Hotline: 0973 549 00
Menu

Trung Quốc vẫn ráo riết cải tạo đảo Biển Đông

Ngày 20.8, Lầu Năm Góc ra báo cáo khẳng định Trung Quốc đang tăng cường hoạt động bồi đắp, cải tạo tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông, lên gần 50% chỉ trong hơn 2 tháng qua.

Bắc Kinh không trung thực

Theo bản báo cáo, tính đến tháng 6.2015, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo, bồi đắp trái phép hơn 1.170ha ở Biển Đông, tăng gần 50% diện tích tính từ tháng 5, thời điểm mà Washington cho rằng Bắc Kinh đã bồi đắp khoảng 800ha.

Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đã mở rộng hơn 1.170ha ở Biển Đông kể từ hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: reuters

Chính quyền Washington lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo cải tạo này cho mục đích quân sự và có thể gây nên bất ổn tại Biển Đông - một trong những tuyến đường vận tải thương mại lớn nhất thế giới. Giới chức quốc phòng Mỹ lo ngại, động thái của Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ cũng gia tăng. 

Báo cáo này được đưa ra khoảng một tháng trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đến Mỹ. Dự kiến trong chuyến thăm này, vấn đề Biển Đông, an ninh mạng và chính sách tiền tệ là những nội dung được bàn thảo giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Giới phân tích chính trị ở Mỹ nhận định, những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay và những phát hiện của Mỹ đã cho thấy những vấn đề hiện ra lờ mờ, báo trước một chuyến thăm đầy khó khăn cho cả ông Tập Cận Bình và chính quyền Tổng thống Obama.

Báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ đã phản ánh rằng Mỹ tiếp tục hoài nghi về tuyên bố của Trung Quốc hồi đầu tháng này, rằng Bắc Kinh đã ngừng hoạt động cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông. Hồi đầu tháng 8.2015, Trung Quốc tuyên bố, họ đã ngừng hoạt động cải tạo đảo, nhưng thời điểm đó, các quan chức Mỹ đã đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh có thực sự ngừng hoặc chỉ tạm ngừng hoạt động phi pháp nói trên. Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington –ông Chu Hải Quân cuối ngày 21.8 vẫn nói rằng, Trung Quốc đã ngừng cải tạo đảo trên Biển Đông từ tháng 6.2015, đồng thời khẳng định “các cơ sở được Trung Quốc xây dựng trên các đảo là vì lợi ích chung”. Ông Chu nói thêm rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ xem này một cách khách quan và cân bằng và tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định của khu vực Biển Đông”. Cùng ngày, người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng tuyên bố, Mỹ khuyến khích Trung Quốc làm rõ việc liệu tuyên bố ngừng cải tạo đảo hồi tháng đầu tháng 8 của Trung Quốc có áp dụng cho tất cả các tiền đồn mà Trung Quốc đang chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hay không.

Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông

Tờ Wall Street Journal cho biết, đi kèm với hoạt động cải tạo đảo, Trung Quốc còn đang tích cực tuần tra tại các vùng biển gần để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Tờ The Wall Street Journal cũng thông tin rằng, lực lượng do thám của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã đặt 2 đơn vị pháo binh di động trên một trong những hòn đảo nhân tạo nổi tiếng như Johnson Reef. Bắc Kinh một mực nguỵ biện rằng, “Trung Quốc có quyền của một quốc gia có chủ quyền” để xây dựng các hòn đảo, cách khoảng 700 dặm ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã đào các kênh sâu và xây dựng các khu vực đỗ mới để cho phép các tàu lớn hơn cập bến nhằm sử dụng trong các trường hợp “khẳng định chủ quyền”.

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định quân đội nước này sẽ tiến hành các chuyến bay trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông không nói rõ liệu máy bay Mỹ có bay qua hoặc tàu Mỹ có đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trên hay không - hành động có thể dẫn tới sự đáp trả của Bắc Kinh. Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết một khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong cuộc tranh chấp, họ sẽ càng gia tăng khiêu khích Mỹ cùng đồng minh để chạy đua vũ trang trong khu vực. Động thái của Trung Quốc đang gây thêm những căng thẳng với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam, Phillippines... đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc cải tạo, bồi đắp đảo.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay tập trận ở Biển Đông

Việc Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động gây thêm căng thẳng, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hành động xâm phạm chủ quyền này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập tại khu vực bao trùm các đảo, đá phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 đến 31/7.

Ông Bình tuyên bố đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngăn cản đà phát triển của quan hệ hai nước, làm cho tình hình thêm căng thẳng, phức tạp, đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực.

"Việt Nam phản đối và nghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình", người phát ngôn nói.

Các quan chức hải quân Trung Quốc hôm qua cho biết cuộc tập trận có hàng trăm sĩ quan tham dự. Báo Đài Loan dẫn lại tin từ Global Times cho hay Hải quân Trung Quốc thực hiện việc tập bắn đạn thật. Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc còn ngang nhiên đề nghị "trong thời gian diễn ra cuộc huấn luyện, không tàu nào được phép đi vào khu vực này".

Các hành động của Trung Quốc khiến không chỉ các nước liên quan trực tiếp lo ngại, mà các nước trong khu vực cũng tỏ thái độ bất bình. Trong sách trắng quốc phòng mới công bố tuần này, Nhật Bản lên án Trung Quốc thực hiện những hoạt động cải tạo các đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, yêu cầu Bắc Kinh ngừng hành động đơn phương bất chấp quan ngại của các nước liên quan.

Trên Biển Đông, Trung Quốc tự vẽ ra đường chín đoạn phi lý, chiếm gần hết vùng biển này, đi sâu vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Theo Vnexpress.net

2 nghi can thảm sát 6 người trong biệt thự bị bắt

Bị cho là có liên quan đến vụ sát hại 6 người trong gia đình đại gia ngành gỗ tại Bình Phước, 2 người vừa bị nhà chức trách bắt giữ, chiều 10/7.

Một trong hai nghi phạm bị bắt giữ tối nay. Ảnh: Duy Thắng

Nguồn tin của VnExpress cho biết, Cục cảnh sát Hình sự - Bộ Công an - và các lực lượng chức năng đã phối hợp bắt 2 nghi can, sau tiến trình điều tra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi) tại căn biệt thự sát quốc lộ 13 (xã Minh Hưng, Chơn Thành).

"Nghi can đầu tiên bị bắt tại Bình Phước. Anh ta đã thừa nhận hành vi sát hại 6 người nhà ông Mỹ và khai ra đồng phạm. Trong chiều nay, chúng tôi đã tổ chức bắt kẻ còn lại tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP HCM", một cán bộ điều tra cao cấp cho biết.

Bước đầu, nghi can chủ mưu vụ thảm sát cho biết từng có quan hệ tình cảm với con gái ông Mỹ. "Anh ta khai động cơ gây án vừa vì tình, vừa vì tiền. Tuy nhiên đây chỉ là lời khai ban đầu, chúng tôi đang đấu tranh làm rõ", ông này nói.

Trưa nay công an đã lật tung các ngóc ngách quanh khu biệt thự, sau khi nghi can đầu tiên bị bắt, để tìm tang vật liên quan vụ án. Ảnh: Phước Tuấn

Trước đó, khoảng 7h ngày 7/7, bà Đoàn Thị Cẩm Loan (38 tuổi), giúp việc cho gia đình ông Mỹ đến làm thì thấy cửa sau khóa, cửa trước khép hờ. Vào trong, bà phát hiện nhiều vết máu. Ông chủ và vợ Nguyễn Thị Ánh Nga (44 tuổi) cùng cậu con trai đã chết trên nền nhà. Chạy lên lầu, bà Loan thấy con gái ông Mỹ (22 tuổi) và cô cháu 18 tuổi chết ở phòng ngủ.

Công an đến hiện trường phát hiện thêm thi thể cháu ông Mỹ (14 tuổi) nằm ở cổng nhà. Tất cả đều bị thương nghiêm trọng ở phần cổ. Chỉ duy nhất bé Na - 18 tháng tuổi - con út của vợ chồng nạn nhân được người giúp việc tìm thấy khi đang ngủ trong phòng và thoát nạn.

Ngay sau vụ thảm sát xảy ra, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát cử lực lượng điều tra có kinh nghiệm phối hợp với công an địa phương điều tra, truy bắt hung thủ. Công an tỉnh Bình Phước phát thông báo khẩn kêu gọi người dân tố giác tội phạm. Đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước - cũng công khai số điện thoại của mình để tiếp nhận thông tin liên quan vụ án.

Tại TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM cũng yêu cầu lực lượng công an rà soát địa bàn, truy tìm nghi can vụ thảm sát. Sáng nay, các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm nhất của TP HCM cũng được Ban chuyên án đề nghị hỗ trợ.

Nguồn : vnexpress

Vụ thảm án tại Bình Phước: Tiếp tục truy dấu vết sát thủ

Ngày 9/7, lực lượng cảnh sát điều tra hùng hậu được điều đến để truy tìm từng dấu vết nhỏ được để lại tại hiện trường vụ thảm sát kinh hoàng, giết chết 6 người tại công ty Quốc Anh.

Lực lượng điều tra dày dặn kinh nghiệm cùng vào cuộc


Vụ trật tự xã hội (thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) cùng vào cuộc tham gia khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ thảm sát 6 người

Trước đó, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an phối hợp cùng lực lượng Công an Bình Phước triển khai các biện pháp nghiệp vụ điều tra, làm rõ vụ án.

Đến ngày 9/7, ngày thứ 3 vụ thảm sát xảy ra, ngoài các lực lượng đã có mặt tại hiện trường, còn có sự xuất hiện của ông Phạm Đức Thiệu, Phó Vụ trưởng Vụ trật tự xã hội (thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) và Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) đến kiểm tra lại hiện trường. 

Mọi ngóc ngách trong khuôn viên hơn 1.000m2 của căn biệt thự, nơi 6 người trong gia đình nạn nhân Lê Văn Mỹ bị giết hại, được kiểm tra tỉ mỉ, cẩn thận. Để thuận lợi cho công tác khám nghiệm, số gỗ cao su, máy móc, thiết bị ở khu nhà xưởng được chuyển sang nhà xưởng người thân nạn nhân ở gần đó.

Lực lượng công an khám xét tỉ mỉ từng dấu vết tại tường rào trước căn biệt thự

Đường thoát nước, cống rãnh bên trong biệt thự được một tổ điều tra viên cẩn thận kiểm tra kiểm tra, đào bới tìm chứng cứ một cách kỹ lưỡng. Lực lượng điều tra sau đó dành nhiều thời gian xem xét các dấu vết để lại trên tường rào khu biệt thự, đặc biệt là những điểm khả nghi phát hiện nghi vấn có dấu vân tay trên tường. Phía trước, dãy tường rào ở mặt tiền quốc lộ 13 được phủ bạt che kín.

Đến 18h ngày 9/7, một số chiến sĩ công an vẫn đang bảo vệ hiện trường thảm án, hai tấm bạt cũng được căng lên che kín tường rào 

Đến chiều 9/7, mọi thông tin chính thức về tiến trình điều tra vụ án cũng như thông tin về quá trình khám nghiệm, thu thập chứng cứ tại hiện trường vẫn được cơ quan điều tra giữ tuyệt mật. Vụ án đã được khởi tố và một Ban chuyên án với sự tham gia của một lực lượng điều tra hùng hậu nhất từ trước đến nay được thành lập để làm rõ vụ án, sớm truy bắt hung thủ đưa ra trừng trị trước pháp luật.

Kêu gọi người dân cung cấp thông tin vụ thảm sát

Lực lượng công an gửi thư kêu gọi cung cấp thông tin về vụ thảm sát

Nhằm mục đích sớm tìm ra hung thủ gây án, ngoài việc khẩn trương điều tra, lực lượng công an cũng đã phát động phong trào toàn dân tố giác tội phạm. Kêu gọi mọi người nếu có thông tin liên quan đến vụ án báo ngay cơ quan công an.

Trong ngày 9/7, nhiều đường dây nóng tiếp nhận thông tin liên quan đến các đối tượng nghi vấn trong vụ thảm sát 6 người được thành lập. Đầu tiên là kêu gọi của Công an tỉnh Bình Phước. Theo đó, Công an tỉnh Bình Phước rất mong nhận được sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong việc cung cấp những thông tin có liên quan đến vụ trọng án trên để phục vụ cho công tác điều tra truy bắt đối tượng làm rõ vụ án. Quần chúng nhân dân nếu phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì nhanh chóng báo cho cơ quan Công an gần nhất hoặc báo về Công an tỉnh Bình Phước qua số điện thoại: 0651.3879.434.

“Mọi thông tin cá nhân về người cung cấp thông tin sẽ được Công an tỉnh Bình Phước đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối và có có phần thưởng xứng đáng cho người cung cấp thông tin có giá trị” – Thông báo phát đi của Công an tỉnh Bình Phước nêu.

Công an tỉnh Bình Phước sẽ trực 24/24 thông qua các số điện thoại "nóng" đã đưa ra để nhận tin báo từ quần chúng nhân dân

Cũng trong khoảng thời gian này, lực lượng công an huyện Chơn Thành đã trực tiếp “xuống đường”, gửi thư kêu gọi cung cấp thông tin về vụ thảm sát đến từng người dân quanh khu vực hiện trường xảy ra vụ thảm sát. Trong thư vận động người dân viết: “Để giúp cho cơ quan điều tra có thêm thông tin phục vụ cho công tác điều tra, Công an huyện Chơn Thành vận động quần chúng nhân dân cung cấp cho lực lượng công an những thông tin, tình tiết, những người có biểu hiện nghi vấn và các vấn đề liên quan đến vụ án. Điện thoại trực tiếp 0937.003.779 (Đ/C Hải – Trưởng Công an huyện Chơn Thành); 0979.849.494 (Đ/C Tâm – Phó Công an huyện Chơn Thành) và0651.3668.323 (Trực ban Công an huyện Chơn Thành).

Nhằm nhanh chóng phá án, Đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, đã công bố số điện thoại cá nhân của mình. Nếu có thông tin liên quan đến vụ án, người dân nên báo ngay qua số điện thoại0913.937.330.

Chủ tịch UBND TP. HCM cũng có văn bản chỉ đạo Công an thành phố tăng cường ra soát, kêu gọi người dân tố giác đối tượng ghi vấn liên quan đến vụ trọng án tại Bình Phước

Liên quan đến vụ việc này, chiều 9/7, Văn phòng UBND thành phố đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hoàng Quân gửi đến Công an thành phố. Cụ thể: Giao Giám đốc Công an thành phố khẩn trưởng chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các quận huyện tiếp tục tăng cường, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm; tăng cường vận động quần chúng bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Trong đó, khẩn trương tổ chức kiểm tra địa bàn, kịp thời phát hiện, bắt các đối tượng phạm tội trong vụ án nêu trên trốn trên địa bàn thành phố (nếu có); vận động nhân dân tố giác, báo tin về tội phạm (đặc biệt là thông tin liên quan đến vụ án nêu trên) và tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đúng quy định. Báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Philippines vạch rõ ý đồ của Trung Quốc trước tòa

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nêu rõ trước tòa Trọng tài thường trực (PCA) rằng Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật cắt lát ở Biển Đông để tiến tới kiểm soát toàn bộ khu vực này.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vạch rõ âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông trong phiên tranh tụng tại tòa PCA. Ảnh: Philstar

"Những quan điểm và cách cư xử của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và gây rối hơn. Theo các nhà quan sát bên ngoài, Bắc Kinh đang áp dụng chiến thuật cắt lát, đó là triển khai những bước nhỏ mà từng bước đơn lẻ không đủ để gây nên khủng hoảng. Nhưng khi cùng được thực hiện, chúng cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc từng bước tạo ra những sự đã rồi trên khắp Biển Đông", AP dẫn lời ông Del Rosario hôm qua nói trước tòa PCA của Liên Hợp Quốc.

Theo ông Del Rosario, Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) được ký kết bởi 162 quốc gia, là một yếu tố cân bằng để giúp các nước nhỏ hơn có thể yêu cầu những nước lớn ngừng vi phạm lãnh thổ của mình. Công ước này có thể bị suy giảm hiệu lực nếu không được sử dụng để ngăn Trung Quốc khỏi việc vi phạm các quyền trên biển của những nước liên quan.

Tòa PCA từ hôm qua bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sở hữu hầu hết Biển Đông dựa trên "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra. "Đường 9 đoạn" đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Thông cáo báo chí của PCA cho biết tòa án cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, cử phái đoàn nhỏ đến với tư cách là quan sát viên.

Từ khi đệ đơn lên tòa PCA hồi đầu năm 2013, Philippines đến nay đã nộp hàng nghìn tài liệu và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Manila muốn tuyên bố "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp và tin rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho mình.

Trong khi đó, Trung Quốc từ chối dự vụ kiện và cho rằng PCA không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines. Bắc Kinh còn cảnh báo Manila "chớ có đối đầu" và vẫn khẳng định giải quyết vấn đề theo song phương.

Ngoại trưởng Del Rosario lý giải các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, như ngăn Manila khai thác dầu và cản trở ngư dân đánh bắt cá là nguyên nhân khiến Philippines phải đệ đơn kiện. "Nỗ lực giải quyết thông qua đàm phán không có hiệu quả", ông nói.

“Trung Quốc mang vũ khí hạng nặng ra biển Đông là hành động đi xâm chiếm”

“Hành động cải tạo các bãi đá ngầm không thuộc quyền và chủ quyền của Trung Quốc, nghiêm trọng hơn là việc mang vũ khí hạng nặng ra các bãi đá ngầm là hành động đi xâm chiếm, cả thế giới cần lên án hành động này”.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) nhấn mạnh như vậy trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường Quốc hội sáng nay (8/6).

Phần thảo luận của đại biểu Trần Quốc Tuấn tập trung tối đa vào nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó khẳng định Trung Quốc đang gia tăng các hành động đơn phương gây nguy hại đến an toàn lãnh hải và hòa bình trên biển Đông.

“Từ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến hành động đơn phương cấm ngư dân đánh bắt cá, xua đuổi và đe dọa tàu cứu hộ cứu nạn của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây nhất, Trung Quốc tiến hành cải tạo trái phép các đảo Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, Huy Gơ, Chữ Thập, là những bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam...

Hành động cải tạo các bãi đá ngầm không thuộc quyền - chủ quyền của Trung Quốc, nghiêm trọng hơn là việc mang vũ khí hạng nặng ra các bãi đá ngầm là hành động đi xâm chiếm, cả thế giới cần lên án hành động này và yêu cầu Trung Quốc phải có lòng tự trọng của một chính quyền nước lớn, phải biết xấu hổ khi đi xâm chiếm chủ quyền của các nước trong một kỷ nguyên hiện đại” - đại biểu Trần Quốc Tuấn khẳng định.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh về vấn đề biển Đông trong phiên thảo luận sáng 8/6 (ảnh: Ngọc Châu)

Đặt ra vấn đề trước Quốc hội rằng: Nếu đây là chủ quyền của mình, tại sao Trung Quốc không dám giải quyết vấn đề tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế?

Vị đại biểu tỉnh Trà Vinh tiếp tục khẳng định: “Hành động này của Trung Quốc là ngang ngược, là thách thức các cường quốc khác trên thế giới và cố tình đặt các nước vào việc đã rồi để Trung Quốc thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông theo đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra và buộc các nước khác phải công nhận.

Cử tri và nhân dân của nước mong muốn Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách đúng đắn hơn, phù hợp hơn. Trước hết cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, tương tự như những phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du xuyên 3 châu lục vừa qua, đồng thời tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoại giao giữa lãnh đạo nước ta đến các nước trên thế giới”.

Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên tổ chức các hội thảo về biển Đông, cung cấp các bằng chứng lịch sử về quyền và chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Qua đó, tranh thủ chính quyền các nước, các cơ quan truyền thông quốc tế, tiếp sức với Việt Nam lên án hành động sai trái của Trung Quốc.

“Với những việc làm mạnh mẽ hơn nữa, tôi tin rằng cả thế giới này không thể đứng ngoài cuộc trước một Trung Quốc chỉ biết lợi cho mình mà không tôn trọng quyền, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới” - đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Cũng tham luận về vấn đề chủ quyền biển đảo, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa - tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng Chính phủ nêu việc đảm bảo an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức.

“Đề nghị cần tăng cường tiềm lực quốc phòng cho các địa bàn chiến lược. Chính phủ đã tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh vùng biển, xây dựng một số cầu cảng, bố trí cho ngư dân đóng tàu, tăng cường tiềm lực quân sự bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ cần đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hơn về chiến lược biển Đông, chủ động với diễn biến tình hình trên cơ sở đó đưa ra những dự báo, đưa ra các giải pháp kịp thời, đối phó trong tình hình hiện nay; tiếp tục cân đối nguồn lực, đầu tư toàn diện hệ thống tuyến đảo, tạo hệ thống liên lạc giữa các đảo của nước ta” - đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa kiến nghị.

Ngoài ra, vị đại biểu này cho biết, hiện các đảo gần bờ, từ miền Trung còn gặp nhiều khó khăn,vì vậy cần khẩn trương hoàn thiện các đề án khu kinh tế, quốc phòng, tăng cường khu mua hải sản của ngư dân, tạo khí thế cho ngư dân.

Trên cơ sở đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu tập trung lựa chọn để thành lập các doanh nghiệp mạnh, tổ chức chỉ huy tập thể để đánh bắt cá trên biển, trang bị các tàu bọc thép công suất lớn, lựa chọn chiến sĩ hải quân, từng bước xây dựng thế trận nhân dân trên biển. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, tăng cường nguồn nhân lực làm kinh tế trên biển.



Đại biểu Nguyễn Thái Học - đoàn Phú Yên (ảnh: Ngọc Châu)

Chính phủ phải nói như làm, làm như nói!

Tại phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cho rằng, báo cáo của Viện Kiểm sát về chống tham nhũng cho thấy, tội tham nhũng bị khởi tố gần 21,8%, điều này phải chăng chưa chọc thủng được bức màn che tham nhũng?

“Chính phủ đã lắng nghe điều gì ở người dân? Chính phủ thảo luận rất hay, rất đúng, đưa ra nghị quyết rất trúng, nhưng chưa đi đôi với làm. Đề nghị Chính phủ phải nói như làm, làm như nói thì người dân mới thuyết phục” - đại biểu Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.

Cũng trong phiên thảo luận này, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nêu quan điểm về vấn đề tham nhũng lãng phí không được giải quyết triệt để, vậy nên mới có chuyện có doanh nghiệp trốn thuế 13 năm mới phát hiện.

Ngoài ra, đề cập đến cơ chế, chính sách và an sinh xã hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương dẫn ra những bất cập trong chính sách xét tuyển công chức với nhiều lỗ hổng mà chưa kiểm soát được; chính sách tiền lương chưa hợp lí, trong cùng một vùng cách nhau chưa đến 1 km mà lương chênh nhau 3-4 triệu đồng; cùng là công chức hành chính nhà nước trên cùng một địa bàn nhưng có ngành lương cao, có ngành lương thấp; chế độ thâm niên cho giao viên cũng bất cập, nhiều giáo viên giỏi, giảng dạy nhiều năm nhưng chế độ thâm niên không có; chế độ tiền lương hưu cho những đối tượng về hưu trước năm 2003 có nhiều công lao đóng góp cho đất nước nhưng lương lại thấp hơn các đối tượng về hưu sau…

Trung Quốc điều các loại vũ khí tối tân tới đảo Hải Nam

Trước những diễn biến thời gian qua tại Biển Đông, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã quyết định điều các hệ thống vũ khí, trong đó bao gồm cả những mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới, tới đảo Hải Nam.

Máy bay J-10 (Ảnh: WantChinaTimes)

Tân Hoa Xã dẫn thông báo của PLA ngày 28/5 cho hay những hệ thống vũ khí đã cập cảng Xiuying ở thành phố Hải Khẩu gồm máy bay chiến đấu J-10, tàu chiến WZ-10, xe tăng Type 63A, xe chở tên lửa chống tăng và xe bọc thép chỉ huy.

Thông báo khẳng định ưu tiên hàng đầu trong quyết định triển khai các loại vũ khí tối tân nêu trên là để đề phòng các trường hợp xảy ra xung đột trong thời gian tới tại vùng biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác.

Cách đây không lâu, tàu chiến USS Fort Worth của Hải quân Mỹ đã bị tàu hộ vệ được trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Trung Quốc bám đuổi khi hoạt động tại Biển Đông.

Sau đó, máy bay trinh sát P-8 của Hải quân Mỹ cũng liên tục nhận được những tín hiệu cảnh báo từ Hải quân Trung Quốc khi bay gần bãi Đá Chữ Thập để theo dõi các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại đây.

Trong một diễn biến khác, tờ Thời báo Hoàn cầu tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh nếu Mỹ và các quốc gia khẳng định chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động cải tạo đất.

Báo này khẳng định Bắc Kinh sẽ không e ngại bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ, trong vấn đề nêu trên và các loại vũ khí tối tân được nước này điều tới đảo Hải Nam sẽ gửi đi một thông điệp cho thấy rõ việc Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng “vũ lực”.

Đoàn Bộ Quốc phòng Việt - Trung tiếp xúc song phương

Giới chức Bộ Quốc phòng Việt Nam chiều nay tiếp xúc song phương với đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc và một số nước khác, bên lề hội nghị an ninh ở Singapore. 

Đô Đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng nước này tới dự Đối thoại Shangri-la, và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ảnh: CNR, TTXVN

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, chiều nay tiếp xúc song phương với đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Israel, Philippines, Singapore và đại diện tập đoàn công nghệ quốc phòng Lockheed Martin.

Tại các cuộc gặp, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cùng đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng với các nước. Thứ trưởng và đoàn cũng đã trao đổi với đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng từng nước về những vấn đề cùng quan tâm, đồng thời đề cập đến các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới.

Các bên có thể thúc đẩy quan hệ thông qua việc tập trung tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác đào tạo, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tăng cường đối thoại về chính sách quốc phòng, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

TQ ví xây đảo phi pháp ở Biển Đông như “làm đường”

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang ngược ví hành động xây đảo phi pháp của họ ở Trường Sa với các dự án “xây nhà, làm đường” bình thường.

Trong một cuộc họp báo ngày 26.5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã ngang ngược nói rằng việc Trung Quốc thực hiện các dự án xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là những “hoạt động xây dựng bình thường”, không khác gì việc “làm đường, xây nhà” như ở các khu vực khác của nước này.

Ông Dương Vũ Quân còn cho rằng vấn đề Trung Quốc xây đảo (phi pháp – PV) ở Biển Đông đã bị “cường điệu hóa” bởi “những người tìm cớ cho hành động đáp trả” – một tuyên bố được cho là ám chỉ tới Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân

Tuyên bố trên của ông Dương Vũ Quân được đưa ra sau khi Mỹ điều máy bay trinh sát P-8 Poseidon bay qua bãi đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo lớn cùng đường băng quân sự và các công trình có liên quan.

Hải quân Trung Quốc đã 8 lần phát tín hiệu cảnh báo rằng chiếc P-8 của Mỹ đang tiến vào “khu vực báo động quân sự” của Trung Quốc. Phi công Mỹ trên chiếc P-8 đáp trả rằng họ đang bay trên không phận quốc tế và tiếp tục hành trình của mình.

Ông Dương Vũ Quân cho rằng việc Mỹ đưa P-8 bay gần đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc chỉ là “mánh cũ” được sử dụng nhằm làm “kích động căng thẳng và bôi nhọ quân đội Trung Quốc”.

Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của hải quân Mỹ

Theo ông Dương, hoạt động do thám, trinh sát của Mỹ trên các hòn đảo nhân tạo này sẽ ngày càng tăng lên về tần suất, và Trung Quốc sẽ có những biện pháp đáp trả “cần thiết và chuyên nghiệp”, nhưng ông này không tiết lộ đó là những biện pháp nào.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thậm chí còn yêu cầu Mỹ “tôn trọng lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc trong khi bày tỏ hy vọng rằng hai nước sẽ cùng hợp tác để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việc Trung Quốc ra thông báo quy định phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là một hành động vô giá trị và Việt Nam kiên quyết phản đối quyết định này.


Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn

"Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định.

"Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", ông Bình cho biết thêm.


Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh:Trí Tín.

Chính quyền nhân dân thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, hôm nay thông báo "Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của Thành phố Hải Khẩu năm 2015". Theo đó, Trung Quốc cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5/2015 đến 12h ngày 1/8/2015 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm cả vịnh Bắc Bộ).

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm.

Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi nước này tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Khu vực Trung Quốc cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina


Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ trưa nay

Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá thường niên do nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa nay.


Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhưng vẫn cho các tàu nước này tới Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Xinhua cho biết lệnh cấm đánh bắt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra, kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.

Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, gần 9.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam cập bến để nghỉ ngơi, bảo dưỡng tàu trong thời gian này. Tuy nhiên những tàu thuyền "có giấy phép" tới đánh bắt ở khu vực đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn được phép hoạt động.

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm.

Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.


Khu vực Trung Quốc cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina


Việt Nam sẵn sàng đối phó với giàn khoan Hải Dương 981

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó khi Trung Quốc công bố triển khai giàn khoan Hải Dương 981 ra Biển Đông.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

"Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển", ông Bình cho biết tại cuộc họp báo chiều nay.

Theo Cục Hải sự Trung Quốc, nước này đưa giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động tại khu vực giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông, cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam 75 hải lý về phía đông nam. Thời gian hoạt động kéo dài từ ngày 6/5 đến ngày 16/5.

Đây chính là giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đầu tháng 5 năm ngoái. Việc Bắc Kinh triển khai nhiều tàu và máy bay đến bảo vệ giàn khoan, đâm va tàu của lực lượng chức năng và tàu cá Việt Nam đã khiến căng thẳng ở khu vực tăng cao. Sau hơn hai tháng, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 về Lăng Thủy, Hải Nam.

Đề cập tới việc Mỹ công bố kế hoạch điều tàu và máy bay đến gần khu vực Trung Quốc đang cải tạo quy mô lớn ở Trường Sa, ông Bình cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải cũng như hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung và là nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực.

"Chúng tôi mong muốn các bên liên quan cùng các quốc gia trong và ngoài khu vực có những nỗ lực tích cực, đóng góp vào việc duy trì hòa bình ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực, không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình. Mọi hoạt động của các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông, đồng thời tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố của các bên DOC", người phát ngôn nói.

Tàu chiến USS Fort Worth của Mỹ hôm qua hoàn thành tuần tra ở vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, trong đó lần đầu tiên tiếp cận gần các bãi đá ở Trường Sa Trung Quốc đang cải tạo trái phép. Sự kiện này diễn ra sau khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết quân đội nước này đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 22 km (12 hải lý) quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Trước câu hỏi của AP về việc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã mở rộng đảo Đá Tây thêm 65.000 m2, đảo Sơn Ca thêm 21.000 m2, xây dựng các cấu trúc các cơ sở quân sự, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh các hoạt động này của Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp.

"Các hoạt động nhằm cải thiện các cơ sở vật chất đã cũ của Việt Nam trên các đảo ở Trường Sa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người trên các cấu trúc mà Việt Nam đang quản lý thực tế. Đây là hoạt động bình thường, phù hợp với Tuyên bố DOC, không làm thay đổi nguyên trạng, không tổn hại môi trường và cũng không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông", ông Bình nói.

Nói đến việc thực tế Trung Quốc đang thúc đẩy mở rộng 7 đá ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhắc lại Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế, không có các hành động làm thay đổi nguyên trạng, đe dọa đến hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không của khu vực, tuân thủ đầy đủ DOC và các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Phát ngôn viên hôm nay cho biết thêm Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành tìm kiếm 16 ngư dân Việt Nam ở đảo Lý Sơn được cho là mất tích ở đá Gaven sau khi tránh bão.

Âm mưu đằng sau hoạt động xây đường băng trên Đá Chữ Thập của Trung Quốc

Chuyên gia nhận định, với việc xây đường băng dài 3.000 m, có thể dùng cho cả máy bay chiến đấu và tuần tiễu, Trung Quốc có thể đang lập một trung tâm chỉ huy quân sự trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Ảnh vệ tinh hôm 23/3 cho thấy Trung Quốc xây dựng đường băng ở Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Airbus

Hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng bê tông trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong ảnh, đoạn đầu của đường băng trông giống một dải ruy băng màu xám. Sát với đường băng là phần nhô ra đang được xây dựng để dùng cho máy bay đỗ và chạy đà. Đường băng này ước tính có độ dài hơn 3.000 m, đủ cho máy bay chiến đấu và máy bay tuần tiễu cất và hạ cánh.

Các nhà phân tích đã từng nêu giả thiết Trung Quốc có kế hoạch xây một đường băng dã chiến trên Đá Chữ Thập. Tuy nhiên, hình ảnh chụp từ vệ tinh Airbus từ ngày 23/3 và được tuần báo quốc phòng Jane’s công bố hôm 16/4 là bằng chứng đầu tiên về giả thiết này.

Tạo vùng giám sát rộng lớn

Theo Peter Dutton, giáo sư về nghiên cứu chiến lược của Đại học Quân sự Hàng hải ở Rhode Island, đây là một thay đổi quan trọng trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. "Đây là một động thái chiến lược lớn. Để thâu tóm được một vùng biển, bạn cần kiểm soát cả bầu trời", ông nhận định.

Dutton cho rằng, theo thời gian, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lắp đặt hệ thống radar và tên lửa có thể đe dọa các nước như Philippines, một đồng minh của Mỹ, và Việt Nam. Cả hai nước Việt Nam và Philippines có lực lượng đồn trú ít ỏi hơn Trung Quốc rất nhiều ở Biển Đông. Và nếu Trung Quốc sử dụng Đá Chữ Thập làm căn cứ cất và hạ cánh cho máy bay chiến đấu và máy bay tuần tiễu của nước này, thì cuộc cạnh tranh với Mỹ trong khu vực Biển Đông sẽ gia tăng.

Trong gần 15 năm qua, hàng loạt căng thẳng giữa lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc diễn ra cả trên không và trên biển mà khởi đầu là tình huống suýt va chạm giữa máy bay do thám EP-3 của Mỹ với một máy bay chiến đấu Trung Quốc. Tất cả các tình huống đối đầu thế này đều xảy ra ở khu vực bắc Biển Đông.

Việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa, cách khoảng 1.600 km so với điểm gần lãnh thổ Trung Quốc nhất trên đảo Hải Nam, sẽ tạo một phạm vi giám sát rộng hơn rất nhiều. "Việc này sẽ mở rộng khu vực căng thẳng tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc", Dutton nói.

Việc xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập nằm trong dự án cải tạo dùng lưới giữ đá và sỏi trên ít nhất 5 đảo ở Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đang cải tạo các rặng san hô ngầm nhỏ, vốn chìm dưới mặt biển, thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn cho hạ tầng quân sự và dân sự.

Trong chuyến công du châu Á đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Ashton B. Carter đã nói tại Nhật rằng những cố gắng cải tạo của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ và làm tổn hại đến triển vọng về một giải pháp ngoại giao.

Sau bài phát biểu này của ông Carter, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington, Mỹ, đã công bố các hình ảnh của Đá Vàng Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, cho thấy rõ các lưới chứa cát và san hô để tạo bề mặt đảo trên những rặng san hô ngầm dưới biển.

Trung tâm chỉ huy quân sự trên Đá Chữ Thập

Việc xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập, cách đảo Đá Vành Khăn hàng trăm km có vẻ như đã được tiến hành từ vài tuần gần đây. Một hình ảnh khác do vệ tinh Airbus chụp ngày 6/2 cũng được Jane’s công bố đã cho thấy chỉ có cát không trên vị trí mà hiện nay đường băng đang được xây dựng.

“Chúng tôi chắc chắn công trình đó là dành cho máy bay quân sự dù đương nhiên một đường băng vẫn là một đường băng và mọi thứ đều có thể cất - hạ cánh, miễn là nó đủ dài”. James Hardy, biên tập viên châu Á-Thái Bình Dương của Jane’s nói. "3.000m là đủ dài cho hầu hết mọi loại máy bay."

Ông Hardy nhấn mạnh siêu máy bay Airbus A380 cũng chỉ cần đến đường băng dài 2.950m. Các đường băng khác mà quân đội Trung Quốc sử dụng cũng chỉ có độ dài từ 2.700 m đến 4.000 m. Để so sánh, có thể lấy đường băng căn cứ không quân Diego Garcia của Mỹ trên đảo ở Ấn Độ Dương, lớn hơn và phát triển hơn Đá Chữ Thập nhiều, nhưng cũng chỉ có độ dài đường cất hạ cánh là gần 3.600 m.

"Câu hỏi quan trọng ở đây là: cái gì có thể hạ cánh ở đó? Trừ khi họ đang có ý định chuyển đảo nhân tạo đó thành khu nghỉ dưỡng, điều chẳng thể nào có được, ít ra là theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Vì vậy, chỉ có thể là máy bay quân sự sẽ cất hạ cánh ở đó", ông Hardy bình luận.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần trước đã tuyên bố rằng hoạt động cải tạo đó có các mục đích dân sự, ví dụ như làm căn cứ cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhưng cũng có thể "đáp ứng nhu cầu quốc phòng". Mặc dù tuyên bố này nhấn mạnh đến mục tiêu phi quân sự nhưng đây cũng là lần hiếm hoi Bắc Kinh lộ rõ ý đồ quân sự trên Biển Đông.

Ông Hardy cho rằng có vẻ như quân đội Trung Quốc đã chọn đảo Đá Chữ Thập làm một trung tâm chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự ở quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và lập luận rằng "đường 9 đoạn" được vẽ theo đường tàu thủy của họ chạy trong những năm 1940 là"phù hợp với chủ quyền của nước này ở Biển Đông". Không một nước nào công nhận giá trị pháp lý của "đường 9 đoạn" và rất nhiều nước lo ngại rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc là một phần của chiến dịch tạo "sự đã rồi" ở Biển Đông.

Phát biểu về hoạt động cải tạo, bồi đắp đất ở Biển Đông của Trung Quốc vào tháng trước, Phó Đô đốc hải quân Mỹ Christopher J. Paul, cho rằng có quốc gia đang "cố tình bóp nghẹt giao thông trên hải phận quốc tế, cố tình tạo ra những đảo ở nơi không hề có".

 (theo New York Times)

Trung Quốc xây dựng đường băng ở Trường Sa

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang ngang nhiên tăng cường xây dựng đường băng đầu tiên tại quần đảo Trường Sa và có thể sẽ mở một đường thứ hai.


Ảnh vệ tinh hôm 23/3 cho thấy Trung Quốc xây dựng đường băng ở Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Airbus

Theo IHS Jane, hình ảnh vệ tinh hôm 23/3 của Airbus Defence and Space cho thấy một đoạn đường băng dài khoảng 53 m đã được lát tại đông bắc Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc bắt đầu cải tạo thành đảo cuối năm 2014. 

Việc lát và chuẩn bị mặt bằng tại phần khác của đường băng cũng được mở rộng. Ngoài ra, Trung Quốc còn lát khoảng 20 m đường của sân đỗ dài 400 m. Hình ảnh cũng cho thấy Trung Quốc tiếp tục nạo vét ở phía tây nam của bãi đá và đang sử dụng cần cẩu nổi để củng cố một bến cảng. 

IHS Janes cho rằng đường băng trên Đá Chữ Thập có thể dài khoảng 3.000 m. Đường băng của lực lượng không quân Trung Quốc thường có độ dài khoảng 2.700 – 4.000m.

Ảnh vệ tinh từ hồi tháng ba cũng cho thấy việc cải tạo đất trên Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa đã tạo ra một phần đường rộng, nếu nối liền có thể đủ không gian cho một đường băng dài 3.000 m khác.

Đường băng tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1956 dài khoảng 2.300 m trước khi Bắc Kinh tiến hành nâng cấp năm 2014. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đường băng phi pháp này để đạt độ dài khoảng 3.000 m. 

Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trên 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm 9/4 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng trái phép trên Biển Đông để "phòng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho các nước xung quanh".

Việt Nam hôm qua một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa và tuyên bố “mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị".


Đường băng trên Đá Chữ Thập. Ảnh: Airbus