Hotline: 0973 549 00
Menu

Vì sao tôi bỏ iPhone 6 để trở lại 5S?

Về mặt cấu hình và hiệu năng, iPhone 5S không hề thua kém nhiều so với iPhone 6 trong khi nó đem đến cảm giác sử dụng thoải mái hơn nhiều so với model mới.

“Một tuần sau khi iPhone 6 ra mắt, tôi cảm thấy không thể cưỡng lại cơn thèm muốn cho sản phẩm này. Hai tháng sau khi sở hữu nó, tôi cảm thấy mình muốn quay trở lại”, đó là chia sẻ của Chris Mills – biên tập viên củaGizmodo.

Sau 2 tháng đầu tiên sử dụng, mọi thứ dường như hoàn hảo. Thao tác nhắn tin từ iPhone 6 thật tuyệt vời, HealthKit tiện dụng và nó cũng không hề bị bẻ cong như mọi người nói. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng nhận ra một điều: iPhone 5S có vẻ là chiếc điện thoại tốt hơn.


Khi đó, điểm khác biệt lớn nhất trên 2 sản phẩm này sẽ là kích thước và thiết kế - điều tôi cảm thấy khó chịu nhất trên chiếc iPhone 6. Tôi có bàn tay nhỏ và luôn sợ sẽ là rơi chiếc iPhone 6 bất cứ lúc nào. Đó là lý do tôi phải bỏ thêm tiền để mua bao da bảo vệ nhưng nó cũng chỉ cải thiện được đôi chút. iPhone 6 không cách nào tạo ra sự thoải mái khi cầm trên tay như với chiếc 5S.Ngoài khác biệt về kích thước màn hình, tôi không tìm thấy điểm nổi trội đặc biệt nào của iPhone 6 so với 5S.

Chắc chắn là iPhone 6 có chip xử lý nhanh hơn, camera tốt hơn, chip Wi-Fi nhanh hơn nhưng thành thật mà nó, thậm chí một người nghiện điện thoại như tôi, tôi khó nhận ra điểm khác biệt. Cả 2 chiếc smartphone này đều có tốc độ tuyệt vời, camera hoàn hảo không khác gì nhau (ít nhất là dưới bàn tay của tôi) còn Wi-Fi tại nhà tôi thì luôn chậm chạp, trên cả 2 máy.


Tôi bắt đầu hiểu ra, những bài báo, lời chỉ trích điện thoại màn hình lớn không chỉ là nói cho vui. Tôi còn nhớ, chính bản thân Apple cũng đã chỉ trích quyết liệt các mẫu điện thoại màn hình lớn và cho rằng, điện thoại 4 inch (như iPhone 5, 5S) mới là hoàn hảo nhất. Họ thậm chí còn tung hàng loạt đoạn quảng cáo nhấn mạnh điều này.

Cá nhân tôi, tôi không cảm thấy lợi ích của smartphone màn hình lớn. Trước đó, tôi vẫn đọc những cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang trên chiếc 5S, xem các chương trình TV, lướt Facebook, Twitter.


Cuối cùng, hầu hết các tính năng mới trên điện thoại hiện nay, đều đến từ các bản cập nhật phần mềm và rõ ràng, với một chiếc iPhone 5S, tôi có thể tận hưởng gần như mọi tính năng mới của iOS giống hệt như iPhone 6. Về mặt này, tôi nghĩ iPhone 5S hoàn toàn bình đẳng với iPhone 6.

Không phải cái gì mới nhất cũng đã chắc chắn là tốt nhất. Tất nhiên, bạn có thể có quan điểm khác tôi. Bạn muốn những gì mới nhất, hiện đại nhất nhưng túi tiền của bạn cũng sẽ rỗng nhanh hơn. Thêm một điều nữa tôi muốn nói, nếu bạn muốn tìm mua một chiếc iPhone 6 ít sử dụng, hãy tìm đến tôi. Thậm chí, tôi có thể tặng bạn một chiếc bao da hàng xịn.

Theo Zing

iPhone 6 lock xuất hiện tại Việt Nam với giá siêu rẻ

iPhone 6 lock từ các nhà mạng Nhật tiếp tục một đợt xả hàng lớn ra thị trường, mức giá rẻ khiến mẫu máy trở nên nổi bật. Thiết kế với khung kim loại cao cấp cùng hiệu năng sử lý nhanh gọn giúp cho chiếc điện thoại iPhone 6 lock được nhiều người dùng tìm đến.


iPhone 6 lock 4,7 inch sở hữu kiểu dáng mỏng với độ dày thân máy chỉ 6,9 mm, trong khi iPhone 6 Plus có màn hình 5,5 inch dày 7,1 mm. Cả hai đều mỏng hơn đáng kể nếu so với iPhone 5S tiền nhiệm có độ dày 7,6 mm. Thiết kế của bộ đôi iPhone 6 lock và iPhone 6 Plus được cải tiến mềm mại hơn so với iPhone 5S và 5C nhưng không khác các hình ảnh rò rỉ trước đó. Vỏ máy vẫn làm từ nhôm với ba tông màu đen xám, bạc và vàng.



Ngoài kích thước thân máy, sự khác biệt giữa iPhone 6 lock và iPhone 6 Plus nằm ở màn hình. Trong khi iPhone 6 sử dụng màn hình 4,7 inch với độ phân giải Retina HD 750 x 1.334 pixel (mật độ điểm ảnh 348 ppi) thì bản Plus là Full HD với kích cỡ 5,5 inch (mật độ điểm ảnh 400 ppi). Apple cũng cải tiến giao diện iOS 8, cho phép iPhone 5,5 inch của hãng có thể sử dụng khi quay màn hình nằm ngang, bổ sung thêm chức năng cho bàn phím ảo. iPhone 6 lock ra mắt 9/2014, model này vẫn chưa hề giảm nhiệt với mức giá bản quốc tế cập nhập đầu tháng 5 là gần 15 triệu đồng.



iPhone 6 lock khoá mạng trưng bày có mức giá rất hợp lý chỉ từ 9,99 triệu đồng với màu đen xám và 10,5 triệu đồng với màu vàng trong khi máy mới có giá 11,99 triệu đồng - áp dụng 30 ngày dùng thử miễn phí, hoàn 100% số tiền không cần lý do. Người dùng có thể mua trả góp chỉ từ 2,99 triệu đồng với chứng minh thư và bằng lái xe photo, không cần hộ khẩu Hà Nội, không cần chứng minh thu nhập với thủ tục nhanh gọn 10 phút nhận máy.



iPhone 6 lock khoá mạng là của nhà mạng At&t của Mỹ và Docomo của Nhật cũng như Viettel, VinaPhone của Việt Nam. Đây đều là hàng chính hãng tiêu chuẩn của Apple nhưng chỉ dùng được SIM của nhà mạng cung cấp. Nếu muốn dùng các nhà mạng khác, người dùng phải mở mạng, sau đó dùng hoàn toàn bình thường như bản quốc tế. Đặc biệt, khi mua kèm gói combo, khách cũng sẽ được bảo hành một đổi một trong 12 tháng đúng tiêu chuẩn Apple tại Mỹ.


Với mức giá hợp lý, đây là thời điểm tốt nhất để sở hữu chiếc iPhone 6 lock. DVS áp dụng chính sách trợ giá 100% đổi máy cũ các dòng khác như Samsung, LG, Sony sang Apple.

Theo Zing.vn

Apple bị phạt vì “làm giá” iPhone tại Đài Loan

Apple đã bị tòa án Đài Loan tuyên phạt với cáo buộc can thiệp vào quá trình định giá của nhà mạng tại Đài Loan nhằm nâng giá iPhone được phân phối thông qua các nhà mạng này.

Trước đó Ủy ban Thương mại (FTC) Đài Loan đã nộp đơn kiện lên tòa án với cáo buộc Apple đã yêu cầu các đối tác viễn thông tại Đài Loan chấp thuận nâng mức định giá các sản phẩm iPhone được phân phối qua các nhà mạng này. Điều này vi phạm pháp luật cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Đài Loan.

Apple sau đó đã phản kháng đơn kiện, tuy nhiên quyết định cuối cùng của tòa án Đài Loan rằng Apple đã vi phạm pháp luật tại Đài Loan và chịu mức án phạt 20 triệu Tân Đài Tệ (tương đương 647 ngàn USD).

“Apple đã hạn chế các hãng viễn thông thiết lập mức giá bán của iPhone 4, 4S, 5 và 5S kèm theo hợp đồng. Điều này vi phạm luật pháp tại Đài Loan”, Chiu Yung-ho, phát ngôn viên của Ủy ban Thương mại Đài Loan cho biết.

Apple bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh tại Đài Loan

Các phiên bản iPhone của Apple thường được phân phối tại Đài Loan kèm theo hợp đồng với một trong 3 hãng viễn thông lớn tại đảo quốc này, bao gồm Chunghwa Telecom, Taiwan Mobile và Far EasTone Telecommunications.

Theo Ủy ban Thương mại Đài Loan, các hãng viễn thông tại Đài Loan có quyền đối với các mẫu sản phẩm mà họ bán, bao gồm việc thiết lập mức giá phù hợp, mà không chịu sự can thiệp của hãng sản xuất.

“Khi điện thoại được chuyển cho hãng viễn thông thứ 3, nhà cung cấp không còn quyền hạn để thiết lập mức giá”, Chiu Yong-ho cho biết thêm.

Sau khi phán quyết của tòa án được đưa ra, hãng viễn thông Chunghwa cho biết tôn trọng quyết định của tòa án, trong khi đó hai hãng viễn thông còn lại là Taiwan Mobile và Far EasTone Telecommunications không đưa ra bình luận nào. 

Bản thân Apple cũng không đưa ra bình luận nào về phán quyết của vụ án.

Apple hiện là hãng smartphone phổ biến nhất tại Đài Loan, khi chiếm 32% thị phần tại đây trong quý IV/2014, theo kết quả nghiên cứu của hãng phân tích thị trường IDC. Điều này góp phần đẩy các hãng smartphone Đài Loan lâm vào khó khăn vì mất đi thị phần trong nước, nổi bật có thể kể đến trường hợp của HTC.

Nhiều công ty tại Đài Loan, bao gồm Hon Hai, Pegatron hay TSMC hiện đang là đối tác sản xuất linh kiện và lắp ráp các sản phẩm của Apple.

Những nỗi lo tiềm tàng từ iPhone khoá mạng bán trôi nổi

"Cơn bão” iPhone 5C khoá mạng chưa kịp đi qua thì một cơn bão mới mang tên “iPhone 5S” tiếp tục đổ bộ, tạo nên một thị trường sôi động trong thời gian ngắn vừa qua. Tuy nhiên, đằng sau đó là những nỗi lo cùng với các rủi ro không lường trước được.


iPhone 5C khoá mạng Nhật ồ ạt về Việt Nam

iPhone 5C, iPhone 5S giá rẻ ào ạt về Việt Nam

Trong những ngày qua, iPhone 5C và 5S phiên bản khoá mạng ở Nhật tuồn về Việt Nam với mức giá hấp dẫn khiến lượng người mua tăng chóng mặt và nhiều cửa hàng không còn hàng để bán.

“Chỉ chưa đầy 1 tuần, mình có thể bán ra hơn 100 con iPhone 5C với giá 3,6 triệu đồng/1 sản phẩm. Hàng về không đủ để cung cho khách hàng, phải tìm hàng ở nhiều đơn vị khác. Cứ có hàng là liên lạc để lấy mà bán cho khách” Một chủ cửa hàng tại quận 1, TPHCM cho biết. 

Thử làm phép tính, nếu đem so với một phiên bản chính hãng đang bán trên thị trường, iPhone 5C khoá mạng có giá chỉ bằng 1/2, từ mức 3,5 - 3,6 triệu đồng so với giá 7 triệu đồng. Tiếp tục so sánh với giá hàng đã qua sử dụng, phiên bản quốc tế, iPhone 5C khoá mạng Nhật tiếp tục chiếm ưu thế, với giá bán cũ rẻ hơn từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, tức hàng cũ quốc tế đều đang chào bán từ mức 5 triệu đến 5,5 triệu đồng. 

Không chỉ vậy, ở mức tiền túi bỏ ra 3,5 triệu đồng, đó là một mức giá được xem là “lỡ cỡ” và khó để chọn mua một smartphone tốt. “Tốt” ở đây theo một chủ cửa hàng tại quân 10 cho biết: “ Đó là hàng phải có thương hiệu, cấu hình mạnh, và chỉ mua được những chiếc Android đã qua sử dụng nhưng cũng ở mức tàm tạm, thậm chí giá đó chỉ mua được 1 chiếc iPhone 4S phiên bản quốc tế.” 

Chính những lý do trên, đã giúp cho iPhone 5C khoá mạng Nhật gây sốt, đánh đúng vào tâm lý ham rẻ nhưng có máy ngon của hầu hết người dùng hiện nay. 

Của rẻ là của ôi!

Tuy nhiên, những chiếc iPhone khoá mạng nói chung và cả những iPhone khoá mạng Nhật có những điểm đáng lo mà người dùng cần lưu ý trước khi quyết định mua sắm. 

Đầu tiên đó là việc khoá mạng Nhật bắt buộc người dùng phải sử dụng SIM ghép để qua mặt chiếc máy và nó hiểu rằng, đây là SIM của nhà mạng “mình” mà cho phép kích hoạt để sử dụng. Hạn chế của SIM ghép là việc sẽ không hỗ trợ một phiên bản nâng cấp mới của Apple, nếu như người dùng nâng cấp lên một phiên bản iOS mới, chiếc SIM ghép có thể bị vô hiệu hoá, và chiếc máy của người dùng có thể thành những “cục sắt” hay nói đơn giản như cộng đồng mạng rằng, đó là một chiếc “iPod” để nghe nhạc.




Trong mấy ngày qua, Dân trí cũng đã có những thực nghiệm thực tế và phản ánh rằng, nếu như phiên bản iPhone 5C khoá mạng Nhật (Docomo) nâng cấp lên iOS 8.3, thì SIM ghép sẽ gây ra lỗi trừ tiền 2.500 đồng sau mỗi lần khởi động lại. Vì vậy những chiếc máy iPhone 5C khoá mạng Docomo chỉ có thể sử dụng ở nền tảng phiên bản thấp hơn, dưới iOS 8.3 và sửa một số lỗi thông dụng. 

Đồng thời, một vấn đề quan trọng nhất là iPhone khoá mạng có xuất xứ từ Nhật Bản, từ thời chiếc iPhone 4 đến iPhone 6 hiện nay đều không thể mở mạng thành một phiên bản quốc tế như những chiếc iPhone khác có xuất xứ từ Mỹ. Vì vậy, người mua sẽ phải chung sống với chiếc SIM ghép mãi mãi. 

Một vấn đề khác trong sử dụng là các chức năng nhắn tin, Facetime, iMessages hay thông tin nhà mạng hiển thị đều phải dùng các biện pháp để sửa lỗi. Tất nhiên đều có cách để xử lý, và các cửa hàng cung cấp cho bạn sẽ phải can thiệp để sửa lỗi. Và cứ gặp lỗi, người dùng sẽ tìm cách xử lý lỗi trên nhưng nếu am hiểu, người dùng bắt buộc phải mang ra cửa hàng để các kỹ thuật viên can thiệp. 

Đó chỉ là một số vấn đề đã được thấy và biết, ngoài ra trong lúc sử dụng người dùng có dính đến các vấn đề lỗi nhỏ nhặt khác từ SIM ghép, gây rắc rối trong lúc sử dụng như: một số máy sẽ bị lỗi gửi tin nhắn nếu bật 3G (máy khoá mạng Docomo) hoặc lỗi cuộc gọi… 

Theo kỹ thuật viên Anh Vũ, chuyên viên phần mềm dành cho iPhone tại quận 10, TPHCM cho biết trước đó: “Hầu hết iPhone 5C, 5S khoá mạng Nhật đang về Việt Nam đều là phiên bản iOS 8.1.3 trở lên, do đó không có cách nào có thể sửa lỗi hết tất cả các lỗi mà iPhone khoá mạng Nhật phát sinh trong lúc sử dụng. Việc sửa lỗi hết các lỗi đều phải Jailbreak mà tính đến thời điểm này, chưa có một công cụ nào có thể Jailbreak được.”

"Một điểm mà người dùng cần lưu ý rằng, iPhone hay bất kể một điện thoại nào đi chăng nữa, khi sử dụng trong một thời gian dài đều gặp lỗi và làm cho máy ì ạch. Chỉ có thể cài đặt lại Firmware của máy mới có thể giải quyết được vấn đề này, chưa kể các máy bị treo “táo” đều phải khắc phục bằng cách cài đặt mới. Chính điều này dẫn đến một việc là iPhone được nâng cấp lên phiên bản mới, nâng baseband và SIM ghép có thể không Unlock được thì chiếc máy của bạn trở thành “cục gạch” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.” Anh Vũ chia sẻ thêm. 

“Việc nâng cấp lên 8.1.3, người dùng không còn có cách nào quay lại các phiên bản cũ vì Apple đã ngừng hỗ trợ bản cập nhật iOS 8.1.2, đồng nghĩa với việc chặn hoàn toàn các thiết bị có ý định bẻ khoá (jailbreak). Và chưa có bất cứ công cụ jailbreak nào được đưa ra trong khoảng thời gian dài vừa qua, nên những chiếc iPhone khoá mạng đều không thể sửa lỗi và hạn chế các tính năng chính.” Anh Vũ khẳng định. 

Rủi to từ các phụ kiện đi kèm

Với những iPhone khoá mạng đang tuồn về Việt Nam, hầu hết cửa hàng bán ra sản phẩm này luôn có tuỳ chọn cho người dùng mua sắm. Tức nếu 3,4 triệu đồng sẽ chỉ có chiếc máy, hoặc 3,6 triệu đồng có ngay cáp sạc, tai nghe… tuỳ cửa hàng mà giá bán phụ kiện khác nhau. 

Theo như khẳng định của một chủ cửa hàng bán hàng khoá mạng này cho biết: “Đó là cáp, sạc phụ kiện có nguồn gốc Trung Quốc, và các cửa hàng đều nói với khách là hàng phụ kiện chứ không phải Zin theo máy. Vì nó là hàng cũ, mà máy cũ thì làm sao đòi hàng nguyên zin như mua hàng mới. Không có hộp và các phụ kiện khác ngoài sạc cáp, tai nghe.”


Sạc iPad dỏm gây cháy nổ. (Ảnh: Internet).

Như vậy, chiếc iPhone khoá mạng Nhật đang về Việt Nam chỉ có máy là nguyên bản của nhà sản xuất và phụ kiện chỉ là những hàng trôi nổi, hoặc hàng có chất lượng tốt hơn (tuỳ vào nơi bán) chứ không phải hàng phụ kiện mà Apple sản xuất.

Chính lý do đó, nó gây ra nhiều nguy hại mà chúng ta không lường trước, nó có thể gây chập điện và cháy nổ như những trường hợp “sống” mà chúng tôi đã nêu trước đây. Điều này gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Theo ông Vũ Đức Hải, Phó giám đốc trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật FPT Shop, iPhone không phải nhập cho thị trường Việt Nam, đặc biệt iPhone khoá mạng với nguồn gốc không rõ ràng, xuất xứ, không tem nhãn nhập khẩu, không nguyên seal sẽ mang lại rủi ro cho người tiêu dùng: Phụ kiện không chính hãng (ảnh hưởng đến máy và đến chính người sử dụng: như cháy, nổ); máy không phải là máy mới và không được bảo hành theo chính sách của hãng. 

Ngoài ra liên quan đến vấn đề bảo hành, hầu hết các dòng máy này đã hết hạn bảo hành của Apple và may mắn lắm người dùng có thể có những chiếc máy vẫn còn trong thời gian bảo hành của Apple. Tuy nhiên, đặc thù cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều khác nhau, iPhone khoá mạng không chấp nhận bảo hành ở các đại lý uỷ quyền chính thức của Apple tại Việt Nam, bao gồm tất cả iPhone xách tay về Việt Nam. Mỗi đơn vị uỷ quyền chỉ chấp nhận bảo hành do họ phân phối, hàng chính thức của Apple dành cho thị trường Việt. 

Đối với hàng khoá mạng và hàng xách tay về Việt Nam, đều là bảo hành do chính cửa hàng tự đưa ra và người dùng không có thể khiếu kiện nếu gặp phải tình trạng lỗi xảy ra đối với Apple hay những đơn vị uỷ quyền chính thức của hãng tại Việt Nam.

Do vậy, người dùng cần cân nhắc giữa quyền lợi, nhu cầu sử dụng để đưa ra các phương án tốt nhất để mua sắm, đừng vì ham rẻ mà phớt lờ những nguy hiểm, những khó khăn tiềm tàng của dòng máy khoá mạng…