng bỗng một ngày tôi cảm thấy muốn nếm thử bánh xà phòng Dove. Sau đó tôi đã chạy ra ngoài hàng và mua ngay một bánh rồi bắt đầu liếm. Nghe thì có vẻ ghê rợn nhưng tôi lại thấy rất ổn", Jess nói.

Bà bầu này còn cho biết, ban đầu là từ xà bông dạng miếng rồi chuyển dần sang dạng lỏng. Và hiện tại người phụ nữ này có thể "tiêu thụ" khoảng 2 chai sữa tắm/tuần.

Jess cùng với chồng là Lee Trimby.

Được biết, Jess đã có một con trai năm tuổi tên là Alfie với chồng mình là Lee Trimby, 31 tuổi. Ban đầu, khi biết sở thích của vợ, Lee Trimby cảm thấy rất lo lắng về hiện tượng thai nghén không giống ai này.

Tuy nhiên, sau khi nghe bác sĩ cho biết việc ăn xà phòng không gây tổn hại gì tới bé gái sắp chào đời và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bà bầu, Jess mới duy trì thói quen này.

Jess cho biết lần thai nghén thứ hai này không giống như lần đầu. Cô nói: "Lần đầu mang thai thì tôi chỉ thèm ăn đậu nướng và phô mai chứ không có gì khác thường cả", Jess cho biết.

Được biết, Jess đang bị mắc chứng pica – một chứng có xu hướng thích ăn những thứ không phải thực phẩm như cát, đá lạnh hay thậm chí là sơn. Chứng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai. Trên trên thế giới cũng có không ít người mắc phải hội chứng này khi mang thai và chúng không ảnh hướng nhiều đến thai nhi.

Bài thuốc trị ho và viêm họng cho bà bầu khi mang thai

Khi mang thai bà bầu sức khỏe yếu thường dễ bị ho, viêm họng, sổ mũi hay cúm...Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu khi bị ho, viêm họng hay sổ mũi không được tùy tiện uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế uống thuốc ở mức thấp nhất có thể. Bà bầu chỉ nên điều trị bằng các bài thuốc dân gian an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu tình trạng bệnh nhẹ các mẹ bầu có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

Baotuoitrephapluat.com khuyên bà bầu bị ho nên áp dụng các bài thuốc sau:

+ Quất hấp mật ong trị ho

Bài thuốc trị ho và viêm họng cho bà bầu khi mang thai

Không chỉ bà bầu mà những người bình thường có thể sử dụng quất hấp mật ong để trị ho. Chỉ cần chuẩn bị 5-6 quả quất (còn nguyên vỏ xanh), rửa sạch rồi cắt thành nhiều khoanh tròn nhỏ rồi đổ mật ong ngập quất và hấp cách thủy (có thể sử dụng nồi cơm điện). Rồi đem ra dùng, bà bầu hãy nhâm nhi để nước quất ngấm vào cổ họng và nên ăn cả nước lẫn cái sẽ nhanh khỏi ho hơn.

+ Vỏ cam nướng

Quả cam sau khi đã rửa sạch dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa và bỏ vào đó chút muối. Sau đó các mẹ bỏ quả cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi lấy cam ra, lúc cam còn nóng, chị em bóc vỏ rồi ăn rất tốt. Cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

Thực hiện phương pháp trị ho này 2-3 ngày, triệu chứng ho của chị em sẽ thuyên giảm.

Một số bài thuốc trị ho và viêm họng cho bà bầu khi mang thai

+ Mật ong hấp lá hẹ

Bà bầu lấy 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập phần lá hẹ, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ là được.

Hỗn hợp mật ong lá hẹ này các mẹ để ấm rồi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Có thể thêm một vài hạt muối khi uống. Các mẹ lưu ý không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để nước trôi từ từ qua cổ họng, giúp trị ho, giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.

+ Bột nghệ và muối

Mẹ bầu lấy một nửa cốc nước nóng cho vài hạt muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày đều đặn. Bài thuốc trị ho này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc nếu bị đau họng do ho, bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Uống ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

+ Lê và đường

Với bài thuốc trị ho này bà bầu chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ và 5-6 hạt xuyên bối (có thể mua ở quầy thuốc Đông y). Cho trái lê vào hấp cách thủy chừng 30 phút. Mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm rất an toàn cho mẹ bầu.

Bà bầu bị ho không nên uống thuốc kháng sinh bừa bãi

Nếu mẹ bầu nào bị viêm họng kèm theo ho thì có thể tham khảo các bài thuốc trị ho hiệu quả trên, hoặc nếu chỉ bị viêm họng thì các bài thuốc dưới đây cũng rất hưu hiệu đấy nhé!

Bài thuốc trị viêm họng cho bà bầu

+ Cà rốt mật ong

Các mẹ lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Các mẹ pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút nhé.

+ Củ cải tươi

Nếu mẹ nào ho và viêm họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống hằng ngày nhé. Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.

+ Gừng, chanh và mật ong

Bài thuốc trị viêm họng với gừng chanh và mật ong

Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn đều với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày các mẹ uống 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

+ Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

+ Chanh và muối

Các mẹ thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Mỗi ngày các mẹ cố gắng ngậm ít nhất 5 lần nhé.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là các trị viêm họng hiệu quả đấy các mẹ ạ.

+ Trà và mật ong

Bà bầu bị viêm họng nên uống trà mật ong

Cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm ½ quả chanh vắt sẽ giúp các mẹ giảm được viêm họng.

+ Lá tía tô

Láy lá tía tô tươi, rửa sạch, để ráo rồi nghiềm lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng và sổ mũi cho bà bầu. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng hiệu quả nữa đó.

+ Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

Những bài thuốc trên hầu hết đều từ các nguyên liệu dễ kiếm, ở quanh ta và cũng dễ làm phải không các mẹ? Nhưng các mẹ đừng xem thường nhé, hiệu quả cực kỳ đấy. Còn nếu mẹ bầu nào mà dùng mãi một bài thuốc mà bị "nhờn thuốc" thì hãy thử sang bài thuốc khác nhé, chắc chắn sẽ có hiệu quả đấy. Các mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và các món ăn lợi sữađể đảm bảo sức khỏe nhé. Chúc các mẹ luôn vui khỏe mỗi ngày!

Bà bầu uống nước dừa nhiều có tốt không?

Bà bầu luôn muốn những gì tốt đẹp nhất cho con yêu của mình. Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu uống nước dừa nhiều có tốt không, có nên uống thường xuyên không, nên uống vào buổi tối hay thời điểm nào và uống từ tháng thứ mấy để tốt cho thai nhi?

Có rất nhiều câu hỏi mà mẹ bầu thắc mắc xung quanh việc uống nước dừa. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp!

Theo nghiên cứu thì trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên nếu uống nhiều nước dừa mỗi ngày sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Người ta bảo cái gì nhiều quá thì cũng không tốt và các mẹ bầu cũng đừng nên lạm dụng nhé.

Bà bầu uống nước dừa nhiều có tốt không?

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường gặp tình trạng bị nôn ói, ốm nghén, nên uống nước dừa sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Nước dừa được mọi người xem là loại thức uống giải nhiệt mùa hè hàng đầu. Nước dừa giúp làm mát, giải độc, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tố cho mẹ bầu trong những tháng đầu. Các mẹ nên lưu ý nhé.

Thế nhưng, sau 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa.

Bà bầu chỉ nên uống nước dừa sau 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu uống nước mỗi ngày có tốt không, có nên uống vào buổi tối?

Nhiều người tin rằng mẹ uống nước dừa thì sau này con sinh ra sẽ trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai chỉ nên uống mỗi ngày 1 quả và không nên uống vào buổi tối.

Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì?

- Mùa hè rất được ưa chuộng, nhất là vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thỏa cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả. Và bà bầu cũng đừng quên loại thức uống giải khát tuyệt vời này nhé.

- Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày cho bà bầu.

- Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

- Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề mà các mẹ bầu thường gặp khi mang thai và uống nước dừa hằng ngày hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

- Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Nước dừa là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu​

Chỉ cần bà bầu nhớ là trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa, còn sau đó thì hãy cứ thoải mái nhé, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.

Bà bầu nên uống nước dừa như thế nào là đúng cách?

- Uống trực tiếp: Bà bầu có thể uống nước dừa trực tiếp. Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.

- Thạch rau câu dừa: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.

- Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.

Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa…vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng giúp tăng cân cho bà bầu đúng chuẩn hợp khoa học nhất. Chúc các mẹ bầu luôn vui khỏe nhé.