Hotline: 0973 549 00
Menu

Giá xăng giảm 816 đồng/lít từ 15 giờ hôm nay

Bộ Công Thương vừa có văn bản chính thức về điều hành giá xăng dầu trong nước.Theo đó, Bộ này điều chỉnh giảm mạnh giá các mặt hàng xăng dầu, áp dụng từ 15 giờ hôm nay (8.4). Cụ thể: Giá xăng RON 92 giảm 816 đồng/lít, xăng E5 giảm 816 đồng/lít; dầu hỏa giảm 638 đồng/lít, dầu mazut giảm 562 đồng/kg.

Giá xăng giảm 816 đồng/lít từ 15 giờ hôm nay (Ảnh minh họa)

Như vậy, sau khi giảm, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ở mức: xăng RON 92 giá 19.304 đồng/lít, xăng E5 là 18.809 đồng/lít, dầu diezel là 13.862 đồng/lít, dầu hỏa 13.112 đồng/lít và dầu mazuts là 10.872 đồng/kg.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu doanh nghiệp giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá như hiện hành và thực hiện từ 15 giờ ngày 4.8.

Theo bộ này, giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày kể từ 20.7 đến nay là 69,891 USD/thùng với xăng RON 92; 61,456 USD/thùng với dầu diezel; 62,833 USD/thùng với dầu hỏa và 294,203 USD/tấn dầu mazut.

Giá xăng tính từ đầu năm 2015 đến ngày 4.8 đã được điều chỉnh 9 lần với 5 lần giảm và 4 lần tăng. 
Những lần tăng giá vào các ngày 11.3, 5.5, 20.5 và 19.6. Trong đó, lần tăng giá mạnh nhất là vào ngày 5.5 với mức tăng 1.950 đồng/lít. Tổng cộng 4 lần tăng giá, giá xăng RON 92 đã tăng thêm 5.040 đồng/lít. 
Như vậy, từ đầu năm đến nay, mức tăng của giá xăng vẫn cao hơn nhiều mức giảm giá. 

Giá xăng chỉ giảm 260 đồng/lít - quá vô lý!

Như vậy, theo đúng chính sách quản lý giá xăng dầu theo Nghị định 83/CP, giá xăng dầu trong nước gắn chặt với giá xăng dầu trên thị trường quốc tế.

Hãy tách lợi ích doanh nghiệp ra khỏi lợi ích của cơ quan quản lý, trả xăng dầu về cho thị trường quyết định giá. (Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao động

Nói “zậy, nhưng không phải zậy”, câu thành ngữ phía nam thật đúng với câu chuyện giá xăng dầu hiện nay. Được biết, tính đến ngày 20-7, giá xăng dầu nhập khẩu bình quân “15 ngày gần nhất” là ở khoảng 74 USD/thùng (tương đương 10.094 đồng/lít), giảm khoảng 6,95 USD/thùng (992 đồng/lít) so với giá trung bình kỳ trước. Giá cơ sở cũng giảm tương ứng, khoảng 1.000đ/lít, và nếu theo đúng chính sách, giá xăng phải giảm khoảng 900-1.000đ/lít.

Nhưng dư luận hoàn toàn thất vọng khi, vào hồi 15h ngày 20-7, giá xăng chỉ giảm có 260đ/lít. Phần dư ra ai được hưởng? Theo các chuyên gia thị trường xăng dầu, từ đầu tháng 7 tới nay, các doanh nghiệp xăng dầu (dĩ nhiên Petrolimex chiếm thị phần khống chế) đang được hưởng lãi 1.065đ/lít xăng, nếu tính cả lãi định mức 300đ/lít xăng (nằm trong giá cơ sở) các doanh nghiệp đầu mối đang hưởng lãi tới 1.365đ/lít xăng.

Nay có giảm 260đ/lít, các doanh nghiệp này vẫn bỏ túi tới 1.105đ/lít xăng. Khoản lãi khổng lồ, đáng tiếc ăn trên lưng người tiêu dùng, trên lưng nền kinh tế, vì giá xăng có ảnh hưởng rất mạnh tới giá thành sản phẩm hàng hóa, giá xăng tăng, sức cạnh tranh của nền kinh tế đương nhiên giảm hẳn. Cơ quan quản lý Nhà nước (liên Bộ Công thương - Tài chính) nói gì? Giá xăng không giảm mạnh bởi ngừng sử dụng Quỹ bình ổn giá và duy trì mức trích nộp Quỹ bình ổn giá. Quỹ bình ổn giá có thể hết chăng? Không phải vậy.

Ngay trước thời điểm giá xăng giảm 260 đồng/lít, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã công bố công khai trên trang web của mình cho biết, ước tồn Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là 1.350 tỷ đồng. Như vậy, so với thời điểm điều chỉnh giá gần nhất là ngày 4-7, quỹ bình ổn giá của tập đoàn này đã tăng lên thêm 10 tỷ đồng từ 1.340 tỷ đồng. Với quyết định này có nghĩa Quỹ này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh lên trong kỳ điều hành 15 ngày tới đây.

Thêm một ý nữa, từ lâu Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã bị các chuyên gia cho rằng, không phải là công cụ tốt để bình ổn giá xăng dầu, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao Quỹ này vẫn tồn tại? Tổng hợp lại, một sự thật đã rõ: Chẳng cần giá thị trường thế giới, giá cơ sở này nọ… Vấn đề đơn giản hơn, cơ quan quản lý giá và doanh nghiệp có muốn giảm giá xăng dầu không thôi.

Một khi lợi ích của cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp còn gắn chặt với nhau, chính sách chỉ là vật trang sức cho lợi ích mà thôi. Hãy tách lợi ích doanh nghiệp ra khỏi lợi ích của cơ quan quản lý, trả xăng dầu về cho thị trường quyết định giá. Chỉ có như vậy, giá xăng dầu mới có thể giảm được và nền kinh tế cũng sẽ giảm được gánh nặng nuôi béo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu.

Xăng giảm giá 260 đồng

Giá bán lẻ xăng RON 92 được hạ xuống 20.120 đồng một lít từ 15h ngày 20/7.

Bảng giá được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp dụng từ 15h hôm nay.

Yêu cầu nêu trên vừa được Liên bộ Công Thương – Tài chính đưa ra với các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Theo đó, giá xăng RON 92 sẽ được điều chỉnh về mức tối đa 20.120 đồng một lít từ 15h hôm nay, giảm 260 đồng so với trước. 

Mặt hàng xăng sinh học E5 có mức giảm giá 425 đồng mỗi lít, về không quá 19.625 đồng mỗi lít.Trong khi đó, mức giảm với các mặt hàng xầu lớn hơn nhiều. Cụ thể, dầu Diesel giảm 1.112 đồng m một lít, dầu hỏa mức giảm là 1.128 đồng còn dầu madút giảm 872 đồng một kg. Mức điều chỉnh cụ thể như sau:

Mặt hàng Giá bán lẻ hiện hành Giá tối đa mới Chênh lệch
Xăng RON 92 20.380 20.120 260
Xăng sinh học E5 20.050 19.625 425
Dầu diesel 15.790 14.681 1.112
Dầu hỏa 14.870 13.750 1.128
Dầu madút 12.670 11.434 872

Theo thông tin từ cơ quan điều hành, trong thời gian từ 4/7 đến 19/7 giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, khiến giá cơ sở các mặt hàng mặt hàng đều giảm 787-1.128 đồng mỗi lít, kg. Do đ, cùng với việc điều chỉnh giá, cơ quan quản lý cũng yêu cầu ngừng sử dụng quỹ Bình ổn đối với các mặt hàng xăng, vốn đang ở mức 362-527 đồng một lít.

Biểu giá mới được cập nhật tại một cây xăng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) lúc 15h. Ảnh: Quý Đoàn

Trước đó, giá xăng đã có 7 lần điều chỉnh từ đầu năm, với 4 lần tăng liên tiếp xen kẽ 3 lần giảm. Mức bán lẻ cao nhất được ghi nhận trong lần điều chỉnh ngày 19/6, khi một lít xăng RON 92 được bán với giá 20.710 đồng một lít

Từ tháng 5, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được áp dụng tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, dầu diesel từ 500 đồng lên 1.500 đồng. Ngược lại, cơ quan điều hành cũng tiến hành giảm thuế nhập khẩu và cam kết điều chỉnh thuế môi trường không ảnh hưởng đến giá xăng.

Xăng giảm giá hơn 300 đồng một lít

Giá bán lẻ xăng RON 92 về mức 20.380 đồng một lít từ 13h chiều nay (4/7).

Người dân mua xăng với giá mới tại cây xăng Nam Đồng (Đống Đa) sau 13h trưa nay. Ảnh: Giang Huy

Quyết định nêu trên vừa được Liên bộ Tài chính - Công Thương đưa ra. Theo đó, từ 13h chiều 4/7, giá cơ sở mỗi lít xăng RON 92 sẽ giảm 331 đồng, về 20.380 đồng một lít. Các doanh nghiệp đầu mối sẽ không được bán lẻ cao hơn mức này (chưa tính các khoản phụ phí do đặc thù vùng, miền).

Giá xăng sinh học E5 cũng được giảm 331 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (diesel, dầu hỏa, madút) cũng giảm giá tương ứng 221-424 đồng một lít. Như vậy, giá trần đối với dầu diesel sẽ về mức 15.793 đồng một lít. 

Sau quyết định này, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng công bố biểu bán lẻ mới, với mức giá tương đương trần mà cơ quan quản lý đề ra.



Quyết định điều chỉnh được đưa ra sau khi tính toán cho thấy giá cơ sở trong vòng 15 ngày qua có xu hướng giảm. Do vậy, cùng với việc hạ giá bán lẻ các mặt hàng 221-424 đồng một lít,kg, cơ quan quản lý cũng yêu cầu giảm mức sử dụng quỹ bình ổn giá (từ 1.047 đồng một lít về 527 đồng một lít với các loại xăng thông thường và từ 882 đồng về 362 đồng một lít đối với E5).

Trước đó, giá xăng đã có 6 lần điều chỉnh từ đầu năm, với 2 lần giảm và 4 lần tăng liên tiếp. Riêng trong tháng 5, xăng đã tăng giá gần 3.200 đồng sau 2 lần điều chỉnh, lên trên 20.000 đồng một lít.

Cũng từ tháng 5, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được áp dụng tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, dầu diesel từ 500 đồng lên 1.500 đồng. Ngược lại, cơ quan điều hành cũng tiến hành giảm thuế nhập khẩu và cam kết điều chỉnh thuế môi trường không ảnh hưởng đến giá xăng.

Trong tháng 6, giá dầu thô thế giới chỉ giao dịch với biên độ 5 USD, hẹp nhất 19 tháng qua. Khối lượng giao dịch hiện cũng thấp nhất từ tháng 12 năm ngoái và số lượng hợp đồng tương lai chưa thực hiện đang ở đáy 6 tháng. Theo dự báo của Bloomberg, giá dầu tại New York sẽ chỉ dao động quanh 59 USD mỗi thùng trong quý III và 63 USD quý IV.


Biến động giá dầu thế giới từ đầu năm.


"Ngày 4.6, giá xăng dầu có thể giảm"

Đây là khẳng định của ông Võ Văn Quyền-Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ này, chiều nay (1.6).

Ông Quyền cho biết, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng giảm gần đây. Giá xăng bình quân 15 ngày (tính đến 31.5) ở mức 81.307 USD/thùng so với 81.343 USD/thùng của những ngày trước đó, tính ra đã giảm nhẹ. Giá dầu có mức giảm còn lớn hơn. Nếu giá dầu Diesel ngày 20.5 là 79.135 USD/thùng thì đến hôm nay chỉ còn 76.926 USD/thùng.

Ông Quyền cho biết, còn 3 ngày nữa, tức đến ngày 4.6 tới đây Bộ Công Thương sẽ công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu. “Tôi hy vọng 3 ngày nữa giá xăng dầu thế giới sẽ giảm tiếp để giá xăng dầu trong nước có cơ hội giảm”-ông Quyền nói.

Tuy nhiên, vị Vụ trưởng này cho hay, để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới thì liên Bộ Công Thương-Tài chính phải tính dựa trên giá bình quân của 15 ngày, chứ không phải một vài ngày gần kỳ điều chỉnh. Do vậy, với diễn biến giá xăng dầu thế giới hiện nay, ông Quyền dự báo: “Giá xăng dầu trong nước đang có cơ hội xem xét giảm hoặc giảm chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tất cả còn tùy thuộc vào diễn biến giá của 3 ngày tới”.

Giá xăng dầu qua hai lần tăng "khủng" đã gây ra không ít bức xúc cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Bình luận về những nhận định này, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho biết, giá xăng dầu qua hai lần tăng "khủng" đã gây ra không ít bức xúc cho người tiêu dùng bởi cách tính giá, thuế, phí, chi quỹ bình ổn còn nhiều bất cập. Kỳ điều hành tới đây, theo ông Thắng, không có lý do gì để giá xăng dầu trong nước không giảm, bởi trong hai lần tăng giá trước đó thì giá xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng giảm nhưng do thuế phí của ta còn điều hành chưa chuẩn dẫn đến những tranh cãi, bức xúc cho người dân.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng dự báo, nếu có giảm giá xăng tới đây chắc chắn sẽ lại “nhỏ giọt” hoặc sẽ bị giữ nguyên, giá dầu có cơ hội giảm mạnh hơn bởi Quỹ bình ổn vẫn đang chi bù giá cho mặt hàng xăng khá lớn là cớ để cơ quan chức năng điều hành giá lần này.

Chỉ tính từ đầu năm 2015 tới nay, xăng đã 3 lần tăng giá: Xăng được điều chỉnh tăng giá một lần vào ngày 11.3 là 1.600 đồng/lít. Tiếp đó, giá xăng lại tăng 1.950 đồng/lít hôm 5.5 và hôm 20.5, giá xăng tiếp tục tăng 1.200 đồng/lít.

Giá xăng tiếp tục tăng 1.200 đồng

Với mức tăng kịch trần Liên bộ Tài chính - Công Thương cho phép, giá bán lẻ xăng RON 92 vượt 20.000 đồng.

Theo thông báo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), giá bán lẻ các loại xăng khoáng (RON 92 và RON 95) cùng xăng sinh học E5 RON 92 đồng loạt tăng 1.200 đồng kể từ 20h ngày 20/5, do áp lực của thị trường thế giới. Đây là lần tăng giá xăng thứ hai liên tiếp kể từ đầu tháng và lần thứ ba kể từ đầu năm. Giá xăng hiện tại đắt hơn 4.760 đồng so với mức đáy đạt được vào cuối tháng một.

Biểu giá bán lẻ của Petrolimex

Đơn vị: Đồng/lít

Sản phẩm
Giá cũ
Giá mới
Mức điều chỉnh
Xăng RON 95
19.830
21.030
1.200
Xăng RON 92
19.230
20.430
1.200
Xăng E5 RON 92
18.900
20.100
1.200
DO 0,05S 
15.880
16.380
500
DO 0,25S
15.830
16.330
500
Dầu hoả
15.810
15.750
(-) 60

Ít phút trước khi Petrolimex công bố giá bán, Liên bộ Tài chính Công Thương đã có văn bản cho phép giá bán lẻ mỗi lít xăng RON 92 được phép tăng tối đa 1.200 đồng một lít; diesel và dầu hoả cũng được phép tăng 500 đồng một lít. Riêng dầu madút giảm giá nhẹ 64 đồng mỗi kg.

Bốn tiếng sau khi tăng giá xăng, Petrolimex bắt đầu tăng giá dầu diesel các loại thêm 500 đồng và giảm giá dầu hỏa 60 đồng một lít.


Đây là lần thứ ba giá xăng tăng kể từ đầu năm. Ảnh: Quý Đoàn

Liên bộ cho biết trong vòng 15 ngày tính tới 18/5, giá xăng dầu thành phẩm liên tục tăng cao, trong đó xăng RON 92 lên tới 83,97 USD một thùng. Tính ra tiền Việt sau khi cộng tất cả các loại thuế, phí, hoa hồng, lợi nhuận định mức, giá cơ sở xăng RON 92 cao hơn 2.254 đồng so với giá bán lẻ.

Để hạn chế mức tăng giá bán lẻ, liên bộ cho biết đã giảm thuế nhập khẩu 2-7% đối với các mặt hàng dầu đồng thời giữ nguyên mức trích quỹ bình ổn 300 đồng một lít, kg. Nhà điều hành cũng cho phép chi quỹ này ở mức 324-1.054 đồng một lít (mức cao nhất áp dụng với xăng) để bù đắp chênh lệch.


Biểu đồ giá xăng RON 92 cho thấy xu hướng giá đang tăng nhanh kể từ đầu năm trở lại đây, sau chuỗi rơi mạnh vào nửa cuối năm ngoái.

Đây là lần điều chỉnh thứ 5 của giá xăng dầu từ đầu năm, sau 2 lần giảm và 2 lần tăng liên tiếp. Gần đây nhất, ngày 5/5, giá xăng đã tăng kỷ lục 1.950 đồng, lên 19.230 đồng một lít. Đây cũng là bước tăng dài nhất của mặt hàng này kể từ cuối tháng 3/2011.

Bắt đầu từ đầu tháng này, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được áp dụng tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, dầu diesel từ 500 đồng lên 1.500 đồng. Cơ quan điều hành, ngược lại, đã tiến hành giảm thuế nhập khẩu và cam kết việc tăng thuế môi trường không ảnh hưởng tới giá bán lẻ.

Bộ Tài chính: 'Giá xăng đáng lẽ tăng 3.300 đồng một lít'

Do giá thế giới tăng hơn 14% trong nửa tháng qua, Bộ cho rằng giá xăng trong nước lẽ ra phải tương xứng và điều này không liên quan tới thuế môi trường.


Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng thị trường thế giới là nguyên nhân chính khiến giá bán lẻ xăng dầu tăng kỷ lục. Ảnh: N.M

Giá xăng bán lẻ RON 92 vừa tăng kỷ lục gần 2.000 đồng một lít, tương đương 10-11%. Đại diện Bộ Tài chính cho biết quyết định được Liên bộ Công Thương - Tài chính đưa ra sau nhiều lần "nhấc lên hạ xuống" và báo cáo Chính phủ và lẽ ra giá xăng bán lẻ phải tăng hơn 3.300 đồng vì giá thế giới tăng quá cao.

Trong chu kỳ điều hành 15 ngày (từ ngày 20/4 đến 4/5), giá xăng RON 92 bình quân là 77,67 USD một thùng (tăng gần 10 USD, tương đương hơn 14%) so với bình quân 15 ngày trước đó.

"Để chia sẻ với người tiêu dùng, liên bộ cho phép tăng sử dụng quỹ bình ổn thêm 446 đồng mỗi lít. Nếu không dùng quỹ bình ổn, giá xăng có thể phải tăng 3.300 đồng", vị đại diện Bộ Tài chính giải thích.

Biểu giá bán lẻ từ 5/5/2015, tại vùng 1

Đơn vị: đồng/lít hoặc kg

Sản phẩm
Giá cũ
Giá mới
Mức điều chỉnh
Xăng RON 95
17.880
19.830
1.950
Xăng RON 92
17.280
19.230
1.950
Xăng E5 RON 92
16.950
18.900
1.950
DO 0,05S
15.880
15.880
0
DO 0,25S
15.830
15.830
0
Dầu hoả
16.070
15.810
(-) 260

Đợt điều chỉnh giá xăng dầu lần này diễn ra trong bối cảnh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vừa được tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, đúng bằng mức tăng giá xăng dầu khiến nhiều người một lần nữa cho rằng giá bán lẻ tăng vì đợt điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính vẫn khẳng định giá xăng tăng hôm 5/5 là do giá thế giới. "Thuế nhập khẩu xăng giảm từ 35% xuống còn 20%, mức giảm 15% này tương tứng trong cơ cấu giá cơ sở tại thời điểm tính toán là 2.000 đồng - bằng mức tăng thuế bảo vệ môi trường nên không thể nói đây là nguyên nhân khiến giá bán lẻ xăng dầu đội thêm", lãnh đạo của Bộ Tài chính phân tích.

Với mặt hàng dầu - ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, cơ quan điều hành quyết định không điều chỉnh tăng giá bán mà sử dụng triệt để công cụ giảm thuế nhập khẩu dầu diesel từ 20% xuống 13% và tăng mức sử dụng Quỹ bình ổn từ 188 đồng lên 322 đồng để giữ giá bán mặt hàng này.

Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá xăng dầu vừa qua còn góp phần giảm bớt tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do giá trong nước thấp hơn các nước láng giềng.