Hotline: 0973 549 00
Menu

Trung Quốc vẫn ráo riết cải tạo đảo Biển Đông

Ngày 20.8, Lầu Năm Góc ra báo cáo khẳng định Trung Quốc đang tăng cường hoạt động bồi đắp, cải tạo tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông, lên gần 50% chỉ trong hơn 2 tháng qua.

Bắc Kinh không trung thực

Theo bản báo cáo, tính đến tháng 6.2015, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo, bồi đắp trái phép hơn 1.170ha ở Biển Đông, tăng gần 50% diện tích tính từ tháng 5, thời điểm mà Washington cho rằng Bắc Kinh đã bồi đắp khoảng 800ha.

Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đã mở rộng hơn 1.170ha ở Biển Đông kể từ hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: reuters

Chính quyền Washington lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo cải tạo này cho mục đích quân sự và có thể gây nên bất ổn tại Biển Đông - một trong những tuyến đường vận tải thương mại lớn nhất thế giới. Giới chức quốc phòng Mỹ lo ngại, động thái của Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ cũng gia tăng. 

Báo cáo này được đưa ra khoảng một tháng trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đến Mỹ. Dự kiến trong chuyến thăm này, vấn đề Biển Đông, an ninh mạng và chính sách tiền tệ là những nội dung được bàn thảo giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Giới phân tích chính trị ở Mỹ nhận định, những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay và những phát hiện của Mỹ đã cho thấy những vấn đề hiện ra lờ mờ, báo trước một chuyến thăm đầy khó khăn cho cả ông Tập Cận Bình và chính quyền Tổng thống Obama.

Báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ đã phản ánh rằng Mỹ tiếp tục hoài nghi về tuyên bố của Trung Quốc hồi đầu tháng này, rằng Bắc Kinh đã ngừng hoạt động cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông. Hồi đầu tháng 8.2015, Trung Quốc tuyên bố, họ đã ngừng hoạt động cải tạo đảo, nhưng thời điểm đó, các quan chức Mỹ đã đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh có thực sự ngừng hoặc chỉ tạm ngừng hoạt động phi pháp nói trên. Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington –ông Chu Hải Quân cuối ngày 21.8 vẫn nói rằng, Trung Quốc đã ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông từ tháng 6.2015, đồng thời khẳng định “các cơ sở được Trung Quốc xây dựng trên các đảo là vì lợi ích chung”. Ông Chu nói thêm rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ xem này một cách khách quan và cân bằng và tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định của khu vực Biển Đông”. Cùng ngày, người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng tuyên bố, Mỹ khuyến khích Trung Quốc làm rõ việc liệu tuyên bố ngừng cải tạo đảo hồi tháng đầu tháng 8 của Trung Quốc có áp dụng cho tất cả các tiền đồn mà Trung Quốc đang chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hay không.

Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông

Tờ Wall Street Journal cho biết, đi kèm với hoạt động cải tạo đảo, Trung Quốc còn đang tích cực tuần tra tại các vùng biển gần để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Tờ The Wall Street Journal cũng thông tin rằng, lực lượng do thám của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã đặt 2 đơn vị pháo binh di động trên một trong những hòn đảo nhân tạo nổi tiếng như Johnson Reef. Bắc Kinh một mực nguỵ biện rằng, “Trung Quốc có quyền của một quốc gia có chủ quyền” để xây dựng các hòn đảo, cách khoảng 700 dặm ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã đào các kênh sâu và xây dựng các khu vực đỗ mới để cho phép các tàu lớn hơn cập bến nhằm sử dụng trong các trường hợp “khẳng định chủ quyền”.

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định quân đội nước này sẽ tiến hành các chuyến bay trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông không nói rõ liệu máy bay Mỹ có bay qua hoặc tàu Mỹ có đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trên hay không - hành động có thể dẫn tới sự đáp trả của Bắc Kinh. Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết một khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong cuộc tranh chấp, họ sẽ càng gia tăng khiêu khích Mỹ cùng đồng minh để chạy đua vũ trang trong khu vực. Động thái của Trung Quốc đang gây thêm những căng thẳng với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam, Phillippines... đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc cải tạo, bồi đắp đảo.

Siêu bão Goni giật cấp 16-17 ra khỏi biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương cho biết, với sức gió giật mạnh cấp 16-17, di chuyển theo hướng bắc đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, hiện bão Goni đang dần rời xa khu vực bắc biển Đông.

Dự báo đường đi của bão Goni (Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương)

Hồi 8h ngày 22.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 122,6 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 300km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (từ 150-165km/giờ), giật cấp 16-17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng bắc đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 7h ngày 23.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,2 độ Vĩ Bắc; 124,0 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 270km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão vẫn duy trì cấp 14, giật cấp 16-17.

Trong khoảng 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng đông bắc và đi nhanh hơn, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 7 giờ ngày 24.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 26,4 độ Vĩ Bắc; 126,4 độ Kinh Đông và hướng về phía Nhật Bản. Như vậy, hoàn lưu bão Goni không còn ảnh hưởng đến khu vực bắc biển Đông nữa.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh, khu vực nam biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa (Việt Nam), vùng biển tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 5-6. Giật cấp 7-8, biển động, nguy hiểm đối với tàu thuyền.

Phá đập tràn sông Sinh để xả lũ, cứu dân khẩn cấp

Quá sức chịu đựng của trận mưa “khủng khiếp”, mỗi giờ lũ lại dâng cao hơn đe dọa nhấn chìm tiếp 200 hộ dân, hàng trăm nhân khẩu tại 2 phường Quang Trung, Thanh Sơn (TP Uông Bí), lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã xuống lệnh phá đập tràn sông Sinh để thoát lũ cứu dân khẩn cấp.

200 hộ dân thoát lũ nhờ quyết định phá đập tràn đề cứu dân. 

Đêm mùng 1, rạng sáng ngày 2/8, tại TP Uông Bí (Quảng Ninh) lại xảy ra trận mưa lớn “khủng khiếp” kéo dài nhiều giờ đồng hồ, nhấn chìm 500 hộ dân trên địa bàn thành phố. Cho đến trưa nay, mưa vẫn tiếp tục chút nước xuống TP Uông Bí, nước mỗi ngày một dâng cao.

Tại khu vực dân cư hồ Công Viên (giữa 2 phường Quang Trung và Thanh Sơn), nước nhanh chóng nhấn chìm các con phố, có chỗ ngập sâu trên 2 mét. Hàng trăm hộ dân bàng hoàng, hốt hoảng trước con nước lũ dâng nhanh bất thường.

Đập tràn Sông Sinh thoát lũ không kịp.

Trước tính chất nghiêm trọng của đợt lũ, lãnh đạo TP Uông Bí đã báo cáo khẩn và xin ý kiến của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh cho triển khai phá đập tràn Sông Sinh để cứu dân khẩn cấp. Đập tràn Sông Sinh là một trong những đập lớn, trọng điểm của thành phố Uông Bí.

Ông Nguyễn Anh Tú, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí cho biết: "Chúng tôi đã xin ý kiến tỉnh để phá đập tràn thoát lũ. Việc phá đập tràn này sẽ không gây ảnh hưởng tới các hộ dân hay nguy cơ ngập úng chỗ khác vì nước từ đập tràn chảy xuống hồ Đá Bạc, hòa vào dòng chảy chung của sông lớn”.

Mưa lớn kéo dài khiến TP Uông Bí mênh mông như biển nước và phải phá đập để thoát lũ.

Ông Tú cho biết thêm, cũng trong sáng sớm nay, Thành phố quyết định mua thêm 2 xuồng phao để sơ tán người dân tại các điểm ngập lụt lớn tới nơi tránh trú an toàn. Hơn 5000 người đã được huy động ứng cứu trong đợt mưa lũ này.

Theo quan sát của phóng viên, sau khi đập tràn Sông Sinh được phá một phần, chỉ sau 1 giờ đồng hồ, nước đã rút trong khu dân cư 2 phường Thanh Sơn và Quang Trung.

Theo Dantri.com.vn

Hơn 500 nhà chìm trong nước, đường vào Yên Tử ngập sâu

Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong sáng nay đã khiến hàng loạt nhà dân ngập sâu, 2 xã và khu vực danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) bị cô lập, giao thông tê liệt.

Sáng 2/8, mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ tại thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã khiến ước tính hơn 500 nhà dân bị ngập nước; hàng trăm ha lúa và hoa màu của người dân xã Thượng Yên Công và Đông Phương bị ngập, nguy cơ mất trắng. Đường vào danh thắng Yên Tử và 2 xã nói trên bị chia cắt hoàn toàn.


Quảng Ninh tiếp tục có mưa lớn, nhiều khu vực, nhà dân bị ngập lụt nghiêm trọng. Ảnh: Giang Chinh

Thành phố Uông Bí đã huy động nhiều phương tiện cứu sinh cùng cùng hàng trăm bộ đội, công an cùng các lực lượng và Ban quản lý Di tích lịch sử - Danh thắng Yên Tử giúp dân sơ tán tài sản, di dời đến nơi an toàn. Biển báo, barie được lập tại các đập tràn xung yếu, khu vực nước ngập sâu, chảy xiết. Trên 2.000m2 vải bạt được huy động che các bờ taluy có nguy cơ sạt lở…

Nhà dân ngập trong biển nước. Ảnh: Giang Chinh

Bà Bùi Thị Kim Thủy, Phó trưởng ban quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử cho biết, trời đang mưa lớn, nước lũ đổ về, dâng cao, biến cả vùng rộng lớn thành biển nước. Đường vào Yên Tử bị dòng nước chia cắt, cô lập. Tại dốc Quàng Hái, điểm giáp danh giữa xã Phương Đông và xã Thượng Yên Công, mực nước sâu gần 2 mét. Chùa Suối Tắm, Yên Tử và nhiều gia đình ở hai xã này ngập sâu trong nước.

Xe quân sự vào xã Thượng Yên Công để giúp dân sơ tán. Ảnh: Giang Chinh

“Gần 100 cán bộ, nhân viên của Ban quản lý Di lích lịch sử và Danh thắng Yên Tử đã dầm mình trong mưa lũ từ đầu giờ sáng đến giờ cùng lực lượng chức năng của thành phố, của các xã lân cận giúp nhân dân chống lũ…”, trưa nay, bà Thủy nói.

Thành phố Uông Bí đang chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp cận giúp di dời tài sản và tổ chức di dân.

Hãi hùng cảnh vỡ đập Huổi Củ, ngập lụt ở các tỉnh phía Bắc

Nhiều ngày qua, hiện tượng mưa lớn kéo dài ở khắp các tỉnh Bắc Bộ đã khiến cho tình trạng sạt lở, ngập úng và cả lũ ống xảy ra tại nhiều tỉnh miền núi, trong đó, ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn…

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lò Văn Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, Điện Biên cho biết, sáng nay (1/8), mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng lũ ống, sạt lở và làm ngập úng, cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu của bà con.

Theo đó, khoảng 7h sáng nay, đập trên núi Huổi Củ, thuộc Thị trấn Tuần Giáo đã bị vỡ tạo thành dòng chảy rất lớn quét qua khối Tân Tiến, thị trấn Tuần Giáo và một số vùng lân cận.



Một số hình ảnh ghi nhận tại Thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên khi cơn lũ ống tràn qua.

Chỉ trong vòng 30 phút, dòng nước đục ngầu của cơn lũ ống đã khiến cho toàn bộ tài sản của hai hộ gia đình chị Dung - anh Dương và gia đình anh Giáo thuộc khối Tân Tiến gồm trên 50 xe đạp điện, xe máy và nhiều đồ gia đình bị cuốn trôi.

“Đập Huổi Củ cách khu Tân Tiến khoảng vài trăm mét, đây là một hồ lớn được một hộ dân chặn phía đầu nguồn để nuôi thủy sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây do mưa lớn liên tục đã khiến cho bờ đập không đảm bảo dẫn đến tình trạng bị vỡ. Dòng nước xiết, chảy mạnh đã kéo theo một loạt ao nuôi cá của người dân phía dưới bị vỡ theo, tạo thành một dòng chảy rất lớn cuốn trôi mọi thứ trên đường đi.” Ông Hoàn cho biết.

Mưa lũ khiến cho nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Theo thông tin từ UBND huyện Tuần Giáo, thống kê mới nhất tính đến chiều nay (1/8), toàn huyện có 4 người bị thương do mưa lũ, trong đó có 3 người bị thương do sập nhà, 1 người bị nạn trong quá trình cứu hộ. Thiệt hại về nhà ở, có 213 nhà cần phải di dời, bố trí về nơi ổn định, trong đó nhà bị ngập lụt nặng là 80 nhà, 4 nhà bị đổ và cuốn trôi hoàn toàn. Ngoài ra, nhiều tài sản có giá trị như ti vi, xe máy, tủ lạnh… của người dân cũng bị cuốn trôi, hư hại.

Mưa lũ cũng khiến 159 công trình thủy lợi bị cuốn trôi hoàn toàn, hơn 10km mương đất bị vùi lấp, xói lở, 75 công trình nước sinh hoạt bị hư hại và 15km đường quốc lộ, tỉnh lộ sạt lở với khoảng 16500m3 đất, đá.


Cánh đồng tại xã Chiềng Đông chìm trong biển nước, ghi nhận lúc trưa nay (1/8).

Đặc biệt, một số nơi thuộc hai xã Chiềng Sinh và Chiềng Đông của huyện Tuần Giáo chìm trong biển nước. Cây cầu dẫn vào bản Hiệu, xã Chiềng Sinh bị hư hỏng, chia cắt hàng chục hộ dân với tỉnh lộ 279.

Tại xã Phú Nhung, Tuần Giáo có 57 hộ bị ngập nặng, trong đó có 23 hộ ngập sâu trong nước - những chủ nhà này chỉ thoát thân mà không đem theo bất cứ đồ đạc nào.

Ngoài ra, huyện Tuần Giáo còn bị thiệt hại 450ha lúa, cuốn trôi hơn 20 con trâu bò và khoảng 11.500 con lợn, gà. Ước tổng giá trị thiệt hại sau đợt lũ khoảng 110 tỷ đồng.

Cầu bị sập khiến hàng chục hộ dân tại Bản Hiệu, xã Chiềng Sinh bị chia cắt, cô lập.

Sau khi xảy ra mưa lũ, lãnh đạo huyện và ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Tuần Giáo đã kịp thời xuống hiện trường để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, tổng hợp thống kê và hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho bà con.

Tại Lai Châu, theo ban PCTT & TKCN tỉnh, trong ngày 1/8, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu có mưa vừa, một số nơi có mưa to. Mưa lũ đã khiến cho chị Mùa Thị Khua (SN 1996) và con trai là Mùa A Dũng (SN 2014) tại bản Huổi Đanh xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn bị tử vong do sạt lở đất khi đi làm nương.

Ngoài ra, tuyến đường tỉnh lộ 127 đi các xã Mường Mô, Nậm Chà, Can Hồ của huyện Mường Tè bị đất đá sạt từ tà luy dương xuống lấp nhiều đoạn đường gây tắc nghẽn cục bộ. Tuyến đường giao thông từ thị trấn đi các xã Mường Tè, Vàng San, Pa Vệ Sủ sạt lở một số điểm gây ách tắc giao thông.

Điểm tái định cư Thị trấn Mường Tè mưa to làm sạt lở mái taluy toàn bộ hệ thống rãnh thoát nước dọc chân taluy dương bị tắc, nước kèm theo bùn đất chảy vào trường tiểu học, trường mầm non và khu dân cư.

Cận cảnh hiện trường nơi con đập Huổi Cũ bị vỡ tại Tuần Giáo, Lai Châu.

Tại xã Nậm Ban, Nậm Nhùn, cây cầu gỗ dài 35m bắc qua suối Nậm Ban đi từ bản Nậm Vạc 1 sang Nậm Vạc 2 bị nước cuốn trôi đã gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện Nậm Nhùn đã trực tiếp xuống địa bàn cùng chính quyền địa phương tổ chức hỗ trợ mai táng phí cho gia đình nạn nhân; huy động nhân dân khắc phục các tuyến đường bị ảnh hưởng, hót dọn khối lượng đất đá sụt sạt đảm bảo giao thông đi lại; phân công cán bộ theo dõi xuống địa bàn thống kê tình hình thiệt hại, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.

Tại Bắc Kạn, mưa lớn khiến cho tỉnh lộ 255 bị sạt lở tại hàng chục điểm, trong đó, tại đèo Ba Bồ, Chợ Đồn bị sạt lở lớn ba điểm, đất, đá sạt lở từ sườn núi trùm lên mặt đường dày hàng mét, dài hàng trăm mét.

Lũ quét khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con tại xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồng bị vùi lấp (ảnh Báo Nhân Dân).

Lũ quét cũng vùi lấp khoảng 2 ha ruộng vừa cấy lúa mùa của hai thôn Nà Mềm và Nà Nhàm, xã Yên Thượng. Có những đám ruộng bị đất, đá vùi sâu từ 30 cm đến gần một mét, khó có khả năng khôi phục.

Công trình cấp nước sinh hoạt cho thôn Nà Mền bị hư hỏng, bể chứa nước ở đầu nguồn bị lũ làm đổ.

Toàn tỉnh Tuyên Quang cũng có 15 công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hại trong đợt mưa lũ này. Một số công trình bị hư hỏng nặng như công trình thủy lợi thôn Bản Thác, xã Yên Hoa, huyện Na Hang có toàn bộ thân đập bằng rọ thép bị lũ cuốn trôi hoàn toàn; công trình thủy lợi thôn Dằm, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên bị lũ cuốn trôi đập đầu mối; công trình thủy lợi Ninh Kiệm, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên bị đất vùi lấp hết đầu cống và kênh mương dẫn nước...

Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang đã cử cán bộ địa bàn túc trực, phối hợp với UBND các xã, Ban quản lý khai thác thủy lợi cơ sở tiến hành kiểm tra, chỉ đạo, khẩn trương khắc phục các công trình bị sạt lở, hư hỏng; hướng dẫn bà con tiêu, thoát nước chống úng trên đồng ruộng.

Cảnh ngập lụt gây thiệt hại hoa màu tại huyện Yên Thế (Báo Công lý).

Mấy ngày qua tại Yên Bái cũng liên tiếp xảy ra mưa lớn, làm sạt ta-luy dương tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, khiến sáu hộ dân tại các xã: Khau Mang, Púng Luông, Mồ Dề bị đất vùi lấp nhà cửa.

Trước đó, một vụ lở đất vừa xảy ra tại thôn 4, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình đã khiến một nửa quả đồi với hơn 30.000m3 đất trôi sạt.

Tại xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế (Bắc Giang), mưa lũ khiến cho 45 ngôi nhà bị chìm trong nước, hơn 10ha lúa, hoa và thủy sản bị mất trắng. Huyện Sơn Động cũng bị vùi lấp 9ha lúa mới cấy ở xã Vân Sơn và khoảng 2ha bị nước cuốn trôi. Ngoài ra, khoảng 10ha lúa ở xã Mai Đình (huyện Hiệp Hòa) đang bị chìm ngập trong nước. Một số đoạn đê ở các huyện Tân Yên, Việt Yên và thành phố Bắc Giang xảy ra hiện tượng lún, sạt lở.

Theo Dantri.com.vn

Quảng Ninh thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng vì mưa lũ

Riêng thiệt hại đối với ngành than đến nay ước khoảng 500 tỷ đồng, hầu hết doanh nghiệp đang phải dừng sản xuất.

Trong các ngày 26, 27 và sáng ngày 28/7, Quảng Ninh đã xảy ra mưa lớn khiến toàn bộ thành phố Hạ Long, Cẩm Phả bị tê liệt hoàn toàn, nhiều khu vực bị ngập lụt, cô lập. Thời tiết xấu không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà còn tác động lớn tới các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp than tập trung ở Quảng Ninh.

Theo ước tính ban đầu của tỉnh, tổng thiệt hại đến nay ước tính hơn 1.000 tỷ đồng, riêng ngành than khoảng 500 tỷ đồng. Báo cáo của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho hay trận mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua khiến sản xuất của các công ty thành viên bị đình trệ. Cụ thể, mưa lớn đã làm ngập mỏ than của Công ty than Quang Hanh, than Mông Dương và khiến mặt bằng của Công ty 790 - Tổng công ty Đông Bắc và Công ty than Mông Dương bị bồi lấp. Các tuyến đường sắt vận chuyển than Cửa Ông, Hòn Gai bị hư hỏng nặng, tuyến đường trong mỏ bị sạt lở nhiều nơi...

Ngành than đang tập trung khắc phục thiệt hại sau trận mưa lịch sử tại Quảng Ninh. Ảnh: Vinacomin

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Thuấn - Phó giám đốc Công ty Than Cọc Sáu cho hay doanh nghiệp đang khắc phục sự cố, củng cố đường sá, kho tàng, phải 5-7 ngày mới trở lại bình thường. "4 ngày qua, lượng mưa đo được tại công ty lên tới hơn 1.100 mm, chưa có năm nào trong 40 năm qua mưa lớn như vậy. Hệ thống của công ty được thiết kế chỉ chịu được lương mưa 350mm trong một ngày một đêm, nhưng đợt này có ngày lên tới 400mm mà kéo dài trong nhiều ngày, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thiết bị của công ty", ông nói.

Liên quan đến việc bãi thải bị sạt lở, ông Thuấn cho hay nguyên nhân chính do mưa quá lớn, vượt tính toán của đơn vị thiết kế tầng đổ thải. Chưa tổng hợp được số liệu thiệt hại, song vị này cho biết sẽ khắc phục để đưa con số này xuống thấp nhất, đồng thời khi tạnh mưa sẽ tổ chức sản xuất lại từng phần.

Ông Đặng Văn Tùng - Giám đốc Công ty Than Cao Sơn chia sẻ hiện máy móc thiết bị vẫn giữ an toàn, hết bão thì công ty sẽ hút nước, khôi phục đường sá, dự kiến chỉ sau 1-2 ngày có thể sản xuất được bình thường.

Tuy nhiên, Vinacomin vẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên cần thận trọng bởi dự báo cho thấy sẽ tiếp tục có mưa và khả năng xảy ra lũ, giông, lốc trong những ngày tới. "Nếu tiếp tuc mưa to có thể ngập và đóng cửa một số mỏ, gây đình trệ sản xuất nhiều ngày, ảnh hưởng lớn cho sản xuất. Do điều kiện bất khả kháng về thời tiết nên việc cấp than cho các hộ tiêu thụ rất khó khăn, bị chậm và có thể gián đoạn trong những ngày tới", tập đoàn nêu.

Ngoài ra, ngập lụt cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải cũng như các cửa hàng trên địa bàn. Do bến đỗ xe nằm đúng tại rốn lũ Quang Hanh, nên khu vực nhà ở và khoảng 20 xe khách và bus của công ty TNHH Phúc Xuyên đã bị ngập trong ngày 28/7. 

Giám đốc doanh nghiệp - ông Đoàn Thế Xuyên cho biết toàn bộ tuyến xe bus Hòa Gai đi Quảng Yên, Đồng Triều đều phải ngừng hoạt động bởi quốc lộ 18 đã bị chia cắt. Một số tuyến đường dài cũng bị đình trệ đến 29/7. Các xe ngập nước hầu hết đều bị hỏng hệ thống điện, nội thất. Hiện công ty đang tập trung nhân lực và tài chính để sửa chữa lại toàn bộ để kịp cho nhu cầu đi lại trên tuyến đường dài và bus đi các huyện, thị xã của tỉnh.

Theo ước tính thiệt hại ban đầu của vị này khoảng vài trăm triệu đồng, song, chắc chắn con số không dừng ở đó, bởi việc dừng chạy xe trong một ngày ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của đơn vị vận tải.

Mưa lớn cũng ảnh hưởng đến hạ tầng điện, viễn thông của các doanh nghiệp. Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lưới điện Quảng Ninh bị hư hỏng nặng, ước tính thiệt hại bạn đầu là 370 triệu đồng, chi phí khắc phục khoảng 700 triệu đồng. Các doanh nghiệp viễn thông cũng phải điều động nhân viên kỹ thuật đi ứng cứu, khắc phục sự cố ngay khi mưa tạnh.

Phụ trách một đại lý kinh doanh hàng công nghệ tại Cẩm Phả cho hay mưa kéo dài từ ngày 25/7 đến nay khiến lượng khách hàng đến mua sắm sụt giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến doanh thu. "Theo dự báo, mưa sẽ kéo dài đến cuối tháng, đây là một thách thức lớn với việc hoàn thành chỉ tiêu doanh thu", đại diện cửa hàng cho biết. 

Trước vấn đề này, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết đã có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt ngành than chủ động ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả sau đợt mưa kéo dài. Trước mắt, tỉnh đã trích ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng để hỗ trợ 3 địa phương gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, hỗ trợ các trường hợp bị chết do ảnh hưởng của mưa lũ theo mức 6 triệu đồng một người; hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng và hỗ trợ 3 triệu đồng một người bị thương.

Theo Vnexpress

Hãng thông tấn DPA gửi thư xin lỗi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

Bức thư được DPA gửi đến Bộ Quốc phòng tối 25/7 xin lỗi về thông tin sai lệch liên quan tình trạng sức khoẻ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. 

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho VnExpress biết, ông nhận được bức thư của hãng thông tấn Đức DPA với nội dung xin lỗi về bản tin hôm 20/7, đưa không đúng về tình hình sức khoẻ của Đại tướng Phùng Quang Thanh.

"Bản tin đầu tiên DPA đăng có nội dung sai lệch, nhưng họ đã kịp thời cải chính và gửi thư xin lỗi. Bộ Quốc phòng không có ý kiến gì thêm về việc này, vì các cơ quan chức năng sẽ làm việc với Đại sứ quán Đức", Trung tướng Võ Văn Tuấn nói và cho biết, hãng DPA nhờ ông chuyển bức thư xin lỗi đến tận tay Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh: TTXVN.

Sáng qua (25/7), Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước sau một thời gian chữa bệnh phổi ở Paris, Pháp. Nguồn tin của VnExpress cho biết sức khỏe của Bộ trưởng rất tốt, có thể đi thang bộ mà không cần phương tiện trợ giúp khi xuống máy bay. Ngay trong buổi sáng, Đại tướng cũng đến trụ sở Bộ Quốc phòng để trao đổi công việc vì muốn sớm nắm bắt tình hình sau thời gian dài vắng mặt.

Bị dập phổi trong một tai nạn ôtô từ hồi kháng chiến, gần đây, Đại tướng Phùng Quang Thanh đi khám thì phát hiện phổi bị xơ hoá. "Các bác sĩ đã kiểm tra kỹ, soi chiếu, sinh thiết, nhưng chưa phát hiện vấn đề gì. Ông Thanh sang Pháp để kiểm tra kỹ hơn xem có phải là ung thư không", GS Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương nói.

Quá trình ông Thanh đang chữa bệnh, ngày 20/7, hãng DPA (Đức) bất ngờ đăng lên website bản tin cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã qua đời tại bệnh viện. Thông tin này ngay lập tức bị Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Trung tướng Võ Văn Tuấn bác bỏ. Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời yêu cầu hãng phải cải chính thông tin sai sự thật trên.

Hơn nửa ngày sau, DPA thay thế bằng bản tin mới dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, cho biết sức khỏe của Bộ trưởng Thanh ổn định sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện châu Âu Georges Pompidou ở Paris, Pháp.

Chuyên gia Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương cho hay, kỹ thuật sinh thiết của Pháp có nhiều ưu việt. Trường hợp bị kết luận ung thư phổi thì với công nghệ hoá trị, xạ trị, sức khỏe của ông Thanh "cũng không quá lo".

Theo Vnexpress.net

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay tập trận ở Biển Đông

Việc Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động gây thêm căng thẳng, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hành động xâm phạm chủ quyền này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập tại khu vực bao trùm các đảo, đá phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 đến 31/7.

Ông Bình tuyên bố đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngăn cản đà phát triển của quan hệ hai nước, làm cho tình hình thêm căng thẳng, phức tạp, đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực.

"Việt Nam phản đối và nghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình", người phát ngôn nói.

Các quan chức hải quân Trung Quốc hôm qua cho biết cuộc tập trận có hàng trăm sĩ quan tham dự. Báo Đài Loan dẫn lại tin từ Global Times cho hay Hải quân Trung Quốc thực hiện việc tập bắn đạn thật. Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc còn ngang nhiên đề nghị "trong thời gian diễn ra cuộc huấn luyện, không tàu nào được phép đi vào khu vực này".

Các hành động của Trung Quốc khiến không chỉ các nước liên quan trực tiếp lo ngại, mà các nước trong khu vực cũng tỏ thái độ bất bình. Trong sách trắng quốc phòng mới công bố tuần này, Nhật Bản lên án Trung Quốc thực hiện những hoạt động cải tạo các đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, yêu cầu Bắc Kinh ngừng hành động đơn phương bất chấp quan ngại của các nước liên quan.

Trên Biển Đông, Trung Quốc tự vẽ ra đường chín đoạn phi lý, chiếm gần hết vùng biển này, đi sâu vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Theo Vnexpress.net

Khám xét nhà cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Chiều tối hôm nay, 21/7, Cơ quan điều tra - Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét nhà riêng ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tại khu đô thị Ciputra, Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, quê Hà Tĩnh) từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc ngân hàng Ocean Bank. Từ ngày 8/7/2014, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ngày 19/7/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thôi chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với ông Sơn. Ông Sau đó, ông Sơn được Bộ Công thương bố trí công tác tại Tổng cục Năng lượng.

Đến khoảng 19h cùng ngày, cảnh sát đã rời nhà riêng của ông Sơn. Theo quan sát của PV Dân trí, 19h30, tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (số 18 Láng Hạ), nơi ông Sơn từng làm việc, không có sự xuất hiện của cảnh sát.

Tân Sơn Nhất đóng cửa đường băng bị sét đánh hỏng

Đường băng 25R/07L - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phải đóng cửa 4 ngày để sửa chữa vì bị sét đánh hỏng hôm 30/6.

Trong kế hoạch đóng cửa đường cất hạ cánh 25R/07L - sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, 2 điểm hư hỏng lớp bêtông nhựa trên đường băng rộng khoảng 10 m2 do bị sát đánh hôm 30/6. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã sửa chữa nhưng do kết cấu bêtông nhựa bị sét phá hỏng, mỗi lần trời mưa vị trí này lại bị bong tróc.

Vì vậy, để đảm bảo độ ổn định của kết cấu, sân bay phải đóng cửa đường băng để đào sâu xuống, thi công lại 3 lớp bêtông nhựa theo thiết kế nguyên bản. Thời gian đóng cửa từ 0h ngày 16/7 đến 23h59 ngày 19/7.

Sân bay Tân Sơn Nhất có 2 đường hạ, cất cánh là 25L/07R và 25R/07L. Ảnh: ACV.

Cục Hàng không cũng yêu cầu AVC tăng cường kiểm tra, giám sát, duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn hoạt động bay; phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam trong quá trình cung cấp dịch vụ điều hành bay, để đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động bay trong thời gian đóng cửa đường CHC 25R/07L. Đồng thời đảm bảo năng lực khai thác tạm thời tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất trong thời gian đóng cửa là 30 chuyến mỗi giờ.

Để phục vụ việc sửa chữa, các hãng hàng không được yêu cầu điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất theo năng lực khai thác tạm thời là 30 chuyến một giờ (hiện là 35 chuyến). Ngoài ra, các hãng khi lập kế hoạch bay đến sân bay này trong thời gian đóng cửa đường băng CHC 25R/07L phải tính toán bổ sung lượng dầu dự trữ cần thiết, phòng trường hợp phải chờ. 

Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có 2 đường hạ, cất cánh 25L/07R và 25R/07L được xây dựng vào những năm 1965-1967 phục vụ cho các loại máy bay quân sự như DC8 và DC10. Trong đó, đường HCC 25L/07R được cải tạo nâng cấp từ năm 2002, đường 25R/07L nâng cấp từ năm 1992 cho các máy bay tính toán thiết kế B747-200 với tần suất hoạt động 43.000 lần HCC/20 năm.

Chủ tịch Hà Nội: Nguyện vọng bỏ thu phí xe máy là chính đáng

Tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, nguyện vọng bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe máy của cử tri là chính đáng. Từ đó, ông Thảo cho rằng, cần phải nghiên cứu những đề xuất bỏ loại phí này.

Ngày 14/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND TP. Cử tri Bùi Quốc Khánh cho rằng, qua gần 2 năm triển khai thu phí đường bộ với xe máy ở các tỉnh thành phố gặp nhiều khó khăn, sụt giảm về chỉ tiêu, đến đâu cán bộ đi thu cũng bị người dân phản ứng.

Nguyên nhân được cử tri Khánh đưa ra là do không công bằng, cách thu bất hợp lý. Ngoài ra, người dân đã chịu quá nhiều loại thuế, phí khi mua xe máy, xăng dầu. Thậm chí nhiều người vẫn đi trên các tuyến đường xuống cấp, nhiều gia đình tuy có xe máy nhưng vẫn đi bằng xe buýt, nhiều người có xe máy nhưng đi lại không nhiều.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng nguyện vọng bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe máy là chính đáng

Cử tri đưa ra dẫn chứng cho việc thiếu hợp lý trên như tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng đã ra Quyết nghị dừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy từ ngày 7/7. Tại TPHCM cũng nhiều năm tạm hoãn không thu phí bảo trì đường bộ với xe máy. Cử tri cũng cho rằng, hiện nay một chiếc xe máy của người dân đang đi chịu tới 7 loại thuế, phí khác nhau. “Theo tôi, Hà Nội cần đề nghị bãi bỏ thu phí này là hợp lý”, cử tri Bùi Quốc Khánh nêu kiến nghị.

Cùng vấn đề trên, cử tri Nguyễn Hữu Cử nhận thấy việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy hiện nay gặp quá nhiều khó khăn. “HĐND TP có thể đưa ra mức thu 0 đồng. Do vậy, tôi đề nghị thành phố không quy định mức thu loại phí bảo trì đường bộ với xe máy”, cử tri Nguyễn Hữu Cử nói.

Trả lời ý kiến cử tri, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin, việc thu phí bảo trì đường bộ trên địa bàn thành phố được giao cho các phường, xã. Theo quy định, cấp huyện được giữ lại 100% phí bảo trì đường bộ, cò cấp quận được giữ lại một phần để làm kinh phí đưa vào quỹ sữa chữa, bảo trì đường bộ.

Cử tri quận Hoàn Kiếm kiến nghị bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe máy

“Mức thu bao nhiêu do HĐND TP quyết định. Với thẩm quyền, chúng tôi ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ có báo cảo HĐND TP trong thời gian tới về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ”, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh nói.

Làm rõ những vấn đề, băn khoăn của cử tri, theo ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe máy của cử tri là hoàn toàn chính đáng. Ông Thảo yêu cầu các ban, ngành của Hà Nội phải nghiên cứu kỹ những đề xuất để đáp ứng những kiến nghị của cử tri trong thời gian tới.

Trước đó, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp HĐND, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội đưa ra quan điểm cụ thể của mình là mong muốn Chính phủ bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe máy. Theo bà Ngọc nếu làm được điều đó, ngay cử tri cũng như đại biểu HĐND TP Hà Nội rất ủng hộ.

Nguồn : dantri.com.vn

Việt Nam cử đoàn tham dự vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết hiện đoàn đại diện của Việt Nam đang theo dõi vụ kiện do Philippines đưa ra tại Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

"Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam đã cử đoàn đến dự và theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài vụ kiện này với tư cách quan sát viên”, ông Lê Hải Bình hôm qua trả lời câu hỏi của VnExpress.

Từ ngày 7/7, PCA đã mở phiên tranh tụng đầu tiên về vấn đề thẩm quyền của tòa, bắt đầu bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố có chủ quyền với hầu hết Biển Đông dựa trên "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra. "Đường 9 đoạn" này đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 7/7 nêu rõ trước PCA rằng Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật cắt lát ở Biển Đông để tiến tới kiểm soát toàn bộ khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc từ chối dự vụ kiện và cho rằng PCA không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines. Bắc Kinh còn cảnh báo Manila "chớ có đối đầu" với nước này và vẫn khẳng định giải quyết vấn đề theo song phương.

Từ khi đệ đơn lên tòa PCA hồi đầu năm 2013, Philippines đến nay đã nộp hàng nghìn tài liệu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Manila muốn tòa tuyên bố "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp và tin rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho mình.

“Siêu dự án” đường sắt tốc độ cao: Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn

Không chỉ là “tham vọng” ăn sáng Hà Nội, cà phê tối Sài Gòn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng với vận tốc 300km/h, chúng ta có thể ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa ở Sài Gòn.

Bên lề Hội thảo Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiều 8/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đường sắt tốc độ cao đã nằm trong chiến lược hoạch định và phát triển, phải có đường sắt tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai.

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, trong chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2050, có đề cập đến việc xây dựng đường sắt tốc độ cao, xin Thứ trưởng cho biết cụ thể?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2050, trong đó xác định hướng phát triển rất cụ thể đối với đường sắt hiện hữu và đường sắt xây dựng mới của các tuyến.

Chúng tôi cho rằng tuyến hành lang Bắc - Nam từ Hà Nội vào TPHCM là hành lang hết sức quan trọng trong hoạt động vận tải, trên hành lang này có rất nhiều phương thức tham gia như đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sắt. Tuy nhiên, đánh giá chung thì mỗi phương thức vận tải có một ưu thế riêng, với đường sắt là vận tải đường dài, khối lượng lớn và phải xây dựng một tuyến đường sắt mới trong tương lai mới đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông

Theo hoạch định và chiến lược nghiên cứu thì từ nay đến năm 2020 tập trung vào đầu tư nâng cấp cải tạo đường sắt hiện hữu để nâng cao năng lực chạy tàu lên tốc độ 80-90km/giờ đối với tàu khách và 50-60km/h đối với tàu hàng. Song song với đó là nghiên cứu để xây dựng đường sắt tốc độ cao trong tương lai và dự kiến trong chiến lược là xây dựng sau năm 2020.

Tức là không thể không có đường sắt tốc độ cao trong tương lai, thưa Thứ trưởng?

Đường sắt tốc độ cao đã nằm trong chiến lược hoạch định và phát triển, phải có đường sắt tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai. Đây là dự án siêu lớn, do đó phải có thông qua chủ trương của Quốc hội và Bộ GTVT phải làm công tác chuẩn bị rất dài.

Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ được thiết kế như thế nào và phương án vốn sẽ huy động cho dự án?

Đường sắt tốc độ cao hoàn toàn độc lập, đó là tuyến song hành so với tuyến hiện hữu và sẽ được xây dựng tuyến đường sắt đôi có chiều đi - chiều về chứ không sử dụng chung một đường sắt đơn như hiện tại.

Tổng số vốn theo quy hoạch lên tới 40-50 tỷ USD, đây là số vốn rất lớn mà ngân sách nhà nước xác định chỉ đáp ứng được khoảng 28%, phần còn lại chúng tôi đặt mục tiêu phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, huy động của tư nhân ở trong và ngoài nước, vốn ODA…

Vậy mục tiêu của Bộ GTVT là khi nào bắt đầu xây dựng đường sắt tốc độ cao và đến bao giờ thì đưa vào khai thác, thưa Thứ trưởng?

Khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư thì sẽ phải thực hiện rất nhiều bước khác nhau, như: nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, thu xếp vốn, kêu gọi nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu đối với phần vốn nhà nước… Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2020 bắt đầu xây dựng, sẽ phải mất 4-5 năm thì dự án mới có thể hoàn thành và đưa vào khai thác (tức là khoảng năm 2024).

Đường sắt tốc độ cao tại Nhật Bản 

Vậy “tham vọng” ăn sáng tại Hà Nội, tối cà phê Sài Gòn là hoàn toàn có thể thực hiện được?

Đó là nằm trong hoạch định, trong giai đoạn đầu khai thác từ Hà Nội vào TPHCM là 100-200 km/h thì sẽ mất khoảng 8 tiếng. Nhưng sau khi hoàn thành toàn tuyến thì sẽ khai thác ở tốc độ là 300km/h, sẽ chỉ mất 5-6 tiếng là vào tới TPHCM, như vậy thì còn có thể ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa ở TPHCM.

Hiện tại Bộ GTVT đang triển khai những gì cho “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao, thưa Thứ trưởng?

Sau khi nhận được chiến lược được Chính phủ phê duyệt thì Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức nghiên cứu để làm rõ những nội dung mà Quốc hội yêu cầu giải thích khi Bộ GTVT trình lên trong kỳ họp trước đó, cung cấp thông tin, bổ sung phân tích số liệu, đánh giá để làm rõ từng mặt, hoàn tất dự án nghiên cứu khả thi để trình Quốc hội.

Để thực hiện được mục tiêu và chiến lược phát triển đường sắt tốc độ cao thì phải nghiên cứu ngay từ bây giờ để làm công tác chuẩn bị, nghiên cứu thu xếp nguồn vốn, hoạch định hướng tuyến, phối hợp với quy hoạch của các địa phương để xác định nhà ga trong tương lai… Cùng với đó là thu hút nhà đầu tư, lĩnh vực nào kêu gọi tư nhân, lĩnh vực nào là của nhà nước, sau đó là làm các thủ tục thông qua.

Trong kế hoạch chuẩn bị cho dự án chúng tôi rút kinh nghiệm từ các dự án hiện hữu về xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức hội thảo mời các chuyên gia, các nhà khoa học, lấy ý kiến người dân, thông báo với cộng đồng…

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Nguồn : dantri.com.vn

Cơ quan điều tra thông tin về vụ 6 người bị giết tại Bình Phước

16h chiều 7/7, Thiếu tá Đào Văn Thêm - Phó Phòng tham mưu công an tỉnh Bình Phước cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ quan CSĐT nhận định đây là vụ án “Giết người cướp tài sản”. Công an cũng khẳng định chưa bắt được nghi can nào.Xem thêm : Thảm sát kinh hoàng 6 người trong 1 gia đình


Trong cuộc họp báo diễn ra vào chiều nay tại UBND xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành, Bình Phước), Thiếu tá Đào Văn Thêm – Phó Phòng tham mưu công an tỉnh Bình Phước đã thông tin ban đầu về vụ thảm sát 6 người trong một gia đình xảy ra vào sáng cùng ngày.

Công an tỉnh Bình Phước thông tin về vụ thảm sát, sát hại 6 người trong một gia đình

Theo Thiếu tá Thêm, vụ án xảy ra vào khoảng 3-4 giờ sáng tại trụ sở Công ty chế biến gỗ Quốc Anh (ấp 2, xã Minh Hưng, Huyện Chơn Thành, Bình Phước) do ông Lê Văn Mỹ (SN 1968, ngụ tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước) làm chủ. Vụ án mạng khiến 6 người trong gia đình ông Mỹ chết thảm.

Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã khoanh vùng các đối tượng có biểu hiện nghi vấn, cũng như những người có mối quan hệ mật thiết với gia đình nạn nhân. Hiện tại, công an đang tiến hành làm việc với tất cả những người có liên quan, kể cả người nhà, người làm công cũng như công nhân của công ty Quốc Anh.

“Chúng tôi khẳng định đến thời điểm này chưa bắt được nghi can nào. Hiện cơ quan điều tra chỉ mời một số đối tượng liên quan để lấy lời khai làm rõ vụ án chứ không phải bắt giữ nghi can” – Thiếu tá Thêm khẳng định.

Bước đầu cơ quan điều tra nhận định, đây là vụ án “Giết người cướp tài sản”. Do công tác khám nghiệm hiện trường vẫn đang được cơ quan điều tra của Bộ và Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục làm rõ nên chưa thể xác định được số tài sản bị mất. Bên cạnh đó, tất cả những thành viên trong gia đình (trừ bé gái 1 tuổi, con út của nạn nhân), còn lại đều bị giết nên chưa thể xác định số tài sản của gia đình là bao nhiêu.

“Riêng về cháu bé 18 tháng tuổi, được xác định là con gái út của gia đình ông Mỹ vẫn còn sống. Khi bà Loan đến làm việc và phát hiện 6 người đã bị giết chết, bên cạnh đó người này còn phát hiện cháu bé vẫn đang còn nằm ngủ ở trên giường. Còn việc có phải tối hôm trước bà Loan đưa cháu bé về nhà hay không, hiện tại chúng tôi đang xác minh thông tin này” – Thiếu tá Thêm nhấn mạnh.


Liên quan đến thông tin cơ quan điều tra đã thu giữ hệ thống camera an ninh trong nhà ông Mỹ, Thiếu tá Thêm thông tin, toàn bộ hệ thống camera an ninh trong gia đình ông Mỹ đã bị cắt điện do căn nhà bên dưới của nạn nhân đang sửa chữa nên hệ thống điện đã bị cắt từ trước đó nên các camera không hoạt động được. Chính vì thế, khi án mạng xảy ra, camera không thể ghi lại được những hình ảnh từ hiện trường.

Cơ quan công an khám nghiệm bên trong căn nhà xảy ra vụ trọng án

“Hiện tại Trung tướng Triệu Văn Đạt - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ Công an cùng Đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc công an tỉnh Bình Phước đang trực tiếp chỉ đạo công tác điều tra tại hiện trường” – Thiếu tá Thêm thông tin.

Đến 16h chiều nay, thi thể 6 nạn nhân đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa huyện Chơn Thành để phục vụ công tác khám nghiệm tử thi.

Sập nhà 3 tầng, 1 người mắc kẹt trong đống đổ nát

Khoảng 9 giờ sáng nay 6/7, một vụ sập nhà 3 tầng đã xảy ra tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khiến một người bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Sau nhiều giờ nỗ lực giải cứu, lực lượng chức năng đã đưa được nạn nhân ra khỏi đống đổ nát.

Thông tin ban đầu cho biết, ngôi nhà 3 tầng bị đổ sập là nơi chuyên kinh doanh hàng điện tử, điện dân dụng của chị Đào Thị Hiền, ở khu 3, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 

Thời điểm ngôi nhà bị đổ sập trong nhà có hai người thì một người đã chạy thoát ra ngoài, người còn lại là anh Nguyễn Văn Mẫu bị dầm đè mắc kẹt trong đống đổ nát. 


Cả ngôi nhà 3 tầng sập đổ hoàn toàn nhưng rất may nạn nhân mắc kẹt giữ được tính mạng. (Ảnh: Báo Bắc Giang)

Đến khoảng 11 giờ cùng ngày các lực lượng chức năng địa phương gồm Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; dân quân tự vệ đã giải cứu được anh Mẫu trong tình trạng bị thương nhẹ.

Bước đầu, nguyên nhân vụ sập nhà được xác định có thể là do chủ ngôi nhà hàng xóm liền kề ngôi nhà của chị Đào Thị Hiền trong quá trình đào móng để xây dựng thêm công trình đã làm ảnh hưởng đến độ ổn định, vững chắc của hệ thống móng và kết cấu ngôi nhà, khiến ngôi nhà bị đổ sập. 

Cả khu phố náo loạn sau sự cố. (Ảnh: Báo Bắc Giang)

Vụ việc đang được cơ quan chức năng ở tỉnh Bắc Giang khẩn trương khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân.

Thủ tướng: Giữ chủ quyền biển đảo đúng với thực tế lịch sử

Dù đất nước phải đối mặt nhiều khó khăn do khủng hoảng, hạn hán, Biển Đông phức tạp nhưng chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng được bảo vệ vững chắc. Lúc này cần chung sức, chung lòng để bảo vệ chủ quyền vừa phát triển kinh tế… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khái quát.

Thực hiện chương trình hoạt động sau kỳ họp, sáng 6/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri huyện Thủy Nguyên, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.

Cử tri huyện Thủy Nguyên chào đón Thủ tướng (ảnh: Chinhphu.vn).

Phát triển kinh tế là trọng tâm, đảm bảo quốc phòng là trọng yếu

Tại buổi tiếp xúc, ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã báo cáo với các cử tri những kết quả quan trọng của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.

Bày tỏ phấn khởi trước những kết quả của kỳ họp thứ 9, các cử tri cho rằng, tại kỳ họp, Quốc hội đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá và thông qua nhiều quyết sách lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội; tin tưởng các quyết sách lớn này sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Cử tri cũng đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ thời gian qua trong thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các giải pháp nhằm giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; tháo gỡ khó khăn cho thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; tái cơ cấu kinh tế; nâng cao năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nông thôn mới; bảo đảm đời sống người dân…

Bên cạnh đó, cử tri đã nêu lên nhiều đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước và thành phố Hải Phòng liên quan đến việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động tốt hơn nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ ngư dân phát triển nuôi trồng thủy sản; tháo gỡ khó khăn cho thị trường nông sản; công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn một số di tích lịch sử ở Hải Phòng; các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; việc bảo đảm cuộc sống cho người dân ở các vùng dự án; công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội của Hải Phòng; vấn đề bảo đảm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Chú ý lắng nghe ý kiến phát biểu của các cử tri, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trân trọng tiếp thu các kiến nghị, đề xuất tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng của cử tri đối với những vấn đề lớn của đất nước cũng như những vấn đề sát sườn đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng phải đổi mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những tác động tiêu cực do khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu; tình hình hạn hán, dịch bệnh; những diễn biến phức tạp ở Biển Đông... Song dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhìn tổng quát tình hình kinh tế-xã hội sau gần 5 năm triển khai thực hiện kế Kế hoạch 5 năm (2011-2015), đất nước ta đã đạt được những thành tựu toàn diện trên các mặt theo hướng vững chắc hơn, tốt hơn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc.

Đề cập tới các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, nhiệm vụ đầu tiên là phải tập trung phát triển kinh tế-xã hội tốt hơn, hiệu quả hơn; tăng trưởng kinh tế phải cao hơn trên nền tảng kinh tế vĩ mô phải ổn định hơn. Quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng cạnh tranh hiệu quả hơn. Song song với phát triển kinh tế là phải bảo đảm tốt hơn công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; thực hiện hiệu quả công tác phát triển y tế, văn hóa, giáo dục… Phải bảo đảm cho được sự ổn định chính trị, quốc phòng-an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Chuẩn bị chu đáo, tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp.

“Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược. Phải thực sự coi phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, quốc phòng-an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Chúng ta phải đoàn kết, chung sức, chung lòng để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này, vừa qua chúng ta đã làm tốt, bây giờ chúng ta phải tiếp tục làm tốt hơn nữa bằng thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Chung sức để vừa bảo vệ chủ quyền vừa phát triển kinh tế 

Tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn trao đổi, giải đáp những kiến nghị, đề xuất được các cử tri đề cập.

Về xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, xây dựng nông thôn mới là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta; được nhân dân đồng tình ủng hộ, các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị vào cuộc và thực hiện quyết liệt và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực và đã trở thành phong trào chung của cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng tiếp thu các kiến nghị, đề xuất hết sức tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng của cử tri

“Bây giờ nói Việt Nam phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trước hết phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bởi đất nước ta nông thôn chiếm tới 70%, đô thị hóa mới đạt được 30%. Trong 19 tiêu chí về nông thôn mới cũng chính là 19 tiêu chí để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh và khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm ưu tiên, cân đối, huy động các nguồn lực để đảm bảo cho chương xây dựng nông thôn mới được khai thực hiện hiệu quả; tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp về đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn.

Đối với hỗ trợ ngư dân nuôi trồng và chế biến thủy sản, ra khơi bám biển, Thủ tướng khẳng định cơ chế chính sách đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, song Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát để bổ sung các chính sách hỗ trợ, bảo đảm tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân, doanh nghiệp nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản, ra khơi bám biến. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Trao đổi về vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan điểm: Một mặt vừa phải bảo hộ, một mặt chúng ta cũng phải nâng cao sức cạnh tranh; phải đưa khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩn hàng hóa, dịch vụ.

“Trong thời kỳ hội nhập sâu rộng thì vừa phải bảo hộ để tạo công ăn việc làm, để phát triển; song cũng vừa phải mở cửa để tạo sức ép, để cạnh tranh, để vươn lên, để đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước. Tôi tin việc này chúng ta hoàn toàn có thể làm được, hàng hóa của ta hoàn toàn có thể cạnh tranh được”, Thủ tướng nhận định.

Liên quan đến công tác bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tình hình Biển Đông vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp, theo đúng với luật pháp quốc tế để giữ vững, để bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chủ quyền của chúng ta trên cơ sở khẳng định đúng với luật pháp quốc tế, đúng với thực tế lịch sử để chúng ta vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng trao đổi các ý kiến cụ thể với cử tri liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng khu di tích ngã ba sông Bạch Đằng trở thành một di tích lịch sử cấp quốc gia; chủ trương về đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của Hải Phòng; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn; các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; công tác kiểm soát, bảo vệ môi trường sinh thái;…

Tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Hải Phòng đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo cho đời sống nhân dân địa phương. Thủ tướng mong muốn Hải Phòng phát huy hơn nữa truyền thống, những kết quả đạt được cũng như những tiềm năng, lợi thế của địa phương; ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại để phát triển nhanh và bền vững hơn, xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, một thành phố cảng, một cực tăng trưởng và phát triển mạnh của khu vực và của đất nước.

Long An gửi công hàm đề nghị Campuchia xử lý gây rối

Trong công hàm gửi Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng (Vương quốc Campuchia) về vụ gây rối ở biên giới, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho đây là hành động phá hoại quan hệ hữu nghị, gây trở ngại tiến trình phân giới cắm mốc giữa hai nước.

Trước việc xảy ra trên tuyến biên giới chung giữa hai tỉnh Long An (Việt Nam) và Svay Rieng (Vương quốc Campuchia) vài ngày trước, hôm 2/7 ông Đỗ Hữu Lâm - Chủ tịch UBND tỉnh Long An - đã gửi công hàm đến ngài Chiêng Om, Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng (Vương quốc Campuchia),TTXVN đưa tin.

Công hàm đề nghị ngài Tỉnh trưởng yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, đồng thời tăng cường kiểm soát và có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu không để xảy ra các trường hợp tương tự, gây trở ngại cho tiến trình phân giới cắm mốc giữa hai nước, phá hoại quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh.

Bộ đội Biên phòng Long An tuần tra biên giới. Ảnh: Bộ đội Biên Phòng Long An

Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập CNRP tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

Trước hành động này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Ông Bình khẳng định hành động bạo lực của một số phần tử quá khích Campuchia đã vi phạm pháp luật của cả hai nước, các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp song phương.

Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mon g muốn phát triển đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị, ông Bình nhấn mạnh.

Bộ trưởng Thăng: 'Có thể khởi công sân bay Long Thành từ 2018'

Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương, ngành giao thông sẽ mất 2-3 năm để xây dựng đề án khả thi và hoàn thành công tác chuẩn bị, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 25/6, ngay sau khi chủ trương xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành được thông qua, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết bước tiếp theo của dự án sẽ là lập báo cáo khả thi, để Chính phủ trình lại Quốc hội quyết định trước khi bước vào xây dựng.

“Nghị quyết Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của dự án và báo cáo trước khi quyết định đầu tư”, Bộ trưởng Giao thông nói. Ngoài ra, tình hình thực hiện dự án sau đó cũng sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội hằng năm.

Bộ trưởng Đinh La Thăng bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Giang Huy/VnExpress

Bộ trưởng cho biết sẽ chọn đơn vị lập báo cáo khả thi thông qua đấu thầu quốc tế, không phụ thuộc vào nhà tài trợ, nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho dự án để đảm bảo tính khách quan và giá hợp lý. Chủ trương này được đưa ra sau nhiều vụ việc liên quan đến các dự án sử dụng ODA, khi cơ quan quản lý không thể thay nhà thầu yếu kém vì ràng buộc vay vốn.

"Dự kiến Quốc hội sẽ dành 1-2 kỳ họp để bàn luận và thông qua báo cáo khả thi. Như vậy, nhanh nhất cũng cần 2-3 năm cho việc chuẩn bị. Sớm nhất 2018 mới có thể triển khai thi công", ông nói.

Phiên biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư sân bay Long Thành diễn ra sáng nay, với tỷ lệ tán thành cao. Trong số 461 đại biểu tham gia, 428 ý kiến đồng ý, 17 không đồng ý, 16 bỏ phiếu trống.

Theo kế hoạch của chủ đầu tư và cơ quan quản lý, Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), được đánh giá là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Long Thành có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn vào năm 2050. Khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014), trong đó giai đoạn I là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác.

Theo VnExpress

Sân bay Long Thành chính thức “vượt ải” Quốc hội

Sáng 25/6, với 86,64% số phiếu tán thành Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Lễ công bố quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Ảnh: TTXVN.

Theo đó, QH quyết nghị, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư: khái toán cho toàn bộ Dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thời gian và lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn. Trong đó giai đoạn một năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác… Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của Dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.

Trước đó, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường và dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay, qua thảo luận có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “áp dụng đơn giá của năm 2014”; có ý kiến đề nghị quy định rõ khi triển khai Dự án phải bảo đảm không để đội vốn công trình”.

Giải trình trước ý kiến trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, theo pháp luật hiện hành như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và pháp luật liên quan đã được xây dựng theo hướng quản lý chặt chẽ việc đầu tư dự án, hạn chế việc đội vốn, phát sinh tăng chi phí đầu tư dự án. Trường hợp có điều chỉnh về vốn phải thực hiện chặt chẽ theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, dự án sân bay Long Thành là Dự án có quy mô lớn, chia làm 3 giai đoạn, thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm, đây mới là bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các yếu tố giá cả vật liệu, nhân công, thiết bị có thể thay đổi, do vậy, cần thiết ghi rõ áp dụng đơn giá của năm 2014 để khi có biến động tăng, giảm trên thị trường thì có cơ sở để điều chỉnh. Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin giữ như dự thảo Nghị quyết.

Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định phải bảo đảm giữ nguyên hiện trạng diện tích và công năng của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất để phục vụ cho các hoạt động của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất như hiện nay; không sử dụng vào mục đích khác. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Nghị quyết đã quy định rõ trong quá trình triển khai xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo phân kỳ đầu tư được phê duyệt, tiếp tục khai thác có hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. 

Như vậy, diện tích và công năng của Sân bay Tân Sơn Nhất để phục vụ cho các hoạt động của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất vẫn được giữ và tiếp tục nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch.

Lộ diện 8 nghi phạm cướp tàu Malaysia ngoài khơi Việt Nam

Hình ảnh về nhóm nghi phạm tấn công tàu MT Orkim Harmony của Malaysia được công bố nhưng chưa rõ quốc tịch và vũ khí mà chúng sử dụng trong vụ cướp.

8 nghi phạm cướp biển bị bắt giữ. Ảnh:VOA

Đô đốc hải quân Malaysia Tan Sri Abdul Aziz Jaafar hôm qua đăng lên Twitter bức ảnh chụp 8 kẻ trên và cho biết chúng có thể là người Indonesia, và đang đợi giới chức xác nhận quốc tịch của chúng. 

Những nghi phạm bị bắt gần đảo Thổ Chu, phía nam Việt Nam, vào khoảng 6h30 sáng qua. Chúng bỏ chạy khỏi tàu MT Orkim Harmony vào vùng biển Việt Nam bằng một xuồng cứu sinh. 

Nor Fazly Sahat, thuyền trưởng của tàu, chỉ gọi cứu trợ 5 giờ sau khi nhóm cướp rời đi vì chúng đe dọa hãm hại gia đình ông nếu ông báo cho cơ quan chức năng về kế hoạch bỏ trốn của chúng. 

Hãng thông tấn Bernama dẫn lời phó tổng giám đốc Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA), ông Ahmad Puzi AbKahar, cho biết MMEA đang trao đổi với giới chức Việt Nam để đưa nhóm nghi phạm về nước. Họ vẫn chưa được xác nhận về quốc tịch của các hải tặc và vũ khí mà chúng sử dụng để hành động. 

"Theo kinh nghiệm trước đây, khi những tên cướp biển biết chúng bị bao vây, chúng sẽ ném vũ khí xuống biển. Hiện chúng tôi sẽ để phía Việt Nam tiến hành cuộc điều tra", ông Ahmad Puzi cho biết.

Trước đó, Malaysia nói rằng 8 kẻ tấn công tàu có trang bị súng lục và dao. Chúng nói giọng của người Indonesia.

MMEA sẽ thu âm những trao đổi từ 22 thành viên thủy thủ đoàn và tiến hành điều tra pháp y trên tàu ngay khi nó cập bến Malaysia. 

Trước đó, MT Orkim Harmony được báo cáo mất tích vào 20h57 hôm 11/6 khi đang di chuyển trong vùng biển Đông Nam Á. Ước tính giá trị lượng hàng trên tàu trị giá 7,5 triệu USD, bao gồm 6.000 tấn xăng. Trên tàu có 16 thủy thủ người Malaysia, 5 người Indonesia và một người Myanmar.