Hotline: 0973 549 00
Menu

Bệnh tiểu đường thai kỳ - Chớ coi thường!

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đi kiểm tra bác sỹ nhiều gấp ba lần so với các phụ nữ khác.

Phụ nữ mang thai luôn cố gắng để con mình được phát triển trong điều kiện hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên nếu bạn không may mắc chứng tiểu đường thì việc mang thai sẽ gặp không ít trở ngại. Hãy cân nhắc một số chú ý sau trước khi mang thai nếu bạn bị tiểu đường.

Kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu

Nếu bạn đang muốn có con, chắc chắn bạn phải quyết tâm bỏ được những thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc, giảm cân, và nên ăn uống khoa học. Bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm hợp lý vào khẩu phần ăn uống của mình để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ có lượng đường trong máu quá cao hay quá thấp đều gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Ngoài ra, phụ nữ mắc tiểu đường loại 2 là nhóm đặc biệt có nguy cơ chịu ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), khiến việc rụng trứng cũng gặp khó khăn hơn so với các phụ nữ bình thường. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích quá trình rụng trứng theo chỉ dẫn của bác sỹ để hỗ trở.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đi kiểm tra bác sỹ nhiều gấp ba lần so với các phụ nữ khác. 

Thường xuyên đi kiểm tra

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đi kiểm tra bác sỹ nhiều gấp ba lần so với các phụ nữ khác. Trong quá trình mang thai, cơ thể xảy ra rất nhiều biến đổi khiên quá trình trao đổi và hấp thụ dinh dưỡng thay đổi theo. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh của bạn thêm trầm trọng. Vì vậy, thường xuyên đi kiểm tra có thể giúp bạn phòng tránh được các ảnh hưởng của việc mang thai và bệnh tiểu đường lẫn nhau.

Hạn chế sử dụng thuốc

Hầu hết các bác sỹ đều khuyên phụ nữ mang thai bị tiểu đường loại 2 nên ngưng dùng thuốc bời nghiên cứu khoa học chưa có đủ bẳng chứng để khẳng định các loại thuốc này là an toàn với thai nhi. Mặc dù việc sử dụng thuốc uống khá tiện lợi nhưng bạn cũng có thể áp dụng biện pháp bổ sung insulin định kì để đảm bào lượng đường trong máu luôn ổn định trong suốt thai kỳ. Với phụ nữ mắc tiểu đường loại 1 thì biện pháp bổ sung insulin gần như là bắt buộc. Do vậy hãy liên hệ với bác sỹ điều trị để điều chỉnh lượng insulin bổ sung cho phù hợp với việc mang thai.
Đối phó với ốm nghén

Nếu bạn đang trong quá trình bổ sung insulin định kỳ thì việc việc bổ sung thức ăn để kết hợp điều hòa lượng insulin mới bổ sung này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc ăn bổ sung này sẽ không còn đơn giản nữa khi bạn bị ốm nghén và chẳng thể giữ được thứ gì trong dạ dày. Trong trường hợp này, các bác sỹ khuyên bạn nên ăn bánh quy ngay sau khi thức dậy hoặc thậm chí ăn một vài miếng ngay trên giường để hạn chế các phản ứng tiêu cực của cơ thể. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc để giúp tránh cảm giác buồn nôn trong khi ăn. Nhưng nhớ là nên thật hạn chế và chỉ sử dụng thuốc khi các triệu chứng ốm nghén này quá mức chịu đựng của cơ thể.

Kiểm tra nồng độ đường trong máu thường xuyên

Không may mắc chứng tiểu đường thì bạn cần phải luôn thường trực cảnh giác với nồng độ đường trong máu của mình. Điều này có nghĩa là bạn cần luôn sẵn sàng dụng cụ đo nồng độ đường trong máu bên mình để có thể nắm tầm kiểm soát trong tay. Việc để lượng đường lên cao hay xuống thấp thất thường có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình thai nhi phát triển. Chị Nina Alkino ở bang Califonia Mỹ cho biết: “Khi mang thai con trai tôi bây giờ, có khi tôi kiểm tra tới 15 lần một ngày, hoặc có khi là mỗi giờ”. Các cụ thường dạy ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ thì đây chính là lúc bạn nên áp dụng lời khuyên này. Một khi bạn không khỏe thì không những bạn sẽ khổ mà em bé trong bụng chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Cảnh giác với hạ đường huyết

Nếu bạn đang thường xuyên phải bổ sung insulin thì hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chứng hạ đường huyết, một triệu chứng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Việc hạ đường huyết hay tụt huyết áp khá nguy hiểm vì nó thường đi kèm theo các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay run và thậm chí có thể ngất xỉu. Nguyên nhân của việc hạ đường huyết lại chính là do lượng insulin cao hơn so với mức cần thiết hoặc không ăn đủ tương xứng với lượng insulin bổ sung gây nên dư thừa. Để tránh xảy ra tình trạng này bạn có thể sử dụng sản phẩm gel được thiết kế đặc biệt để kiểm soát tình trạng hạ đường huyết đeo ngay trên tay. Bạn cũng nên sử dụng một số thực phẩm giàu cacbon hydrat như dâu tây hay rau xanh hoặc ngũ cốc. Các thực phẩm này không những cung cấp nguồn năng lượng lâu dài mà còn ngăn ngừa được cả bệnh tiêu chảy.

Hỏi kinh nghiệm những người ‘từng trải’

Mẹ của bạn, chị em gái hay cô bạn thân có thể luôn là những người đầu tiên bạn nghĩ đến khi cần những lời khuyên về chuyện bầu bí. Thế nhưng, khi bạn mắc chứng tiểu đường thì tất nhiên những phụ nữ ‘từng trải’ có thể cho bạn những lời khuyên chính xác hơn. Đừng ngại chia sẻ tình trạng của mình để có thể nhận được lời khuyên hữu ích từ mọi người nhé.

Giải mã 6 hiểu lầm về insulin và bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 2, bạn thực sự cần phải biết về insulin để có thể đối phó với bệnh một cách tốt nhất.

Dưới đây là những hiểu lầm và sự thật về insulin và bệnh tiểu đường loại 2.

1. Bệnh nhân tiểu đường luôn luôn cần insulin

Sự thật: Những người có bệnh tiểu đường loại 1 (chiếm 5-10% bệnh nhân tiểu đường) cần dùng insulin. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 2 (chiếm 90-95% người bị bệnh tiểu đường), bạn có thể không cần insulin.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ thì trong số những người lớn bị bệnh tiểu đường, chỉ có 14% sử dụng insulin, 13% sử dụng insulin và thuốc uống, 57% chỉ dùng thuốc uống và 16% kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, không dùng thuốc hay insulin.

Điều quan trọng là bệnh nhân phải giữ ổn định được lượng đường trong máu để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác.

Ảnh minh họa

2. Dùng insulin có nghĩa là bệnh đã rất trầm trọng, không thể cứu vãn

Sự thật: Đây là một hiểu lầm trầm trọng.

Theo Tiến sĩ Jill Crandall, bác sĩ, giáo sư y học lâm sàng và là Giám đốc của đơn vị thử nghiệm lâm sàng bệnh tiểu đường tại Đại học Dược Albert Einstein, Bronx, New York cho biết:

"Nhiều người cố gắng chăm chỉ tuân theo một chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân lành mạnh trong khi vẫn cần insulin để điều trị tiểu đường".

"Một tỷ lệ lớn những người bị bệnh tiểu đường loại 2 giai đoạn cuối sẽ cần insulin, và chúng tôi không thấy nó có nghĩa là không thể cứu chữa", cô nói.

Thực tế là bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh có quá trình, nghĩa là bạn có thể thay đổi những thói quen, lối sống để đảm bảo lượng đường trong máu ở phạm vi khỏe mạnh.

Ăn uống đúng cách và tập thể dục là những việc rất quan trọng, nhưng nhu cầu dùng thuốc ở mỗi bệnh nhân cũng có thể khác nhau.

Ảnh minh họa

3. Insulin có thể gây nguy hiểm tính mạng vì làm giảm lượng đường trong máu 

Sự thật: Không hẳn vậy. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 ít có nguy cơ hạ đường huyết (đường trong máu thấp) so với bệnh nhân bị tiểu đường loại 1.

Tình trạng đường trong máu thấp có thể gây mất ý thức hoặc hôn mê. Tuy nhiên, hầu hết mọi người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể dễ dàng nhận ra các triệu chứng, bao gồm lo lắng, run tay, đổ mồ hôi và thèm ăn.

Tiêu thụ một chút nước đường, nước trái cây, hoặc đường viên có thể khắc phục tình trạng này.
Ảnh minh họa

4. Nếu phải bổ sung insulin thì cần bổ sung suốt đời

Sự thật: Không nhất thiết, nhu cầu bổ sung insulin tùy thuộc sức khỏe mỗi người.

Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể cần insulin tạm thời, chẳng hạn như ngay sau khi được chẩn đoán hoặc trong khi mang thai, trong khi những người khác có thể cần bổ sung vô thời hạn.

Một số những người bị giảm cân nhanh chóng (một cách tự nhiên hoặc với sự trợ giúp của phẫu thuật giảm béo) có thể thấy rằng họ không còn cần insulin, trong khi những người khác cũng giảm cân nhưng vẫn có thể cần nó.

Mức độ insulin cần bổ sung chủ yếu phụ thuộc vào mức độ bệnh ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
Ảnh minh họa

5.Uống thuốc tiểu đường tốt hơn so với bổ sung insulin

Sự thật: Không đúng. Thuốc trị tiểu đường dạng uống có thể có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm mức độ glucose trong máu, nhhiều người đã sử dụng thuốc hiệu quả trong nhiều năm và rất an toàn.

Tuy nhiên, thuốc này không phải có tác dụng với tất cả mọi người.

"Đối với một số người, sử dụng insulin là dễ và tốt nhất vì nó luôn luôn hiệu quả và nó thích hợp với những người thường bị phản ứng với thuốc", Tiến sĩ Crandall nói.

Ảnh minh họa

6. Insulin sẽ làm cho bạn tăng cân

Sự thật: Không hoàn toàn đúng: Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể tăng cân sau khi bắt đầu điều trị insulin. Tuy nhiên, bản thân việc điều trị bằng insulin không gây tăng cân.

Đó là bởi vì nếu điều trị bệnh tiểu đường đang có tác dụng thì tức là cơ thể bắt đầu xử lý để lượng glucose trong máu ở mức bình thường và kết quả có thể tăng cân.

Đây là một lý do tại sao giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là một triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa

(Nguồn: Health)

Phụ nữ ngồi nhiều dễ mắc bệnh tiểu đường

Phụ nữ ít vận động, ngồi quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.heo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những người phụ nữ ngồi nhiều nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2 hơn những người vận động nhiều.

Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Leicester (Anh). Cuộc nghiên cứu đã kiểm tra máu của 505 đàn ông và phụ nữ tham gia, có độ tuổi từ 59 trở lên. Những người phụ nữ cho biết đã ngồi từ 4-7 giờ mỗi ngày và những người đàn ông ngồi từ 4-8 giờ mỗi ngày. Kết quả cho thấy, trong máu phụ nữ ngồi nhiều có mức cao các các loại hóa chất chỉ ra cơ thể đang phát triển bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người tham gia nghiên cứu còn được yêu cầu thực hiện thêm một cuộc kiểm tra nhằm đo lường mức các loại hóa chất nhất định trong máu để tìm ra mối liên quan với sự phát triển của bệnh đái tháo đường.

Theo đó, những phụ nữ ngồi lâu nhất thường có mức cao insulin trong máu - một loại hormone giúp điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể. Khi mức insulin trong máu cao chứng tỏ rằng cơ thể họ đang trở nên kháng loại hormone này và bệnh tiểu đường đang bắt đầu phát triển.

Tuy nhiên, các kết quả trên lại không đúng ở đàn ông. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng: So với đàn ông, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động . Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ có sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ đối với vấn đề này là do phụ nữ thường ăn quà vặt nhiều hơn đàn ông trong lúc ngồi, hoặc do đàn ông thường tham gia vào các hoạt động tăng cường sức khỏe vào các thời điểm khác nhiều hơn phụ nữ.

So với đàn ông, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động (Ảnh minh họa)

Trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp 2 mà không biết mình mang bệnh do họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, nhiễm nấm tái phát và vết thương lâu lành.

Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những chứng cứ mới nhằm chỉ ra mức giới hạn của thời gian ngồi, bất kể việc hoạt động thể chất như thế nào, đã tác động xấu đến tình trạng kháng insulin và các chứng viêm mãn tính cấp độ thấp ở phụ nữ”.

Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:

- Thường xuyên khát và đi tiểu: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Thường xuyên đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân.

- Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt.

- Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

Ngoài ra, một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.

10 việc cần phải làm ngay để không mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, cần phải áp dụng biện pháp phòng ngừa để nó "trừ" mình ra nhé!


Biểu hiện của tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện chính như:

Liên tục khát nước: Người mắc bệnh tiểu đường trước khi phát hiện bệnh đa phần đều có triệu chứng khát nước liên tục. Khi mới uống nước vào nhưng ngay sau đó bạn lại cảm thấy khát nước nữa.

Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt.Lượng đường trong nước ngọt sẽ khiến bệnh của bạn nặng nề thêm.


Đi tiểu quá nhiều: Bệnh nhân bị tiểu đường luôn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Đặc biệt là vào ban đêm bạn thường phải thức giấc để đi tiểu. Lượng đường giải phóng nhiều ra ngoài khiến người bệnh sẽ luôn cảm thấy khát nước.

Sụt cân nhanh: Lượng glucose trong cơ thể bạn không được sử dụng đúng vào việc tạo ra năng lượng cho cơ thể của bạn vì chúng bị đào thải ra bên ngoài một lượng lớn.Do đó, khi bị thiếu hụt glocose sẽ khiến bạn bị giảm cân nhanh chóng.

Không có triệu chứng: Đây là một điều rất nguy hiểm, ở một số người không hề có dấu hiệu của benjej tiểu đường nhưng khi đi kiểm tra sức khỏe họ lại phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường.Điều này khiến họ vô cùng kinh ngạc. Vì vậy, nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Ngoài 4 triệu chứng lớn trên những người mắc bệnh tiểu đường còn thường xuyên có những biểu hiện như táo bón, ngứa ran hay như có kiến bò ở bàn tay và bàn chân, mắt đôi khi bị mờ.


Tiểu đường là căn bệnh hết sức nguy hiểm do đó bạn cần phải làm những điều dưới đây để khiến bệnh tiểu đường nó “trừ” mình ra.


Kiểm soát cân nặng

Những người mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Do đó, bạn nên chú ý đến việc tầm soát cân nặng của mình.

Theo các nhà khoa học ước tính thì khi bạn cứ tăng 20% trọng lượng cơ thể ở mức trung bình của một người khỏe mạnh sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi.

Thường xuyên vận động cơ thể

Sự vận động của cơ thể sẽ làm tăng sự tiêu hao hormone insulin và sử dụng đường trong cơ thể có hiệu quả hơn.Bên cạnh đó vận động cũng sẽ giúp bạn tầm soát cân nặng của mình tốt hơn.

Thường xuyên tập thể dục

Tại Phần Lan một nghiên cứu trên những người thường xuyên tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày họ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 80% so với những người khác.

Khi bạn vận động sẽ giúp cơ thể tiêu hao insulin và hấp thu đường. Với nhóm phụ nữ tập thể dục 1 lần/ tuần cũng có khả năng giảm bệnh tiểu đường là 30%.



Tiêu thụ ít tinh bột

Việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột là nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải bệnh tiểu đường. Do đó, nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.

Hạn chế thức ăn nhanh

Chất béo, tinh bột tinh chế, đường, muối có chứa rất nhiều trong thành phần của các loại thức ăn nhanh. Trong cuộc khảo sát chế độ ăn của 3.000 người tuổi từ 18-30 có thể trọng bình thường tại Mỹ.

Kết quả cho thấy những người ăn hơn 2 lần/ tuần thức ăn sẽ tăng 4,5 kg, tăng 2 lần sự kháng insulin so với những người chỉ ăn chưa tới 1 lần/ tuần đồ ăn nhanh.

Ăn nhiều chất xơ

Ăn nhiều chất xơ không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa tốt mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.Bạn nên thường xuyên bổ sung chất xơ bằng nguồn gốc thực vật là tốt nhất.

Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Các loại thịt đỏ có hàm lượng cholesterol cao như thịt bò có thể khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên tới 29% nếu ăn thường xuyên.

Tương tự như vậy, phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên tới 43% khi thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn.


Sử dụng bột quế

Một số nghiên cứu đã cho rằng bột quế có thể kích hoạt sự hấp thụ insulin và đường trong các enzyme.

Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo có hại trong máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Uống cà phê

Một nghiên cứu tại Trường ĐH Harvard (Mỹ) kiểm tra 126.210 phụ nữ uống cà phê đã đưa ra kết luận rằng bạn sẽ giảm được 29 % nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu hàng ngày uống từ 4-5 cốc cà phê.Bởi cà phê giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp bạn giảm được nguy cơ mắc tiểu đường.

Tránh căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress sẽ khiến các tế bào của bạn mệt mỏi, khiến nhịp tim và nhịp hô hấp tăng lên và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho bạn.

Do đó, thả lỏng cơ thể, vận động nhẹ nhàng, hít thở thật sâu để giải tỏa sự căng thẳng, luôn tìm ra những lý do khiến bạn có thể vui vẻ trở lại.

Lưu ý: Cách để phòng tránh và phát hiện bệnh sớm là bạn cần phải đi kiểm tra đường huyết 2 năm một lần ở những người trên 45 tuổi và những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường kể cả người trẻ tuổi.