Hotline: 0973 549 00
Menu

Man City đến Việt Nam: Như cơn gió thoảng

Man City khi đến Việt Nam vừa nhận được tiền “cát-sê”, vừa làm tiếp nhiệm vụ mở rộng thị trường cho chính họ, nên họ muốn đến là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bóng đá Việt Nam có thu được gì hay không lại là chuyên khác?

Việc Man City sang Việt Nam chắc chắn sẽ giúp cho đội bóng nước Anh quảng bá hình ảnh của họ ở nước ta, tăng thêm lượng người hâm mộ đội bóng này. Mà càng có nhiều người Việt Nam có nhu cầu xem Man City thi đấu, thì đội đương kim Á quân nước Anh càng có nhiều cơ hội được chia thêm tiền bản quyền truyền hình từ giải Ngoại hạng Anh (khả năng sẽ tiếp tục tăng ở Việt Nam trong thời gian tới).

Một trong những nguyên tắc phân chia tiền bản quyền của các CLB bóng đá ở xứ sương mù là lượng phát sóng trực tiếp của các trận đấu liên quan tới các CLB trên hệ thống các kênh truyền hình trả tiền trong mỗi mùa giải. Tất nhiên, các nhà đài sẽ phát những trận đấu có nhiều người hâm mộ quan tâm và như thế càng đông người hâm mộ thì các CLB sẽ càng có thêm nhiều tiền. Thế nên Man City được hưởng lợi đủ đường khi tới Việt Nam

Man City ở đẳng cấp quá cao so với bóng đá Việt Nam, nên hầu như chúng ta không học được gì từ họ (ảnh: Gia Hưng)

Thành ra mới có chuyện sau khi kế hoạch ban đầu là sang Indonesia đá giao hữu bị đổ vỡ, do bóng đá Indonesia bị FIFA cấm vận trên bình diện quốc tế, Man City chấp nhận ngay lời mời từ phía bầu Hiển, sang Việt Nam đá trận giao hữu có mục đích tương tự. Như đã nói, đằng nào họ cũng đá có kế hoạch du đấu Đông Nam Á rồi, đá ở Indonesia hay đá ở sân Mỹ Đình thì cũng là du đấu, là mở rộng thị trường và tăng thị phần.

Về phía đối tác của Man City là SHB, bầu Hiển vừa cho biết dù chưa trọn vẹn, nhưng thương vụ đưa Man City đến Việt Nam của ông và SHB là thành công. Chưa biết về mặt con số, bầu Hiển lời lỗ thế nào, nhưng có điều chắc chắn, thông qua khâu quảng bá từ trận đấu với Man City, doanh nghiệp của bầu Hiển đã đến gần hơn với khách hàng của mình.

Đứng trên góc độ của một doanh nhân, đấy điều bình thường. Nếu có điều đáng tiếc, chỉ tiếc cho về thái độ của những người tham gia trận đấu. Man City sau khi “chữa cháy” cho kế hoạch đến Indonesia bất thành, dễ hiểu họ tỏ thái độ khá thờ ơ khi đến Việt Nam, theo kiểu một nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong chiến dịch kinh doanh của CLB.

Tuy nhiên, trên góc độ chuyên môn dường như đội tuyển Việt Nam chẳng thu nhận được gì khi mà để thua tan tác tới 1-8. Không chỉ về mặt tỷ số, bản thân lối chơi của đội tuyển Việt Nam cũng không có gì đặc sắc, thể hiện được những tính toán chiến thuật. Đoàn quân của HLV Miura thi đấu khá run rẩy, cam chịu trước một đối thủ có đẳng cấp cao hơn.

Man City đến Việt Nam chỉ được hơn có hai ngày, và chỉ giống như một cơn gió thoảng qua. Rõ ràng đội bóng này chẳng giúp ích chút nào về mặt chuyên môn cho bóng đá Việt Nam. Vì thế để đón cơn gió thoảng ấy, đáng ra VFF cần tổ chức một cách nhanh gọn, thay vì ép giải quốc nội phải đấu dồn để phục vụ một sự kiện nặng tính thương mại.

HLV Miura triệu tập Công Phượng để thi đấu với Man City

Bất chấp việc tiền đạo HA Gia Lai thi đấu bết bát tại V-League và đang gặp vấn đề về chấn thương, nhưng VFF và HLV Miura vẫn thống nhất gọi cầu thủ này lên đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) chuẩn bị cho trận giao hữu với Man City ngày 27/7 tới.

Trước đó, cả VFF và HLV Miura đều nhấn mạnh tiêu chí tuyển chọn cầu thủ lên ĐTVN lần này là phải có phong độ cao tại V-League. Tuy nhiên, những trận đấu vừa qua, Công Phượng là một trong những cái tên thi đấu thất vọng nhất ở đội bóng phố Núi. Thậm chí cầu thủ này còn đang dính chấn thương nặng. Chính điều này khiến Công Phượng có tên trong danh sách tập trung cùng ĐTVN tạo ra nhiều bất ngờ.

Tuy nhiên, theo lý giải của một quan chức VFF, Công Phượng là một trong số ít cầu thủ trẻ Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với nền bóng đá Anh. Tiền đạo người Nghệ An được HLV Wenger gọi sang thử viêc tại đội trẻ Arsenal năm 17 tuổi. Trong màu áo U19 Việt Nam, Công Phượng có dịp chạm trán U19 Tottenham, U19 Arsenal, U19 Wimbledon và U19 Fulham - những CLB danh tiếng có đội 1 đang chơi ở giải Ngoại hạng Anh. 

HLV Miura vẫn đặt niềm tin vào Công Phượng

Ngoài ra, HLV Miura cũng rất thích sử dụng các cầu thủ trẻ ở trên tuyển, cả ở ĐTVN lẫn U23. HLV người Nhật Bản nhấn mạnh: “Cuộc đọ sức này sẽ mang đến cho các học trò của tôi nhiều kinh nghiệm quý báu. Đây là cơ hội rất tốt cho các cầu thủ trẻ học hỏi”.

Trước đó, ông Miura muốn các học trò thi đấu hết mình trong màu áo CLB và không "giữ chân" để lên tuyển. Đó là lý do HLV Miura chỉ công bố danh sách ĐTVN khi vòng 18 V-League kết thúc.

Như vậy, tiền đạo người Nghệ An sẽ có dịp sát cánh bên các đàn anh Công Vinh, Văn Quyết... trong cuộc so tài với những ngôi sao hàng đầu Ngoại hạng Anh như tiền vệ David Silva, tân binh Raheem Sterling hay chân sút Edin Dzeko...

Theo kế hoạch, ĐTVN sẽ hội quân tại Hà Nội trong ngày 24/7. HLV Miura cùng các học trò sẽ có 3 ngày tập luyện để chuẩn bị cho trận giao hữu với Man City ngày 27/7 tới.

Danh sách đội tuyển Việt Nam

Thủ môn (2): Tô Vĩnh Lợi, Nguyễn Thanh Diệp.

Hậu vệ (8): Trần Chí Công, Đinh Tiến Thành, Phạm Mạnh Hùng, Bùi Tiến Dũng, Mai Tiến Thành, Nguyễn Xuân Thành, Quế Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Hiền.

Tiền vệ (8): Nguyễn Trọng Hoàng, Đỗ Duy Mạnh, Ngô Hoàng Thịnh, Nguyễn Huy Hùng, Phạm Thành Lương, Võ Huy Toàn, Trần Phi Sơn, Nguyễn Văn Quyết.

Tiền đạo (4): Lê Công Vinh, Nguyễn Công Phượng, Mạc Hồng Quân, Nguyễn Quang Hải.

Sự thực câu chuyện hai CLB Australia hỏi mua Công Phượng

Theo tiết lộ từ phía CLB HA Gia Lai, 2 CLB Australia là Newcastle Jets và Central Coast Mariners chưa có động thái làm việc chính thức về việc chuyển nhượng Công Phượng. Trước đó, website của 2 đội bóng Australia cũng chưa hề đưa tin về vụ việc này.

Liên quan đến thông tin 2 đội bóng Australia là Newcastle Jets và Central Coast Mariners chú ý đến Công Phượng, đại diện phía CLB HA Gia Lai là trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh cho biết 2 đội bóng xứ chuột túi chưa có động thái làm việc chính thức nào với đội bóng phố núi, liên quan đến chuyện chuyển nhượng Công Phượng.

Công Phượng (phải) không nằm trong số 13 mục tiêu chuyển nhượng của CLB Newcastle Jets (Australia)

Cũng theo vị trưởng đoàn của CLB HA Gia Lai thì đội bóng phố núi cũng không có chủ trương bán cầu thủ nổi tiếng nhất Việt Nam ra nước ngoài ở thời điểm hiện tại.

Hiện tại, mục tiêu trước mắt và thiết thực nhất mà đội bóng phố núi muốn Công Phượng quan tâm chính là việc tập trung thi đấu tại V-League, bởi HA Gia Lai của Công Phượng đang nằm trong nhóm có nguy cơ rớt hạng, đồng thời chuẩn bị đối diện với lịch thi đấu cực kỳ khắc nghiệt ở 5 vòng đấu tới đây.

Theo dõi website chính thức của 2 CLB Newcastle Jets và Central Coast Mariners trong mấy ngày gần đây, cũng không thấy họ đưa thông tin liên quan đến chuyện họ quan tâm đến việc chuyển nhượng Công Phượng.

Với riêng CLB Newcastle Jets, đội bóng Australia đã vạch ra 13 mục tiêu chuyển nhượng của mình trong thời gian tới. Trong đó dĩ nhiên không có tên tiền đạo của đội tuyển U23 Việt Nam. Cầu thủ châu Á duy nhất trong danh sách 13 người này là Lee Ki-je.

Di Maria "đặt một chân" tới PSG

Theo báo giới Pháp đưa tin, gã trọc phú Paris Saint-Germain (PSG) gần như đã đạt được thỏa thuận chiêu mộ ngôi sao Angel Di Maria từ Manchester United.

Theo tờ Le Parisien của Pháp, Angel Di Maria gần như chắc chắn sẽ rời Manchester United (Man Utd) để đầu quân cho Paris Saint-Germain (PSG) trong kỳ chuyển nhượng mùa hè này. Nguồn tin này khẳng định cầu thủ chạy cánh người Argentina xem như đã “đặt một chân” lên sân Công viên các Hoàng tử. Phí chuyển nhượng sẽ vào khoảng 60 triệu euro và Di Maria sẽ ký hợp đồng 4 hoặc 5 năm với PSG.

Di Maria vẫn muốn đầu quân cho PSG 

Mùa hè năm ngoái, khi Real Madrid rao bán Di Maria, chính PSG mới là sự lựa chọn số một của ngôi sao người Argentina. Không những vậy, tỷ phú Nasser Al-Khelaifi, ông chủ của PSG đặc biệt yêu thích lối chơi của ngôi sao chạy cánh người Argentina. Tuy nhiên, cả hai lại không thể đến được với nhau vì chuyện tiền bạc. Gã trọc phú thành Paris lại không thể kham nổi mức phí chuyển nhượng khổng lồ Real Madrid đưa ra.

Dĩ nhiên PSG không hề thiếu tiền, nhưng Luật công bằng tài chính (FFP) khiến đội chủ sân Công viên các Hoàng tử không thể vung tiền mua sẵm, đồng nghĩa không thể đáp ứng được đòi hỏi của Real Madrid. Cũng nhờ vậy, Manchester United mới giành phần thắng trong cuộc đua giành chữ ký Di Maria. Tất nhiên, cái giá không hề rẻ, Quỷ đỏ đã phải chi ra tới 75 triệu cho thương vụ này, kỷ lục chuyển nhượng trong lịch sử CLB.

Sau một mùa giải khoác áo Man Utd, cầu thủ chạy cánh người Argentina tỏ ra khó hòa nhập với bóng đá Anh và không đáp ứng được kỳ vọng. Trong khi đó, nhờ việc thoát khỏi thòng lọng FFP tương tự như Man City, các nhà ĐKVĐ Ligue 1 lập tức tiếp cận Di Maria. Phục hận vụ hỏng ăn mùa hè năm ngoái. Nếu đồng ý gia nhập PSG, ngôi sao người Argentina chắc chắn sẽ là một trong những người được hưởng lương cao nhất.

Vé xem Man City thi đấu đắt hay rẻ?

Với các mức giá 1,8 triệu, 1,5 triệu, 1 triệu và 600.000 đồng, vé xem trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và Man City dĩ nhiên không thấp so với thu nhập trung bình của người dân. Dù vậy, thật khó để nói chính xác rằng mức giá này là thấp hay rẻ?

Theo bầu Hiển thông tin, chi phí tổ chức trận đấu là vào khoảng 1 triệu bảng Anh, tương đương với khoảng 36 – 37 tỷ đồng Việt Nam. Đấy là con số không hề nhỏ, mà nếu có bán hết 40.000 vé trên sân Mỹ Đình, với mức giá đã nêu ở trên (sau khi trừ đi một lượng không nhỏ vé mời), ông Hiển cũng chưa thu hồi nổi vốn. 

Thành ra, cũng khó cho những nhà tổ chức trận đấu trong việc đặt ra giá vé ở mức khác, vì cơ bản Man City là thương hiệu toàn cầu, một thương hiệu mạnh trong làng bóng đỉnh cao thế giới, mà để được xem một thương hiệu như vậy, thì dù muốn dù không, người ta dĩ nhiên phải bỏ ra số tiền tương xứng.

Nhưng nếu xét theo mặt bằng thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, mức giá trên lại khá đắt. 1,8 triệu đồng, tức là khoảng nửa tháng lương của một người lao động bình thường ở các đô thị. Mất nửa tháng lương để xem một trận bóng đá (cộng thêm điều kiện phải may mắn mua được vé với giá gốc), đấy là chuyện chẳng đơn giản chút nào.

Vé xem Man City thi đấu trên sân Mỹ Đình có mức cao nhất là 1,8 triệu đồng/vé

Thành ra, câu trả lời ở đây là nếu người hâm mộ thấy giá vé mà BTC trận đấu đưa ra là hợp lý, họ có quyền mua vé để vào sân. Còn nếu cảm thấy không hợp lý, lời khuyên là đừng mua, thay vào đó họ có thể chọn cách ở nhà, xem trận đấu qua truyền hình. Bởi, như đã nói ở trên, nếu nhìn vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau, không dễ để kết luận vé xem trận cầu trên là rẻ hay mắc, nên lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về khán giả.

Mà đây cũng là bài toán đối với bầu Hiển. Ông Hiển khi tổ chức trận đấu, cùng với BTC đặt ra mức giá vé cao so với thu nhập của người dân đầu tiên là muốn thông qua tiền bán vé, thu lại một phần con số 36 – 37 tỷ đồng để bỏ ra.

Nhưng mặt khác, cũng chính ông Hiển sẽ muốn khán giả vào sân đông, vì người ta vào sân đông chứng tỏ người ta có quan tâm, mà khán giả có quan tâm thì khâu quảng bá sản phẩm của bầu Hiển – mục đích chính của thương vụ này, mới hiệu quả.

Đấy là cái lợi vô hình không thể đong đếm bằng những con tính thông thường được. Thành ra, nếu vì giá vé cao mà khán giả không thể vào kín sân, vì giá vé cao mà người xung quanh bớt quan tâm đến trận đấu, lúc đấy, cái mục đích to nhất của những người tổ chức trận đấu chắc chắn sẽ hỏng theo.

Nói cho cùng, đấy là một bài toán kinh tế mà có lẽ những doanh nhân cỡ bự như bầu Hiển rành hơn người khác. Ông Hiển và những nhà tổ chức trận đấu đang đánh cược tình yêu của người hâm mộ với những mức giá vé vừa được công bố. 

Thành công hay thất bại với thương vụ này có lẽ cần phải chờ thời gian trả lời, chờ khán giả có vào kín sân Mỹ Đình tối 27/7 tới đây hay không? Chờ người hâm mộ cả nước có sôi lên vì trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam với Man City hay không?

Còn chuyện giá vé mắc hay rẻ, nói cho cùng vẫn là bài toán cung – cầu. Hãy chờ xem thị trường cho cầu trả lời về bài toán ấy!

Gonzalo Higuain: Hiện thân cho thất bại của Argentina

Phút 74 của trận chung kết Copa America 2015, HLV Gerardo Martino tạo ra sự thay đổi ở vị trí trung phong khi rút Sergio Aguero rời sân để nhường chỗ cho Gonzalo Higuain. Và đó là sai lầm lớn nhất của El Tata.

Gonzalo Higuain có lẽ là cầu thủ buồn nhất bên phía đội tuyển Argentina. Bởi lẽ, cựu cầu thủ Real Madrid chính là tác giả của những tình huống bước ngoặt dẫn đến thất bại của Alcebileste ở trận chung kết Copa America.

Higuain phung phí cơ hội định đoạt số phận trận đấu

HLV Gerardo Martino tung Higuain vào sân ở phút 74 thay cho Sergio Aguero với kỳ vọng chân sút này sẽ tạo nên sự đột biến. Thực tế, El Pipitađã đươc trao cơ hội tuyệt vời để trở thành người hùng của Argentina.

Phút thi đấu bù giờ cuối cùng của trận đánh cuối cùng, thời khắc dồn nén tất cả mọi cảm xúc, Messi thực hiện pha đột phá xé toang hàng thủ Chile. Đây là lần duy nhất El Pulga thực sự bùng nổ trong trận chung kết. Do đó, dường như anh dồn tất cả sức lực vào tình huống này.

Bóng được Messi tỉa sang bên trái hợp lý cho Lavezzi trước khi cầu thủ đang khoác áo Paris Saint-Germain này thực hiện đường căng ngang hướng bóng về phía góc xa khung thành. Higuain là người băng vào dứt điểm, nhưng chỉ có thể làm tung mép lưới khung thành Chile.

Higuain sút bay giấc mơ vô địch của người Argentina

Nếu như El Pipita nhanh nhạy hơn và dứt điểm chính xác, có lẽ thủ thành Claudio Bravo không có cơ hội để cản phá. Tất nhiên số phận trận đấu cũng được định đoạt luôn từ lúc ấy chứ hai đội chẳng cần kéo nhay đến loạt đá luân lưu để phân thắng bại, nơi Higuain...ấn định thất bại cho Argentina.

Thực hiện lượt sút thứ 2, sau khi Messi sút thành công ở lượt đầu tiên, cựu cầu thủ Real Madrid khiến nhiều người ngỡ ngàng bằng cú sút bắn chim, đưa trái bóng lên tận khán đài. Giấc mơ vô địch đã khắc khoải hơn 20 năm của người Argentina vì thế cũng bay theo cú sút của Higuain.

Điểm mặt những cầu thủ đắt giá nhất Real Madrid từng bán

Sergio Ramos quyết dứt áo ra đi. Thông tin này được đăng tải từ Marca, tờ nhật báo thể thao lớn nhất Tây Ban Nha và nổi tiếng thân cận với sân Bernabeu. Như vậy, Real Madrid gần như chắc chắn sắp thu về một khoản tiền khổng lồ từ chuyển nhượng.

Di Maria - 80 triệu euro - Manchester United


Di Maria chính là người hùng của Real Madrid trong hành trình chinh phục giấc mơ La Decima. Ngoài ra, trong những năm tháng chơi bóng tại Bernabeu, tiền vệ người Argentina này để lại nhiều dấu ấn và rất được CĐV yêu quý. Tuy vậy, mùa hè năm ngoái, khi đã có James Rodriguez thì Real Madrid lập tức bán Di Maria.

Mesut Ozil - 50 triệu euro - Arsenal


Tiền vệ sáng tạo người Đức thi đấu tương đối thành công trong màu áo Real Madrid dưới triều đại Jose Mourinho. Tuy vậy, Ozil lại không thể cho thấy sự trưởng thành. Kết quả là bị đẩy đi vào mùa hè 2013.

Robinho - 42 triệu euro - Manchester City


Tương tự Ozil, cầu thủ một thời được ví như Pele mới của bóng đá Brazil bị đẩy đi mãi chẳng thể bứt phá trở thành siêu sao. Mùa hè 2008, khi Real tính chuyện bán Robinho thì Manchester City lập tức xuất hiện. Gã trọc phú này thời điểm bấy giờ đang nỗ lực “lấy số” bằng việc vung tiền mua ngôi sao nên hợp đồng chuyển nhượng nhanh chóng được ký kết.

Higuain - 35 triệu euro - Napoli



Thi đấu tận tụy và ghi nhiều bàn thắng. Đó là những dấu ấn El Pipita để lại trong màu áo Real Madrid. Tuy nhiên, Benzema mới là người được lựa chọn thi đấu ở vị trí trung phong cắm vì biết cách làm nền cho C.Ronaldo.

Nicolas Anelka - 31 triệu euro - PSG


Thi đấu chói sáng trong màu áo Arsenal, Anelka chuyển đến Real Madrd với giá 22 triệu euro cùng biết bao kỳ vọng. Tuy nhiên, chân sút người Pháp lại đánh mất phong độ trong màu áo trắng. Kết quả là chỉ sau một mùa giải, Real Madrid đã quyết định bán Anelka vì nhận được lời đề nghị béo bở từ PSG.

Arjen Robben - 25 triệu euro - Bayern Munich


Sau khi liên tiếp phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới để chiêu mộ hai siêu sao tấn công thượng thặng Kaka và C.Ronaldo, chủ tịch Florentino Perez nỗ lực xóa bỏ tàn dư từ thời người tiền nhiệm Ramon Calderon. Điển hình như việc tống khứ Arjen Robben.

Michael Owen - 24 triệu euro - Newcastle



Tương tự Anelka, sau khi thành danh tại Anh, Michael Owen đầu quân cho Real Madrid với hi vọng trở thành siêu sao hàng đầu thế giới nhưng bất thành. Tất nhiên “đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha” lập tức thanh lý “lão thần đồng” vì được giá cho Newcastle.

Clarence Seedorf - 22 triệu euro - Inter Milan


Seedorf có một sự nghiệp thành công rực rỡ tại châu Âu, đặc biệt tại đấu trường Champions League. Trong màu áo Real Madrid, tiền vệ người Hà Lan cũng thi đấu cực kỳ thành công. Tuy nhiên, đến mùa giải 1999-2000, vai trò của anh ngày càng trở nên mờ nhạt vì không được HLV đồng hương Guus Hiddink tin dùng. Kết quả là Seedorf quyết định ra đi vào kỳ chuyển nhượng mùa đông năm 2000.

Alvaro Morata - 22 triệu euro - Juventus


Không tìm được chỗ đứng trong màu áo Real Madrid, Morata buộc phải ra đi để cứu vãn sự nghiệp vào mùa hè năm ngoái. Trớ trêu thay, mùa giải vừa qua, chính cầu thủ trưởng thành từ lò La Fabrica này đã chấm dứt hi vọng trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Champions League của Real Madrid.

Claude Makelele - 20 triệu euro - Chelsea


Máy quét người Pháp bị tống khỏi Real Madrid có lẽ không phải vì lý do chuyên môn như phát biểu “anh ta chẳng thể chuyền bóng chính xác quá 3m” của Florentino Perez. Theo giới thạo tin thì Makalele bị bán bởi...ngoại hình không ưa nhìn, làm xấu đội hình thiên hà của Real Madrid. Và thực tế thì sau khi Makelele ra đi, đội hình Real trở nên mất cân bằng và Los Galacticos suy tàn.

Công Phượng và tấm gương từ Công Vinh

Người ta vẫn so sánh Công Phượng với Công Vinh. Nói công bằng, Công Phượng có tố chất tốt hơn, nhưng trong bóng đá, tố chất không thôi thì chưa đủ, thậm chí có khi còn chưa đủ để “sống thọ” với nghề và sống thọ cùng sự nổi tiếng lâu dài như Công Vinh.

Công Vinh vốn xuất thân không phải là một tiền đạo có tố chất tốt. Ngày mới chập chững bước chân vào môi trường đỉnh cao, báo giới trong nước lúc đó còn gọi Công Vinh là “chú còm”. Tức cầu thủ gốc xứ Nghệ không phải là người giỏi trong va chạm, tranh chấp, càng bất lợi về mặt thể hình.

Công Vinh cũng không phải là cầu thủ mạnh về mặt kỹ thuật. Nói về tố chất, Công Vinh khó so với Văn Quyến, có khi cũng không lắt léo bằng Công Phượng. Nhưng cũng khi so với Văn Quyến, sự nghiệp của Công Vinh tốt hơn nhiều.

Văn Quyến thuộc dạng ngôi sao sớm nở tối tàn, sự nghiệp đỉnh cao của Văn Quyến dường như cũng dừng lại từ thời điểm SEA Games 2005, trong khi đó, Công Vinh cứ thăng tiền đều đều, thậm chí giờ vẫn là tiền đạo số 1 của bóng đá Việt Nam, dù đã bước qua tuổi “băm”.

Công Phượng cần phải học hỏi rất nhiều nếu muốn tỏa sáng trong môi trường đỉnh cao

Từ một “chú còm” ngày nào, Công Vinh ở giai đoạn đỉnh cao là cầu thủ nổi tiếng về mặt tốc độ, cải thiện đang kể khả năng va chạm và khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Khả năng dứt điểm của Công Vinh cũng khá đa dạng.

Từ chỗ bất lợi về thể hình, Công Vinh cũng cải thiện đáng kể khả năng không chiến, mà bàn thắng bằng đầu đáng nhớ nhất của Công Vinh chính là bàn thắng vào lưới đội tuyển Thái Lan, ở chung kết lượt về AFF Cup 2008, mang ngôi vô địch về cho đội tuyển Việt Nam.

Sự ổn định trong bất cứ lĩnh vực nào cũng là điều cần được ghi nhận. Đấy là chi tiết mà Công Phượng nên học ở đàn anh Công Vinh. Cầu thủ của HA Gia Lai đúng là có tố chất tốt, thậm chí tốt hơn Công Vinh lúc khởi đầu nghiệp cầu thủ đỉnh cao, nhưng cho đến giờ, Công Phượng vẫn chưa là gì cả, trong khi ở cùng độ tuổi với Công Phượng bây giờ, Công Vinh từng giành cả quả bóng vàng Việt Nam.

Đấy là nhờ Vinh chịu khó rèn luyện, chịu khó thích nghi và chịu khó thay đổi để phù hợp với nhiều môi trường khác nhau, nhiều mốc thời gian khác nhau của sự nghiệp, trong khi khả năng thích nghi vẫn là một trong những dấu hỏi với Công Phượng hiện giờ?

Công Phượng có tố chất tốt, nhưng về mặt tư duy chơi bóng, Phượng còn lâu mới so được với bậc đàn anh. Nhờ chịu khó học hỏi và chịu khó quan sát mà Công Vinh có lẽ là một trong những cầu thủ nội có tư duy tốt nhất vài năm trở lại đây.

Công Vinh có thể không còn nhiều pha bóng bùng nổ như ngày còn đỉnh cao, nhưng Công Vinh cũng ít khi xử lý hỏng, theo kiểu đặt đội nhà vào thế nguy hiểm, hoặc biến những nỗ lực của cả đội trước đó trở thành công cốc với pha xử lý ngớ ngẩn của mình, như Công Phượng vẫn thường hay mắc phải.

Mong rằng Công Phượng tự ý thức được rằng Phượng chưa là gì cả, chưa là gì về mặt thành tích và cũng chưa là gì ở môi trường đỉnh cao. Cũng mong rằng những người xung quanh Công Phượng đừng ngộ nhận rằng Phượng đã ở vào trình độ gì ghê gớm lắm, đã là cầu thủ đặc biệt của bóng đá nội. 

Cũng đừng đẩy hết trách nhiệm về chuyện Công Phượng không thể tỏa sáng ở giải này giải khác cho yếu tố khách quan, mà trước tiên, nên chỉ cho Phượng thấy nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân Công Phượng, rằng đâu là điều mà cậu ta nên thích nghi, rồi đâu là điều mà cậu ta cần phải học, phải thay đổi cho phù hợp!

Brazil nhớ thời Ro "béo", Dinho: Bán lúa quá non

Trong khi thế hệ 1994 - 2002 phải thành danh ở Nam Mỹ rồi mới tới châu Âu, những tuyển thủ Brazil hiện tại sang thi đấu ở Cựu lục địa quá sớm khiến họ không kịp phát triển những phẩm chất đặc biệt đã làm nên bóng đá Brazil.

LĐBĐ Brazil đã nhanh chóng cho biết họ không có ý định chia tay với HLV Carlos Dunga cho dùĐT Brazil đã thất bại trước Paraguay trong loạt luân lưu ở tứ kết Copa America 2015. Ở một góc độ nào đó, có lẽ quyết định ấy là hợp lý bởi dù Dunga áp đặt một lối chơi không đẹp mắt cho tuyển Brazil, ông vẫn mang lại tính kỷ luật ở đội bóng này mà trước đó Mano Menezes hay Luiz Felipe Scolari không làm được.

Hơn nữa, nếu phải chỉ ra nguyên nhân lớn nhất dẫn tới thất bại của bóng đá Brazil trong gần một thập kỷ qua, ta phải nhận thấy sự xuống cấp rõ rệt về mặt trình độ của các cầu thủ. Nếu như ở World Cup 2002 Scolari cũng áp dụng lối đá thực dụng để Brazil vô địch với những Ronaldo, Rivaldo và Ronaldinho trong đội hình, thế hệ tuyển thủ Brazil của Dunga hiện tại không đủ xuất sắc để mang lại thành công dù HLV trưởng có sử dụng lối chơi nào đi nữa.

ĐT Brazil thế hệ đương đại không thiếu cầu thủ giỏi, nhưng hiếm cầu thủ đặc biệt

Sự phát triển tài năng của lứa cầu thủ Ronaldo & Rivaldo so với lứa của Neymar, Coutinho hay Lucas Moura hiện tại có điểm gì khác nhau? Câu trả lời là lứa cầu thủ đương đại đã rời Nam Mỹ quá sớm.

Có thể nhìn lại thế hệ World Cup 2002 hoặc World Cup 1994 để thấy điều đó. Rivaldo đã chơi hơn 100 trận ở giải VĐQG Brazil và phải tới năm 24 tuổi mới sang La Liga chơi cho Deportivo La Coruna năm 1996. Romario năm 22 tuổi mới đến PSV Eindhoven để chơi bóng sau 3 mùa giải cho Vasco de Gama. Ronaldinho năm 21 tuổi được Paris Saint-Germain chiêu mộ.

Hậu vệ phải Cafu ra nước ngoài năm 25 tuổi, trung vệ Roque Junior khoác áo Milan khi đã 24 tuổi, hậu vệ trái Roberto Carlos đầu quân cho Inter Milan năm 22 tuổi. Những cầu thủ trụ cột khác như Gilberto Silva (26 tuổi) và Lucio (23 tuổi) cũng đều tới châu Âu sau khi đã trưởng thành với bóng đá Brazil.

Thế hệ Brazil vô địch World Cup 2002 có không ít tuyển thủ thành danh ở Nam Mỹ trước khi ra châu Âu thi đấu

Trường hợp ngoại lệ của thế hệ 1994 – 2002 chính là “người ngoài hành tinh” Ronaldo. Anh gia nhập PSV Eindhoven khi mới chỉ 17 tuổi, tuy nhiên điều đáng chú ý là Ronaldo đã được đá chính ngay từ sớm ở CLB Hà Lan, hơn nữa anh cũng đến PSV qua lời khuyên của Romario, người nhanh chóng được trọng dụng khi tới Eindhoven năm 1988.

Trong khi đó, thế hệ đội tuyển Brazil hiện tại có khá nhiều cầu thủ ra nước ngoài sớm và phần nhiều bị chìm lấp ở môi trường bóng đá châu Âu. Luiz Gustavo, người bị chấn thương và không thể dự Copa America năm nay, đã đá ở Bundesliga năm 18 tuổi mặc dù không lọt vào nổi đội hình chính của CLB Corinthians Alagoano. Oscar gia nhập Chelsea năm 2012 khi mới 19 tuổi. đồng hương Ramires đá cho Benfica khi mới 18 tuổi và Willian thì đã đá bóng ở châu Âu từ năm 2007 khi anh 19 tuổi.

Việc được phát hiện và đưa ra châu Âu sớm là điều bình thường cho các tuyển thủ Brazil, nhưng họ thường cố với tới bóng đá đỉnh cao quá sớm trong khi chưa sở hữu những phẩm chất kỹ thuật đặc biệt khiến thế hệ đàn anh của họ được chào mời khắp Cựu lục địa. Những cầu thủ như Hulk, Fernandinho hay Willian đều có thể chất để chơi bóng đá châu Âu, nhưng họ chưa phát triển được kỹ thuật cá nhân điêu luyện.

Neymar có lẽ là cầu thủ đặc biệt duy nhất mà Brazil đang sở hữu

Lucas Moura rất xuất sắc về kỹ thuật cá nhân nhưng ở tuổi 21, anh lại chọn Paris Saint-Germain làm đầu vào cho sự nghiệp châu Âu của mình. Thi đấu ở một CLB có lắm tiền đạo như PSG cộng thêm chấn thương liên miên khiến Moura chưa đạt tới tầm vóc một trụ cột đội tuyển. Philippe Coutinho đang tiến bộ ở Premier League nhưng đã tỏ ra mờ nhạt ở Copa America.

Sự vội vàng với tay tới tiền bạc và sự nổi tiếng ở châu Âu khiến các ngôi sao Brazil không có thời gian để phát triển phong cách chơi bóng hoa mỹ vốn đã là bản sắc của bóng đá Brazil kể từ khi Pele biến World Cup thành sân chơi riêng của ông. Trong đội hình Brazil hiện tại chỉ có Neymar thực sự đặc biệt khi có thể dứt điểm & kiến tạo cơ hội bằng kỹ thuật cá nhân của mình. Nhưng một khi Neymar mất bình tĩnh hay bắt đầu dựa vào tiểu xảo để thi đấu, Brazil như một con cá mập không răng.

Thế hệ cầu thủ Brazil hiện tại đơn giản là không tương xứng so với quá khứ cả về kỹ thuật lẫn sự độc đáo trong lối chơi để có thể chinh phục các giải đấu. Sa thải Carlos Dunga sẽ không giải quyết được điều gì.

Cầu thủ đội U23 Lào bị nghi dàn xếp tỷ số tại SEA Games

Báo chí Indonesia và Malaysia đưa tin một số trận đấu tại SEA Games 2015 bị nghi dàn xếp tỷ số, trong đó bao gồm cả trận U23 Malaysia gặp U23 Lào ở loạt trận cuối cùng bảng B, môn bóng đá nam

Tờ Four-Four-Two của Indonesia đầu tuần này đưa tin cục Điều tra tham nhũng của Singapore (CPIB) đang mở ra các cuộc điều tra liên quan đến một số nghi án dàn xếp tỷ số, trong các trận đấu bóng đá nam tại SEA Games 2015 vừa kết thúc.

Cơ quan này trong thời gian diễn ra SEA Games từng bắt giữ trưởng đoàn bóng đá U23 Đông Timor Henriques Mendes cùng 2 người khác, vì nghi có dính líu đến việc dàn xếp tỷ số trong trận U23 Malaysia gặp U23 Đông Timor. 

U23 Lào bị nghi dàn xếp tỷ số trong trận đấu với U23 Malaysia ở cuối vòng bảng, môn bóng đá nam SEA Games 2015

Sau khi SEA Games kết thúc, đến lượt U23 Indonesia nằm trong diện bị nghi ngờ dàn xếp tỷ số, xung quanh 2 trận đấu cuối cùng của đội bóng xứ vạn đảo tại giải này, là các trận thua 0-5 trước U23 Thái Lan ở bán kết và thua 0-5 trước U23 Việt Nam trong trận tranh HCĐ.

Ngoài ra, CPIB cũng tiến hành điều tra về một số cáo buộc liên quan đến khả năng trận U23 Malaysia và U23 Lào ở cuối vòng bảng, bị dàn xếp tỷ số. Liên quan đến trận đấu này, 2 cầu thủ của đội U23 Lào là Sipasong Bounthavy và Inthilath Sengdao đã bị CPIB thẩm vấn. 

2 cầu thủ nọ cũng không được HLV David Booth của U23 Lào cho ra sân trong trận đấu ấy, với lý do khá hài hước là họ bị… lỡ xe buýt. 

Trong khi đó, tờ Goal phiên bản Malaysia dẫn lời Tổng thư ký (TTK) LĐBĐ Lào, ông Xaybandith Rasphone về vụ việc trên: “Câu hỏi được đặt ra lúc này là tại sao cơ quan điều tra muốn thẩm vấn họ? Chúng tôi đã yêu cầu được hợp tác với BTC SEA Games trong quá trình điều tra. Tôi ngạc nhiên về diễn biến của sự việc”.

Còn về phía AFF, TTK LĐBĐ Đông Nam Á, ông Azzuddin cho biết : “Chúng tôi luôn chú ý đến bất kỳ cáo buộc nào ở các trận đấu thuộc những giải đấu do AFF tổ chức. Chúng tôi phối hợp với Sportrada (công ty phân tích số liệu cá cược nổi tiếng của Thụy Sĩ) để theo dõi toàn bộ giải đấu. Hiện chúng tôi chưa thể bình luận gì về các cáo buộc”.

PSSI phủ nhận việc U23 Indonesia bán độ ở trận gặp U23 Việt Nam

Sau khi có thông tin cho rằng đội tuyển U23 Indonesia bán độ trong cả 2 trận đấu cuối cùng tại SEA Games 28, là trận thua Thái Lan ở bán kết và thua Việt Nam ở trận tranh HCĐ (đều với tỷ số 0-5), LĐBĐ nước này (PSSI) đã lên tiếng phủ nhận.

Tờ Jakarta Post của Indonesia đăng tải phát biểu của chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), ông La Nyalla Mattalitti: “Tôi có thể xác nhận là PSSI không thể im lặng khi người ta đặt điều về chuyện đội tuyển U23 dàn xếp tỷ số. PSSI muốn những kẻ vu khống bị trừng trị bởi pháp luật”.

U23 Indonesia (áo trắng) bị nghi ngờ dàn xếp tỷ số trong trận tranh HCĐ SEA Games 2015 

Nghi án đội tuyển U23 Indonesia dàn xếp tỷ số tại SEA Games 2015 xuất phát từ một người có tên viết tắt là BS, người này tố rằng một số cầu thủ trong đội tuyển U23 Indonesia có dính líu đến chuyện bán độ, trong đó đáng ngờ nhất là 2 trận đấu cuối cùng của đội tuyển U23 xứ vạn đảo trên đất Singapore, đó là các trận thua Thái Lan 0-5 ở bán kết và thua Việt Nam 0-5 trong trận tranh HCĐ.

Nhân vật BS này cũng cho biết thêm rằng trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2015, rất nhiều đội bóng của Indonesia dính líu đến các vụ tiêu cực. BS còn cho biết thêm nhiều nhà quản lý cấp CLB, nhiều cầu thủ và một số quan chức của PSSI cũng tham gia vào hoạt động dàn xếp tỷ số.

BS cho biết đã cung cấp các bằng chứng cho cơ quan chức năng, xung quanh các vụ dàn xếp tỷ số liên quan đến đội tuyển U23 Indonesia tại SEA Games, trong đó có cả đoạn băng ghi âm về cuộc điện thoại dàn xếp tỷ số trước các trận đấu vừa nêu.

Trước khi rộ lên nghi án dàn xếp tỷ số này, bóng đá Indonesia đã đối diện với khủng hoảng, khi họ bị FIFA cấm tham gia mọi hoạt động bóng đá quốc tế.

U23 Indonesia bị tố bán độ trận thua 0-5 trước U23 Việt Nam

Cả hai trận thua với cùng tỷ số đậm của U23 Indonesia trước U23 Thái Lan và U23 Việt Nam tại SEA Games 28 đều bị tố cáo có dính dáng đến dàn xếp tỷ số.

Một nhà cái người Indonesia đã tiết lộ thông tin đội U23 Indonesia bán độ, với sự tham gia của các cầu thủ U23 nước này, HLV và cả quan chức của Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI). Thông tin được đăng tải rộng rãi trên các trang báo của Indonesia và các nước trong khu vực.

Hai trận đấu bị tố cáo dàn xếp diễn ra ở SEA Games 28 là bán kết U23 Indonesia thua U23 Thái Lan và trận tranh HC đồng với U23 Việt Nam, với cùng tỷ số 0-5.

Cầu thủ Indonesia (áo trắng) trong trận thua U23 Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.

Người tiết lộ thông tin này (được gọi là BS) cung cấp cho Cục điều tra tội phạm quốc gia Indonesia đoạn ghi âm cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa ông với một nhà cái người Malaysia (được gọi là DAS) trước trận tranh HC đồng. Trong đoạn băng ghi âm được tờ Jakarta Globetung ra có đoạn DAS tin chắc rằng U23 Indonesia sẽ thua ít nhất là bốn bàn ở những trận đấu kể trên. 

"Khi nhận băng ghi âm, chúng tôi không tin và theo dõi trận đấu. Kết quả cho thấy đúng như những gì DAS, nhà cái người Malaysia nói. U23 Indonesia thua bốn bàn trước giờ nghỉ. Sau đó BS có liên hệ hỏi điều gì sẽ diễn ra trong hiệp hai. DAS bảo Indonesia sẽ thua thêm một bàn nữa", quan chức pháp lý Indonesia Muhammad Isnur cho biết.

Những tài liệu, băng ghi âm đã được BS gửi lên Cục điều tra tội phạm Indonesia vào ngày 16/6. Cơ quan này đang điều tra làm rõ vụ việc.

Liên đoàn bóng đá Indonesia PSSI đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc. "Chúng tôi sẽ không im lặng trước cáo buộc này. PSSI sẽ kiện ra tòa những ai cố tình vu khống", Chủ tịch PSSI La Nyalla Mataliti tuyên bố cứng rắn.

Cáo buộc này như một đòn giáng mạnh vào bóng đá Indonesia một tháng trở lại đây. Đội tuyển quốc gia nước này bị FIFA cấm thi đấu quốc tế vì sự rối ren trong việc quản lý nội bộ. Bộ Thể thao và Thanh niên Indonesia nhúng tay quá sâu vào việc quản lý bóng đá, vượt quyền hạn của Liên đoàn bóng đá Indonesia khiến FIFA buộc đưa ra án phạt nặng.

U23 Việt Nam: Không gây thất vọng, nhưng khó nói thành công

Tấm HCĐ của U23 Việt Nam tại SEA Games 28 không đến nỗi là thành tích quá thất vọng với đội bóng trong tay HLV Miura. Tuy nhiên, nói đấy là thành công thì có khi cũng chưa đúng.

Hơn thành tích các kỳ SEA Games gần nhất

So với thành tích trong môn bóng đá nam ở 2 kỳ SEA Games gần nhất vào các năm 2011 và 2013, U23 Việt Nam vừa dự SEA Games 2015 có thành tích tốt hơn. Năm 2011 ở Indonesia, chúng ta thua trong trận tranh HCĐ. Còn sau đó 2 năm trên đất Myanmar, chúng ta thậm chí bị loại ngay vòng bảng.

Thành ra, so với những kỳ SEA Games ấy, đội tuyển U23 Việt Nam của HLV Miura trên đất Singapore làm được nhiều việc hơn, chí ít là không đến nỗi cúi gầm mặt rời cuộc chơi sau giải đấu.

Cũng ở SEA Games lần này, chúng ta đã giới thiệu một thế hệ cầu thủ đầy triển vọng, đủ sức trở thành trụ cột của đội tuyển quốc gia như Ngọc Hải, Huy Toàn, Công Phượng,… Ngoài ra, một số gương mặt khác vẫn còn đủ khả năng dự SEA Games 2017, như Công Phượng, Văn Toàn, Tiến Dũng, Duy Mạnh,…

Thế nên, có thể nói đây là lứa U23 tốt nhất so với 3 kỳ SEA Games gần nhất của bóng đá Việt Nam. Và để tạo nên lứa cầu thủ hiện nay, phải công bằng mà nói rằng công phát hiện cũng như bồi dưỡng của HLV Miura khá lớn.

Tấm HCĐ mà đội tuyển U23 Việt Nam giành được cũng chưa thể gọi là thành công trọn vẹn

Dưới bàn tay của vị HLV người Nhật, nhiều cầu thủ đã trưởng thành vượt bậc so với chính họ trước đó. Đáng kể nhất là trường hợp của Ngọc Hải, một trong những hậu vệ có thể nói là tốt nhất của bóng đá Việt Nam hiện nay, kể từ sau thời của Phước Tứ, Minh Đức. 

Rồi đấy còn là trường hợp của Công Phượng, cầu thủ trưởng thành thấy rõ dưới thời HLV Miura, theo hướng hiện đại hơn và đa dạng hơn. Đấy là một Huy Toàn đầy tính bùng nổ và khá ổn định trong suốt nhiều trận đấu, nhiều giải đấu quốc tế mà anh tham dự gần đây.

Sau SEA Games 2011 và nhất là sau SEA Games 2013, người ta không có nhiều niềm tin vào các lứa cầu thủ của bóng đá Việt Nam thời điểm ấy bằng bây giờ. Chi tiết ấy phản ánh đội tuyển của HLV Miura đang giúp bóng đá nội lấy lại niềm tin.

Nhưng cũng khó gọi là thành công

Quay lại với tư thế của đội tuyển U23 Việt Nam trước khi vào giải, rằng khi đó chúng ta là ứng cử viên rất nặng ký cho danh hiệu vô địch. Tư thế ứng cử viên ấy dựa trên dàn cầu thủ đồng đều có mặt trong đội tuyển, dựa vào lượng tuyển thủ quốc gia đầy ắp có mặt ở Singapore, trong màu áo đội tuyển U23. Xét về những tiêu chí ấy, chỉ có Thái Lan ở SEA Games 2015 là có thể so với U23 Việt Nam.

Với tư thế ứng cử viên vô địch, cộng với dàn cầu thủ đồng đều đang có trong tay, người ta kỳ vọng rằng đội bóng của HLV Miura chí ít cũng phải vào đến trận chung kết. 

Thành ra, mới có chuyện, lúc đội bóng của vị HLV người Nhật không thể có mặt trong trận đấu cuối cùng, nhiều người đã nói ngay rằng đó là thất bại cay đắng của U23 Việt Nam. Nó cay đắng ở chỗ, trong suốt quá trình dự SEA Games 2015, đội tuyển bóng đá nam hầu như chỉ có 2 trận mang tính sống còn: 1 là trận quyết đấu với Malaysia ở vòng bảng, 2 là trận bán kết với Myanmar.

Thế nhưng, chúng ta lại thua ở 1 trong 2 trận mang tính sống còn ấy, khi chính chúng ta có rất nhiều thời gian chuẩn bị cho trận bán kết (hầu như chỉ đá nhàn nhã từ trận gặp Lào, với Đông Timor, cho đến tận trận cuối vòng bảng với Thái Lan), nhưng vẫn thua.

Cũng từ kết quả của trận bán kết với Myanmar, chúng ta vỡ ra nhiều điều, nhiều điểm mà lâu nay chúng ta ngỡ chúng ta mạnh, nhưng thực chất lại yếu. Ví dụ như kỹ thuật, một đội bóng có kỹ thuật thì không thể dứt điểm hỏng liên tục trong những tình huống thuận lợi, trong khi ngược lại đối phương sút cú nào chắc cú ấy. Ví dụ như tinh thần, một đội bóng có tâm lý tốt, tinh thần, bản lĩnh tốt thì dứt khoát phải biết cách đứng vững ở những thời khắc sinh – tử, trong khi chúng ta thì không (cả thế giới gọi cầu thủ Đức có "tinh thần thép" cũng chủ yếu xuất phát từ chỗ họ luôn đứng vững trong những trận căng thẳng).

Còn tại sao lại có những yếu kém ấy thì đấy là vấn đề mà sau SEA Games, những người quản lý bóng đá nội phải nghiêm túc nhìn lại. Phải nhận ra vị trí đích thực, nhận ra những nhược điểm cơ bản của mình thì mới mong thay đổi, thậm chí thay đổi từ chân đế là cái nền ở giải quốc nội. 

Chưa chắc 2 năm nữa, chúng ta đã bắt kịp Thái Lan, hoặc sẽ vượt lên hẳn so với Myanmar sau đây 2 năm. Nhưng nếu không thay đổi, sau 5 – 10, hay 15 năm nữa chẳng lẽ cứ phải chịu cảnh xếp sau những người láng giềng trong khu vực hay sao?

Thắng đậm Myanmar, U23 Thái Lan giành HCV SEA Games 28

Bế tắc ở hiệp 1, nhưng sự sắc sảo trong hiệp 2 đã giúp U23 Thái Lan đánh bại U23 Myanmar 3-0 ở trận chung kết bóng đá nam SEA Games. Người Thái đã bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games mà họ giành được 2 năm trước tại Myanmar.

U23 Thái Lan bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games 28 đầy thuyết phục

Trước thềm trận chung kết trên sân Sports Hub, U23 Thái Lan được đánh giá cao hơn rất nhiều với tư cách của ứng cử viên số 1. Đó là lý do đội bóng xứ sở chùa vàng đẩy cao đội hình lên tấn công, nhưng họ vấp phải hàng thủ chặt chẽ của U23 Myanmar, trong đó đáng chú ý nhất là tài năng của thủ môn Kyaw Zin.

Thủ thành của U23 Myanmar đã cứu thua cho đội nhà không dưới 5 cơ hội ghi bàn. Tuy vậy, trước người Thái quá mạnh thì U23 Myanmar không thể chống cự lâu. Ba bàn thắng của Kerasat, Chanalan và Pinyo đã mang về chiến thắng 3-0 đầy thuyết phục cho U23 Thái Lan.

Với thắng lợi tưng bừng này, U23 Thái Lan đã bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games, kết quả xứng đáng với màn trình diễn xuất sắc của họ ở giải đấu này. U23 Myanmar dù thua ở trận chung kết nhưng tấm HCB SEA Games 28 cũng có thể coi là thành công quá lớn của đoàn quân HLV Kyaw Lin.

Cả hai đội nhập cuộc với tốc độ cao và muốn gây bất ngờ với đối thủ. U23 Thái Lan đẩy cao đội hình lên tấn công nhằm tìm kiếm bàn thắng sớm, trong khi U23 Myanmar chủ động chơi rắn, hạn chế kỹ thuật của cầu thủ Thái Lan.

U23 Thái Lan (xanh) là những người chơi ép sân hơn

U23 Thái Lan chủ động hơn về thế trận và cơ hội đã đến với họ ở phút thứ 6, khi Chanalan tung cú dứt điểm ở cự ly gần nhưng thủ môn Kyaw Zin đã xuất sắc cản phá. Người Thái liên tục đẩy cao đội hình và dồn U23 Myanmar về phòng ngự.

Người Thái Lan phối hợp khá ăn ý bên ngoài vòng cấm và phút 11, Chanathip dứt điểm bên ngoài vòng cấm đưa bóng đi chệch cột dọc. U23 Myanmar có câu trả lời với cú sút của Nay Lin Tun, nhưng thủ môn Thái Lan đã bắt gọn.

Đến phút 15, từ đường tạt bóng bên cánh phải của đồng đội, Nurul băng vào đệm bóng đi vọt xà ngang. Ngay sau đó, đến lượt Thitiphan dứt điểm căng bên ngoài vòng cấm đưa bóng đi chệch cột dọc.

Sau khoảng thời gian đầu tiên bị ngợp, U23 Myanmar dần lấy lại thế trận và chơi sòng phẳng với U23 Thái Lan. Phút 25, Si Thu có đường tạt bóng vào trong khá nguy hiểm khiến thủ thành U23 Thái Lan phải vất vả cản phá.
U23 Myanmar đã chơi đầy kiên cường trong hiệp 1

Đến phút 36. Nurul băng vào đánh đầu từ đường tạt bóng bên cánh phải của đồng đội, nhưng bóng đi nhẹ để thủ môn Kyaw Zin bắt gọn. Cuối hiệp 1 sau tình huống phối hợp ăn ý, Thitiphan có cơ hội khá đẹp nhưng cú đá quá hiền của anh không thể đánh bại Kyaw Zin ở tình huống đối mặt.

Sang hiệp 2, U23 Myanmar quyết định dồn lên và ngày phút 46, Nay Lin Tun quyết định tung cú sút xa đưa bóng đi vọt xà. U23 Thái Lan nỗ lực tấn công nhưng vẫn bế tắc, phút 50 Chanthip dứt điểm ở góc hẹp nhưng Kyaw Zin đã bắng gọn.

Hai phút sau, Chanalan nhận bóng khá thuận lợi trong vòng cấm nhưng cú sút căng của anh đã bị Kyaw Zin xuất sắc cản phá. Sức ép liên tục của Thái Lan đã được cụ thể hóa ở phút 54 khi từ tình huống lộn xộn, Kerasat đệm lòng trong vòng cấm hạ Kyaw Zin, mở tỷ số 1-0 cho U23 Thái Lan.

Đến phút 58, Chanalan băng xuống trống trải nhưng cú đá của anh không hạ được Kyaw Zin. 4 phút sau, lại là Chanalan tung cú dứt điểm bằng chân phải khéo léo, nhưng tài năng của Kyaw Zin lại cứu thua cho U23 Myanmar.
U23 Thái Lan chiến thắng nhờ đẳng cấp hơn hẳn

Tuy nhiên đến phút 64, Chanathip có đường chọc khe thông minh để Chanalan băng xuống bình tĩnh đánh bại Kyaw Zin, nhân đôi cách biệt lên thành 2-0 cho U23 Thái Lan.

Đến phút 79, tỷ số được nâng lên 3-0 cho U23 Thái Lan khi Sarach chuyền bóng để Pinyo băng xuống đánh bại Kyaw Zin ở thế đối mặt. Các bàn thắng đến với người Thái quá dễ dàng, khi U23 Myanmar dâng cao đội hình tìm bàn gỡ.

Về cuối trận, U23 Myanmar nỗ lực tìm kiếm bàn thắng danh dự nhưng không thành công và chiến thắng 3-0 nghiêng về U23 Thái Lan được giữ cho đến khi kết thúc 90 phút.

Bóng đá Việt Nam đang ở đâu tại Đông Nam Á?

Hai năm liền vào bán kết các giải đấu tầm khu vực, bóng đá Việt Nam dĩ nhiên vẫn nằm trong nhóm đội khá. Nhưng bị loại 2 lần liên tiếp ở vòng bán kết, cũng có nghĩa là chúng ta chưa có khả năng tranh chấp vị trí cao nhất...

Thiếu ổn định 

Ngoài trừ Thái Lan giờ đã trên tầm khu vực, so với các nền bóng đá còn lại tại Đông Nam Á, rất khó nói các đại diện của bóng đá Việt Nam đứng trên hay đứng dưới họ? Dưới thời HLV Miura, các đội tuyển của chúng ta đã biết cách đánh bại Malaysia, Philippines. Nhưng ngặt nỗi, bây giờ, đến lượt Myanmar có thể hạ chúng ta, có thể trở thành rào cản của các đội tuyển Việt Nam.

Cần nhắc lại chi tiết Myanmar vốn trong khoảng 20 năm nay, cho đến trước SEA Games 2013 cách nay 2 năm, hầu như sa sút nhiều hơn là tiến bộ. Thế nhưng, khi họ có dấu hiệu quay lại, thế hệ cầu thủ trẻ của họ hiện tại lại có thể vượt mặt thế hệ cùng trang lứa của bóng đá Việt Nam. 

Cụ thể, ngoài đội tuyển U23 Myanmar vừa thắng U23 Việt Nam ở bán kết SEA Games 2015, đội tuyển U19 của nước này còn vào đến VCK World Cup U20 thế giới, trong khi lứa Công Phượng và các đồng đội của tuyển U19 Việt Nam năm ngoái lại thất bại với mục tiêu tương tự.

Vấn đề của các đội tuyển Việt Nam từ năm ngoái đến năm nay là rất thiếu ổn định. Chúng ta có thể chơi bùng nổ trong những trận cầu ít được chờ đợi, thậm chí bị đánh giá là lép vế so với đối thủ (như trận thắng Philippines ở vòng bảng, thắng Malaysia ở bán kết lượt đi AFF Cup 2014), nhưng lại hay ngã ngựa trong những trận cầu đòi hỏi sự điểm tĩnh, khi đã nắm lợi thế trong tay (thua Malaysia ở bán kết lượt về AFF Cup 2014, thua Myanmar ở bán kết SEA Games 2015).

Sự thiếu ổn định của đội tuyển U23 Việt Nam phản ánh đẳng cấp thấp của nền bóng đá nói chung

Đấy có lẽ cũng là vấn đề liên quan đến đẳng cấp của nền bóng đá. Nếu là đẳng cấp trên người khác, có lẽ người ta sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố phong độ hay tâm lý trong từng trận đấu riêng lẻ (ví như Thái Lan, có thể có khi họ đá hay, có khi đá chưa thật hay, nhưng điểm chung là hay hoặc không hay thì họ vẫn đủ sức đánh bại các đối thủ khác, vì đẳng cấp họ cao hơn).

Chân đế không vững, phần ngọn đung đưa

Nhưng bây giờ nếu trách riêng đội tuyển, hoặc trách các thành viên của đội U23 Việt Nam đang dự SEA Games về sự thiếu ổn định của đội bóng này có lẽ là chưa đủ, và chưa thật công bằng đối với họ.

Nguyên nhân sâu xa hơn cho sự thiếu ổn định đấy chắc chắn bắt nguồn từ giải trong nước. Không thể đòi hỏi một đội tuyển giữ được sự ổn định khi mà ngay chính giải quốc nội cũng chẳng ổn định. Càng không thể đòi hỏi đội tuyển có đẳng cấp cao trong một nền bóng đá có phần chân đế nói chung là giải trong nước có chất lượng không cao.

U23 Việt Nam thất bại trước Myanmar trong trận bán kết SEA Games chủ yếu đến từ 2 nguyên nhân chính là chất lượng kỹ thuật và tâm lý thi đấu. Sự thiếu ổn định về mặt kỹ thuật, nhất là kỹ thuật dứt điểm khiến chúng ta không tận dụng các cơ hội triệt để bằng họ. Sự yếu kém về mặt tâm lý khiến cho đoàn quân của HLV Miura không biết cách giữ cái đầu lạnh trong những thời điểm không được phép mắc sai lầm (dạng như tình huống dùng tay chơi bóng dẫn đến phạt đền của Ngọc Thắng, hay sự phung phí của Hồng Quân).

Chất lượng của đội tuyển nói cho cùng chỉ phản ánh mặt bằng chung của toàn bộ nền bóng đá. Làm sao có được những thế hệ cầu thủ ổn định về mặt kỹ thuật khi người ta hết năm này đến năm khác cứ qua loa với khâu đào tạo (thậm chí cơ quan điều hành nền bóng đá còn sẵn sàng sửa đổi quy chế, để giúp một số đội lách luật, khỏi phải tham dự một vài giải đấu trẻ cấp quốc gia)? Làm sao có được dàn cầu thủ giàu bản lĩnh khi công tác sử dụng cầu thủ nội, nhất là cầu thủ trẻ vẫn chưa được chú trọng đúng mức?

Thành ra, thay vì cứ quanh quẩn với câu hỏi chúng ta có may mắn hay không khi bị loại ở bán kết SEA Games năm nay? Cứ phải nhìn thẳng vào điểm bóng đá Việt Nam bây giờ không mạnh, không đủ sức nằm trong nhóm tranh ngôi vô địch khu vực. Cứ thừa nhận những yếu kém của mình để biết yếu mà sửa, thay cho cái cách vụng chèo nhưng khéo chống của những người làm bóng đá suốt nhiều năm qua!

U23 Việt Nam - U23 Indoneisa: Chiến đấu vì danh dự?

U23 Việt Nam vừa trải qua cú sốc nặng khi thất bại trước U23 Myanmar trong trận bán kết. Vấn đề của đoàn quân trong tay HLV Miura là liệu họ có kịp chấn tỉnh để đá trận tranh HCĐ (13h ngày 15/6), hay tiếp tục trượt dài trong nỗi thất vọng?

U23 Indonesia còn thua nặng hơn U23 Việt Nam

Thật ra, nói về những cú sốc, có lẽ U23 Indonesia còn sốc nặng hơn U23 Việt Nam, khi tham vọng vào chơi trận chung kết của đội bóng này, cũng như tham vọng muốn dùng SEA Games để xua đi nỗi đau bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá quốc tế của bóng đá Indonesia vừa bị Thái Lan giáng một đòn choáng váng.

Trước giờ bóng lăn, người ta biết rằng Thái Lan rất mạnh, người ta cũng biết Indonesia của thế hệ hiện nay chưa sánh được với chính bóng đá xứ vạn đảo thế hệ của Santoso (HLV đương nhiệm của U23 Indonesia tại SEA Games 2015), nhưng người ta không ngờ lại có một tỷ số chênh lệch lớn đến vậy trong trận bán kết (5-0).

Mạc Hồng Quân đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trước Myanmar

Thua một trận đậm đến vậy thì không thể nói không ảnh hưởng gì đến tinh thần của các cầu thủ U23 Indonesia. Thế nên, chưa chắc đội bóng xứ vạn đảo sẽ có tinh thần tốt hơn đội bóng của HLV Miura trong trận tranh huy chương đồng (HCĐ).

Về phía U23 Việt Nam, đội bóng này cần tấm HCĐ để xoa dịu nỗi đau của người hâm mộ bóng đá trong nước, sau thất bại trước Myanmar ở bán kết. Giải đấu vẫn chưa kết thúc, và nhiệm vụ của đoàn quân trong tay HLV Miura vẫn phải tiếp tục.

Cũng trong trận tranh HCĐ với Indonesia, một số cầu thủ đang có dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý như Ngọc Thắng, Hồng Quân sẽ phải ngồi trên ghế dự bị, nhường chỗ cho những cầu thủ khác đang khát khao thể hiện mình.

Trong bối cảnh đó, nhiều khả năng Thanh Bình sẽ đá trung phong ngay phía trên Công Phượng, thay cho Hồng Quân. Còn Phi Sơn có thể được sắp đá ở vị trí tiền vệ cánh phải, thế chỗ cho Ngọc Thắng đang bất ổn về mặt tâm lý.

Sẽ là thảm họa nếu thua

Người hâm mộ dĩ nhiên rất buồn, thậm chí thất vọng khi U23 Việt Nam thua Myanmar ở bán kết. Nhưng niềm tin với đoàn quân trong tay HLV Miura chưa hoàn toàn mất hết.

U23 Việt Nam cần tấm HCĐ để gỡ gạc danh dự

Nếu U23 Việt Nam thắng U23 Indonesia trong trận tranh HCĐ này, nỗi buồn có thể nguôi ngoai phần nào. Bằng ngược lại, sẽ là thảm họa lớn với bóng đá nội, nếu chúng ta tiếp tục trượt dài trong thất bại.

So về thực lực, U23 Indonesia cũng không được đánh giá cao bằng U23 Việt Nam. Đội bóng xứ vạo đảo phải rất khó nhọc mới vượt qua được vòng bảng. Cũng ở vòng bảng, họ bộc lộ một số điểm yếu như phòng ngự không chắc chắn, thường mất bình tĩnh khi bị dẫn trước.

Đấy là những điểm mà đội bóng của HLV Miura có thể khai thác, với điều kiện là chúng ta cũng phải thật bình tĩnh trong các đợt lên bóng. Khâu kết thúc của U23 Việt Nam cũng cần được cải thiện. Bởi, chẳng có đội bóng nào có thể hướng đến chiến thắng mà không biết cách chọc thủng lưới đối phương.

Trận tranh HCĐ giữa U23 Việt Nam với U23 Indonesia có thể cũng là cơ hội cuối cùng của HLV Miura. Cũng giống như toàn bộ đội tuyển U23 vào lúc này, người ta vẫn còn dành chút niềm tin và chút hy vọng với HLV Miura.

Tuy nhiên, nếu đội tuyển U23 Việt Nam thất bại thêm một trận nữa, toàn bộ niềm tin đấy sẽ sụp đổ và sự kiên nhẫn còn sót lại với HLV Miura có khi cũng tan biến.

Một canh bạc với vị HLV người Nhật nói riêng và với U23 Việt Nam nói chung. Chúng ta đã hụt mục tiêu quan trọng nhất là giành quyền vào chung kết, nhưng không có nghĩa là chúng ta được quyền buông xuôi sau khi hụt mục tiêu số 1.

Những lời nói lên gân của mọi thành viên trong đội tuyển U23 Việt Nam lúc này có khi cũng là thừa, nếu như đội tuyển không biết cách tự mình đứng dậy sau cú sốc. Những giọt nước mắt sau thất bại ở trận bán kết cũng sẽ trở nên vô nghĩa, nếu như từng thành viên trong đội không biết cách giành lại vị trí của họ trong lòng người hâm mộ bằng sự thể hiện về mặt chuyên môn.

Dự đoán: U23 Việt Nam thắng 2-1

HLV Miura: 'U23 Việt Nam thua không phải vì đen đủi'

Chiến lược gia người Nhật Bản thất vọng nhưng không sốc khi U23 Việt Nam thất bại ở bán kết SEA Games 28, hôm nay 13/6.

U23 Việt Nam tiếp cận trận đấu đầy tích cực, tạo thế trận lấn lướt trước U23 Myanmar nhưng chung cuộc chịu thua 1-2. Đội bóng áo trắng có gần 10 pha dứt điểm nhưng chỉ một lần làm rung lưới đối thủ nhờ công của Võ Huy Toàn.

"Trận này U23 Việt Nam thua không phải vì đen đủi. Các cầu thủ tạo ra nhiều cơ hội nhưng lại dứt điểm không hiệu quả. Đây là vấn đề về kỹ thuật dứt diểm, về sự hiệu quả chứ không thể xem là sự may mắn", HLV Toshiya Miura phát biểu sau khi đội nhà dừng bước ở bán kết.

Hồng Quân (phải) là cầu thủ bỏ lỡ nhiều cơ hội nhất của U23 Việt Nam trận này. Ảnh:Đức Đồng.

U23 Myanmar có hai bàn, đến từ tình huống phạt đền và một pha dứt điểm chạm chân một cầu thủ U23 Việt Nam. HLV Miura cho biết bàn thua đầu tiên có thể xem là sự may mắn dành cho đối thủ, nhưng ông cũng như các học trò cần chấp nhận thực tế.

"Tôi rất thất vọng nhưng không sốc. Trong bóng đá, thắng thua là chuyện bình thường. Mọi điều đều có thể xảy ra nên tôi sẽ chấp nhận mọi kết quả", HLV Miura cho biết thêm.

Liên tục nhận bàn thua theo kiểu "chẳng đâu vào đâu", các cầu thủ U23 Việt Nam vẫn không mất tinh thần. Họ liên tục dồn lên gây sức ép, trước một U23 Myanmar chơi phòng ngự số đông và thường xuyên câu giờ tiểu xảo. Đó chính là điều chiến lược gia người Nhật Bản hài lòng khi nói về các học trò.

HLV Miura đón nhận thất bại một cách bình thản. Ảnh: Đức Đồng.

"Cảm ơn các cổ động viên đến Singapore cổ vũ và cả những người theo dõi trên truyền hình", nhà cầm quân sinh năm 1963 nói. "Các cầu thủ của tôi không hề chủ quan và đã chiến đấu hết sức. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thể mang lại niềm vui cho người hâm mộ. Tôi xin lỗi vì điều đó".

HLV Miura cho biết toàn đội cần nhanh chóng quên đi thất bại, cố gắng thi đấu trong trận HC đồng diễn ra vào 13h ngày 15/5 (theo giờ Hà Nội), với đội thua trong trận bán kết còn lại giữa U23 Thái Lan và U23 Indonesia.

Sau SEA Games 28, HLV Miura sẽ tập trung vòng loại thứ hai World Cup 2018 cùng tuyển quốc gia.

Dự đoán của độc giả VnExpress về kết quả của U23 Việt Nam tại SEA Games năm nay.Ảnh chụp màn hình.




U23 Việt Nam thua do thiếu may mắn hay do trình độ?

Quả là đội bóng của HLV Miura thiếu may mắn khi đối thủ ghi 2 bàn trong lúc họ hầu như chỉ có 2 tình huống đáng ăn bàn, trong khi chúng ta bỏ lỡ quá nhiều cơ hội. Nhưng bỏ lỡ nhiều cơ hội chẳng phải là vì trình độ hay sao?!

Làm được tất cả, trừ bàn thắng

Nếu đi tìm trận đấu đẹp nhất của U23 Việt Nam trong suốt hành trình SEA Games năm nay, có thể nhiều người sẽ chọn trận đấu với U23 Myanmar ở bán kết. Ngặt nỗi, ngay ở trận mà chúng ta đá đẹp nhất, tấn công bài bản nhất, mảng miếng rõ ràng và đa dạng nhất, thì chúng ta lại thua.

So về số lượng cơ hội, U23 Việt Nam hơn đứt U23 Myanmar. So về thời lượng kiểm soát bóng, đội bóng của HLV Miura cũng hơn đứt đội bóng được dẫn dắt bởi đồng nghiệp Kiy Lwin. Nhưng về số lượng bàn thắng, chúng ta lại thua.

U23 Việt Nam một lần nữa không thể vượt qua U23 Myanmar

Ngặt một nỗi nữa, trong bóng đá, số lượng bàn thắng quan trọng hơn số lượng cơ hội và thời lượng kiểm soát bóng, đồng thời kết quả xem ra còn quan trọng hơn lối chơi.

Bảo U23 Việt Nam kém may mắn khi thất bại không phải không có lý, khi ở bàn thua thứ 2, bàn thua chính thức tiễn chúng ta ra khỏi trận chung kết, bóng dội chân hậu vệ U23 Việt Nam rồi bay vào lưới theo hướng không ngờ nhất. Nhưng, một thất bại thì không chỉ bao gồm chuyện may mắn hay không may mắn.

Không thể nói việc các chân sút U23 Việt Nam thiếu may mắn khi liên tục bỏ lỡ những cơ hội tốt. Đấy là vấn đề thuộc về năng lực, cụ thể là năng lực dứt điểm, năng lực kỹ thuật. Mà so về điểm này, U23 Myanmar rõ ràng trội hơn U23 Việt Nam.

Họ hầu như chỉ có 2 tình huống đáng có bàn thắng trong suốt trận, nhưng họ tận dụng hết cả 2 tình huống ấy. Cùng một trận đấu, cùng phải chịu áp lực như nhau, cầu thủ U23 Myanmar giải quyết tốt hơn cầu thủ U23 Việt Nam khi cần giải quyết các tình huống, thì rõ ràng phải thừa nhận họ hơn mình.

HLV lão làng Nguyễn Thành Vinh chia sẻ những gì mà chúng ta thấy ở đội tuyển hiện nay nói cho cùng cũng chỉ là sản phầm từ giải quốc nội. Nhìn lại trình độ thực chất của chính chúng ta để thấy rằng cách các đội bóng trong nước hiện sử dụng các chân sút ra sao, để đến nỗi các chân sút trở nên kém cỏi như bây giờ?

Thua 3 trận knock-out liên tiếp

Ở Asiad tháng 9 năm ngoái, U23 Việt Nam bị loại ở vòng 1/8, sau khi đá cực hay ở vòng bảng. Ở AFF Cup 2014 vào cuối năm, đội tuyển quốc gia của chúng ta thua ở bán kết. Và giờ, đội U23 lại thua ở vòng bán kết SEA Games 2015.

Cũng không thể nói chuyện may mắn hay không may mắn ở đây, bởi chuyện may – rủi thì không thể cứ lặp đi lặp lại hết giải này đến giải khác. Mà vấn đề thực chất có khi nằm ở chỗ năng lực giải quyết các trận đấu theo kiểu một mất một còn của chúng ta có hạn.

Đấy lại là vấn đề liên quan đến bản lĩnh, mà bản lĩnh cũng là trình độ. Tại sao đối phương biết cách đứng vững trước áp lực của chúng ta, của khán giả Việt Nam tràn ngập trên các khán đài, còn cầu thủ của ta thì không?

Vấn đề này cũng được HLV kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh lý giải thông qua lăng kính giải quốc nội. Theo ông Vinh, làm sao các cầu thủ bản lĩnh cho được khi nhiều đội bóng trong nước hiện nay chưa chú trọng đến chuyện sử dụng các cầu thủ trẻ tại V-League. Nói nôm na, cầu thủ không được sử dụng thường xuyên thì lấy đâu ra bản lĩnh?

Ngay ở đội tuyển U23 Việt Nam hiện nay cũng vậy thôi, nhiều cầu thủ chưa phải là các trụ cột tại CLB, thậm chí chưa phải là những người thường xuyên được đá chính ở giải quốc nội, kể cả nhóm trụ cột của đội tuyển U23 như Huy Toàn, Duy Mạnh, Ngọc Thắng, Tiến Dũng, Minh Long…

Ở đây, HLV Miura dù có giỏi nhào nặn cách mấy, có cố gắng cách mấy thì ông không thể trong một thời gian ngắn, thay đổi được bản lĩnh của một đội bóng gồm nhiều cầu thủ thậm chí còn chưa được đánh giá cao ở tầm CLB.

Nhìn thấy rõ năng lực thật sự của mình để mà thay đổi, thay đổi cả một hệ thống, thì mới thấy được sự bổ ích của thất bại. Phải nhìn đúng trình độ của mình ở đâu, thì mới mong thay đổi được trình độ ấy, thay vì nói chuyện may mắn hay không may mắn ở đây!

Vì sao trận bán kết của U23 Việt Nam diễn ra giữa trưa

Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Myanmar sẽ diễn ra lúc 14h giờ Singapore, tức 13h giờ Hà Nội hôm nay 13/6.

Sân vận động quốc gia Singapore, nơi tổ chức các nội dung điền kinh và các trận bóng đá bán kết, chung kết cũng như lễ khai mạc, bế mạc của SEA Games 28. Ảnh: Đức Đồng.

Theo lịch thi đấu được Ban tổ chức công bố ban đầu, cả hai trận bán kết môn bóng đá nam sẽ diễn ra trên sân vận động quốc gia Singapore. Cụ thể, trận một giữa đội nhất bảng A gặp đội nhì bảng B lúc 15h và trận hai lúc 20h30 giờ địa phương. Nhưng gần đây, Ban tổ chức đã đôn giờ thi đấu trận bán kết một lên sớm hơn một tiếng, với lý do để có thời gian chuẩn bị cho trận hai.

Dù diễn ra cùng một ngày, Ban tổ chức lại bán hai loại vé khác nhau cho hai trận bán kết. Vì thế, sau trận thứ nhất, khán giả phải ra ngoài để ban tổ chức dọn dẹp sân và tu dưỡng mặt cỏ. Sau đó ai muốn vào sân xem trận hai thì mua vé của trận đấu đó.

Ngoài ra, trong lịch thi đấu được ban hành, U23 Singapore được ưu tiên đá trận muộn nếu vào bán kết. Dù đội bóng chủ nhà đã bị loại, lịch thi đấu vẫn giữ nguyên. U23 Việt Nam vì nhì bảng B nên phải thi đấu vào giữa trưa.

Chia sẻ về giờ giấc có phần bất cập này, HLV Toshiya Miura tỏ ra bình thản: “Tôi đã đi thị sát sân đấu và nó rất đẹp. Theo tôi, giờ thi đấu đó không vấn đề gì vì sân có mái che, trời sẽ không nắng. Ngoài ra, sân còn có hệ thống máy lạnh, thông gió nên các cầu thủ sẽ không bị oi bức và ngợp”.



Dù thi đấu lúc buổi trưa nhưng nhờ sân có máy che và hệ thống máy làm lạnh nên không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thể lực của cầu thủ hai đội. Ảnh: Đông Huyền.

Sân vận động quốc gia Singapore có sức chứa 55.000 chỗ ngồi. Đây là sân phục vụ lễ khai mạc, bế mạc, các môn thi đấu điền kinh và các trận bán kết, chung kết và tranh HC đồng của môn bóng đá nam. Các đội cũng không được làm quen mặt sân trước như một số giải đấu.

Sân vận động Quốc gia Singapore được xây dựng để phục vụ SEA Games 28. Sân là công trình thi đấu đa năng với kết cấu mái vòm và có thể đóng mở, được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Đây là sân vận động duy nhất trên thế giới có thiết kế tùy chỉnh để tổ chức các môn bóng đá, bóng bầu dục, cricket và điền kinh. Với việc chỗ ngồi ở các tầng thấp nhất được cơ khí hóa và tự động hóa, sân vận động này cũng có thể tổ chức các buổi hòa nhạc, chương trình giải trí gia đình, các sự kiện tầm quốc gia và cộng đồng bất cứ lúc nào. 

Sân vận động này được xem là “trái tim” nằm giữa tổ hợp công trình Singapore Sports Hub gồm: Trung tâm thể thao dưới nước OCBC, nhà thi đấu đa năng OCBC, Bảo tàng thể thao Singapore, thư viện trung tâm thể thao, trung tâm mua sắm Kallang Wave và nhà thi đấu Singapore hiện tại, cũng như Trung tâm thể thao dưới nước Kallang Basin liền kề.

Sân vận động Quốc gia Singapore đang giữ kỷ lục về cấu trúc mái vòm lớn nhất thế giới với khoảng vượt 310 mét. Mái của nó có thể thu vào và mất khoảng 25 phút để mở hoặc đóng.

Canh bạc tất tay của HLV Toshiya Miura

13h chiều nay, U23 Việt Nam sẽ bước vào trận đấu bán kết bóng đá nam SEA Games 28 với U23 Myanmar, một thử thách nghiệt ngã để kiểm chứng sức mạnh của U23 Việt Nam, đồng thời cũng là canh bạc quyết định số phận của HLV Toshiya Miura.

Sức ép quá lớn từ sự kỳ vọng

Đặt chân đến Việt Nam chưa được 1 năm, HLV Toshiya Miura thực sự đã mang đến quá nhiều nét khởi sắc cho nền bóng đá tưởng như đã…xuống đáy từ sau thất bại ở AFF Cup 2012 lẫn SEA Games 27. Đó là những giải đấu chúng ta dừng bước ngay từ vòng bảng và đáng buồn hơn, kết quả đó phần nào được dự tính ngay từ khi bước vào giải.

HLV Miura dẫn dắt Việt Nam từ tháng 8 và ông đã tạo dấu ấn với chiếc công đưa Olympic Việt Nam vào vòng 1/8 Asiad 17. Ở AFF Cup 2014, đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) thất bại cay đắng dưới tay Malaysia, nhưng Miura vẫn được ghi nhận với những thắng lợi đẹp mắt của ĐTVN và quan trọng hơn, dấu ấn chiến thuật của ông đã vực dậy nền bóng đá VN.

HLV Miura chịu quá nhiều sức ép trước trận gặp U23 Myanmar - Ảnh: Gia Hưng

Đỉnh cao nhất của HLV Miura chính là việc giành vé dự giải U23 châu Á lần đầu tiên trong lịch sử và từ đó, người hâm mộ gọi ông là “phù thủy”. Tài năng của HLV Miura là điều không ai phủ nhận, đặc biệt là ở khâu điều chỉnh chiến thuật nhưng với người hâm mộ, họ vẫn cần kiểm chứng ông thầy người Nhật ở sân chơi khu vực và cụ thể nhất là SEA Games, giải đấu chúng ta chưa khi nào có được tấm HCV.

Người hâm mộ nước nhà yêu mến U23 Việt Nam, trân trọng tài năng HLV Miura và chính tình yêu đó càng khiến tất cả khao khát tấm HCV SEA Games hơn bao giờ. Chính điều đó càng khiến HLV Miura chịu nhiều áp lực, khi ông không đáp ứng được những đòi hỏi về lối đá đẹp mắt, không bạo lực khi ĐTVN thua Thái Lan ở vòng loại World Cup 2018.

HLV Miura cũng bị không ít chỉ trích từ dư luận, từ việc ép cầu thủ tập quá nặng khiến nhiều người chấn thương, hay việc ít trọng dụng lứa cầu thủ U19 HAGL. Hay cả việc HLV Miura liên tục xoay tua đội hình để giấu bài, rồi việc ông cố ý sử dụng đội hình 2 trong trận thua U23 Thái Lan 1-3, cũng tạo ra sự không hài lòng từ người hâm mộ.

Một HLV khi đưa ra quyết định nào đó luôn có cái lý riêng của mình và kể khi trong quá trình thi đấu vòng bảng U23 Việt Nam có xảy ra sai lầm nào, thì ông Miura cũng đã đúng hướng. U23 Việt Nam đã có mặt ở bán kết SEA Games, ông không mất trụ cột nào do thẻ phạt và chính các đối thủ đang mơ hồ U23 Việt Nam sẽ đá với sơ đồ nào ở bán kết, khi cả 5 trận vòng bảng ông dùng các đội hình khác nhau.

Lộ trình để có mặt tại bán kết SEA Games 28 đã được HLV Miura hoàn tất theo kịch bản ông tính trước và HLV người Nhật tự tin về cơ hội đánh bại Myanmar, khi ông có đủ đội hình mạnh nhất và chưa bị lộ bài. Nhưng không phải tất cả đều đồng quan điểm với HLV Miura, khi có những ý kiến cho rằng U23 Việt Nam đang chơi quá nhạt nhòa, thiếu bài bản (trừ trận thắng Malaysia”.

Canh bạc tất tay

Có lẽ sau 3 năm, chưa khi nào người hâm mộ Việt Nam lại khấp khởi niềm hy vọng về tấm HCV SEA Games đến vậy, hoặc chí ít cũng phải có mặt tại chung kết. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất với thầy trò HLV Miura là phải giành vé vào đến bán kết, bằng việc giải mã U23 Myanmar.

Cùng với Thái Lan, U23 Myanmar thực sự là ứng cử viên cho tấm HCV bóng đá nam năm nay. Họ đã thắng cả Singapore, Indonesia, Philippines với những tỷ số ấn tượng để giành ngôi đầu bảng A. Sức mạnh của Myanmar là điều không ai phủ nhận, ngay cả ở trận giao hữu trước giải tại Cẩm Phả, chúng ta chỉ giành được kết quả hòa 2-2.

Sức mạnh của U23 Myanmar đến từ lứa cầu thủ trẻ tài năng đã được tôi rèn từ SEA Games 27 trên sân nhà, cùng dàn cầu thủ U19 đã giành vé dự giải U20 thế giới. Theo chính HLV Miura thừa nhận, U23 Myanmar là đội bóng hoàn thiện, không có điểm yếu và rất mạnh về thể lực, tốc độ.

HLV Miura đã có những tính toán phần nào đúng đắn ở vòng bảng

Rõ ràng, hạ gục Myanmar là nhiệm vụ đầy khó khăn và cuộc đấu tại sân Sport Hub hôm nay đầy khó đoán. HLV Miura đã hoàn thành chỉ tiêu bán kết, nhưng khi người hâm mộ Việt Nam đang khao khát tấm HCV, thì rõ ràng chẳng ai chấp nhận khi các học trò của HLV Miura chỉ đạt đến cái chỉ tiêu khiêm tốn đó.

HLV Riedl bị sa thải vì thua Myanmar ở bán kết SEA Games 25, kết cục tương tự cũng đến với HLV Calisto ở AFF Cup 2010 (thua Malaysia) hay HLV Falko Gotze ở SEA Games 26 (thua Indonesia). Những lần bóng đá Việt Nam thất bại ở bán kết luôn gắn liền với việc thay tướng và HLV Miura quá hiểu điều này.

Có thể, HLV Miura được VFF tin tưởng tuyệt đối, ông đã tạo nên những dấu ấn chiến thuật tuyệt vời và ông nhận được sự yêu mến của khá đông người hâm mộ. Nhưng một HLV tài năng phải biết chứng minh tài năng bằng kết quả trên sân cỏ và nếu U23 Việt Nam bại trận trước Myanmar, khó nói trước được kết cục nào sẽ đến với ông thầy người Nhật

Đánh bại Myanmar, HLV Miura sẽ được hết mực ca tụng nhưng nếu kết quả ngược lại, có thể vị HLV 52 tuổi này có thể phải đánh đổi chiếc ghế HLV mà ông đang năm giữ chưa đầy 1 năm. Nói đúng hơn, cuộc đấu với U23 Myanmar ngày mai với HLV Miura thực sự là canh bạc số phận và quyết định tương lai tiếp theo của ông với bóng đá Việt Nam.