Hotline: 0973 549 00
Menu

Con rết 10 cm trong tai cậu bé 14 tuổi

Tỉnh dậy với cơn đau nhức kinh khủng ở một bên tai, cậu bé người Mỹ cảm giác như thể có con gì đó đang ngọ nguậy bên trong.

Grant Botti, 14 tuổi, xoay xở nắm được phần đuôi của con vật để lôi ra và phát hoảng khi đối diện một con rết dài tới hơn 10 cm. Mẹ cậu bé đã bỏ con rết vẫn còn sống vào trong một bao nhựa trong và vội vã đưa con trai tới Bệnh viện Đa khoa Saline, bang Arkansas.

Con rết nhiều chân dài tới hơn 10 cm trong tai cậu bé Grant Botti. Ảnh: Nydailynews

Các bác sĩ cho biết Grant bị xây xát nhẹ ở màng tai. Cậu bé được điều trị, đã xuất viện và đang dần hồi phục hoàn toàn.

Grant đã xuất viện và dần hồi phục hoàn toàn. Ảnh: Nydailynews

Nguyên nhân vì sao con rết đáng sợ chui vào tai cậu bé vẫn chưa rõ ràng. Gia đình cậu đoán rằng có thể sự việc xảy ra khi Grant đi bơi ở bên ngoài.

Kinh hãi cảnh mổ bụng trăn khủng phát hiện nhím khổng lồ

Vì nuốt chừng con nhím nặng 14kg và đầy gai quanh mình nên con trăn khổng lồ đã mất mạng.

Cụ thể du khách và nhân viên tại Khu bảo tồn Lake Eland, Nam Phi phát hiện xác con trăn dài 3,9m dưới một mỏm đá. Bụng nó thời điểm phát hiện to bất thường. Khi mổ bụng con vật này người ta phát hoảng khi thấy một con nhím nặng tới... 14 cân ở trong đó.

Nuốt chửng nhím khủng, trăn khổng lồ mất mạng.

Nhiều người cho rằng, con trăn tử vong do... tham ăn khi nuốt chửng con nhím đầy gai. Các lông nhọn của nhím đã đâm thủng cơ quan nội tạng của trăn dẫn đến tử vong.

"Nguyên nhân cái chết của con trăn không rõ ràng. Tuy nhiên, khi mổ con vật này, chúng tôi thấy những lông nhím đã găm vào hệ tiêu hóa", Jennifer Fuller, giám đốc khu bảo tồn cho biết.

Bí ẩn những "ngôi nhà ma" không ai dám mua ở Hà nội

Mọi việc đều diễn ra bình thường nhưng cũng từ đó những gia đình có người tham gia việc chuyển mộ gặp những điều không hay và đặc biệt là không một đinh nào sống qua tuổi lên lão (thời gian đó quy định chỉ 50 tuổi là được vào hội lão).


Có gia đình 9 người con (7 trai, 2 gái) nhưng cả 7 người con trai đều chết sớm. Ban đầu mọi người trong họ chỉ nghĩ do điều kiện sinh sống hoặc vì một lý do nào khác, nhưng sự việc cứ liên tiếp xảy ra buộc mọi người trong dòng họ phải ngồi họp bàn để tìm nguyên nhân…

Ngôi mộ tổ linh thiêng!?

Ngay trên con đường liên thôn đội 6, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội có một ngôi nhà 3 tầng khang trang mới xây. Tuy nhiên, ngay phía dưới ngôi nhà này có ngôi mộ tổ chia căn nhà thành 2 phần khiến cho ai đi qua nhìn thấy hình ảnh này cũng đều cảm thấy chướng mắt, phản cảm.


Người dân địa phương nghĩ chúng tôi đến hỏi để thuê đã nói: “Chả buôn bán được gì đâu, ở đây mấy người thuê bán cơm bình dân, bán bia hơi nhưng chỉ trong một thời gian ngắn là bỏ của chạy lấy người. Đấy ngay trên nóc ngôi mộ còn cả cái biển bán bia hơi mà người thuê còn bỏ lại”.Vì sao lại có chuyện kỳ quặc như vậy, PV đã vào cuộc tìm hiểu để làm rõ những câu chuyện bi hài giữa chủ ngôi nhà và dòng họ có ngôi mộ tổ đã tại vị hàng trăm năm ở đây. Đồng thời cũng lý giải những lời đồn thổi lạnh người của người dân địa phương về câu chuyện người dương sống chung với người âm trong cùng một ngôi nhà.

Chúng tôi tìm tới gia đình ông trưởng họ Nguyễn và nhiều con cháu dòng họ ở đội 4, xã Thạch Thán. Qua câu chuyện với vị trưởng dòng họ và các bậc cao niên trong dòng họ nguyên nhân vì sao ngôi mộ tổ của dòng họ lại nằm gọn trong nhà của một người dân địa phương dần được sáng tỏ.

Theo lời cụ Nguyễn Văn Thịnh (72 tuổi) kể lại thì đó chính là ngôi mộ tổ của dòng họ đã được an táng tại khu Mả Bôi, xứ Đồng, Thạch Thán. “Do chiến tranh tàn phá, cả nhà thờ và gia phả dòng họ đều đã bị Tây đốt và thất lạc nên đến nay dòng họ chúng tôi không biết được đã trải qua bao nhiêu đời. Chúng tôi dù là những người cao tuổi trong dòng họ nhưng cũng chỉ biết được qua lời kể và ngôi mộ tổ của dòng họ đến nay ít nhất cũng đã trải qua hơn 200 năm”, cụ Thịnh cho biết.

Về câu chuyện vì sao mộ tổ của dòng họ lại nằm giữa ngôi nhà một gia đình ở địa phương thì các cụ cao niên trong dòng họ nói đó là cả một câu chuyện dài. Mở đầu câu chuyện, ông Nguyễn Văn Tiếp (60 tuổi), Trưởng dòng họ kể lại: “Từ khi còn nhỏ, tôi đã được chính bố tôi là cụ Nguyễn Văn Cấu, trước khi mất đã dặn đi dặn lại con cháu trong dòng họ một việc hệ trọng liên quan đến sự tồn vong, an nguy của cả dòng họ. Đó là nhất quyết không được chuyển mộ tổ an táng tại khu Mả Bôi, xứ Đồng, Thạch Thán đi nơi khác…”.

Cho dù lời các cụ trong họ nói là vậy nhưng lúc đó còn nhỏ tuổi ông Tiếp vẫn chưa hiểu hết lời truyền dạy này. Nhiều lần hỏi bố mình về việc đó nhưng mãi sau này cụ Cấu mới nói lại bí mật của dòng họ cho người con trưởng là ông.

Đó là vào những năm 20 đầu thế kỷ trước, không hiểu vì lý do gì mà dòng họ phải di chuyển ngôi mộ cụ bà ở khu mả Bôi đến một vị trí khác. Mọi việc đều diễn ra bình thường nhưng cũng từ đó những gia đình có người tham gia việc chuyển mộ gặp những điều không hay và đặc biệt là không một đinh nào sống đến tuổi được lên lão (thời kỳ đó quy định chỉ 50 tuổi là được vào hội lão). Có gia đình 9 người con (7 trai, 2 gái) nhưng cả 7 người con trai đều bị chết sớm. Ban đầu mọi người trong họ chỉ nghĩ do điều kiện sinh sống hoặc vì một lý do nào khác những sự việc cứ liên tiếp xảy ra buộc những người trong dòng họ phải ngồi lại để tìm ra nguyên nhân.

Cả họ giật mình khi biết sự chết chóc đó lại đến từ khi di chuyển ngôi mộ bà cụ tổ. Cả dòng họ đã phải làm lễ rồi nhờ thầy hóa giải cũng may là kể từ đó trở đi, trong họ không còn xảy ra tình trạng đó nữa. Minh chứng cho điều này đã có nhiều cụ mạnh khỏe, thọ tới cả trên 90 tuổi.

Bà Nguyễn Thị Hòa (68 tuổi) là dâu trưởng của dòng họ, là vợ của liệt sỹ Nguyễn Văn Hoãn hy sinh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam thống nhất đất nước chỉ cách ngày Giải phóng 30/4 đúng 20 ngày. Bà cho biết: “Chồng tôi hy sinh khi chúng tôi có với nhau 2 cô con gái. Tôi ở vậy nuôi con khôn lớn trưởng thành. Về công việc dòng họ, sau khi chồng tôi hy sinh, theo tục lệ trưởng dòng họ Nguyễn được chuyển cho ông Nguyễn Văn Tiếp. Tuy vậy, những công việc trong dòng họ tôi vẫn tham gia, ngôi nhà tôi giờ là nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn”.

Cũng theo lời bà Hòa kể, vào những năm 1970 khi đó có chương trình lấy đất khu Mả Bôi phục vụ việc đắp đê trị thủy chống lụt. Tuy nhiên, khi đến phần mộ tổ của họ Nguyễn trước những ý kiến của các vị cao niên trong dòng họ là không thể di chuyển đi nơi khác vì sự việc trước đó. Cho dù là công trình trị thủy nhưng trước lý do chính đáng của dòng họ Nguyễn mà ban chỉ huy công trường đã chuyển hướng đi nơi khác, không động chạm vào ngôi mộ tổ của dòng họ Nguyễn.

Cuộc sống của con cháu dòng họ Nguyễn ngày càng phát triển theo sự phát triển chung của đất nước, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Tuy nhiên, vào thời gian năm 2002, UBND xã Thạch Thán có kế hoạch giãn dân và lấy diện tích đất gần trục đường giao thông cấp cho những gia đình trong xã trong đó có cả khu Mả Bôi. Cho dù khu này rất nhiều mồ mả và cả những ngôi mộ tổ đã tồn tại hàng trăm năm.

Chính vì việc khu đất này có nhiều ngôi mộ nên chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với những gia đình và dòng họ có mộ ở khu vực này đề nghị chuyển đi nơi khác, kể cả dòng họ Nguyễn. Chính quyền địa phương cũng đã đến gặp gỡ các vị cao niên trong dòng họ thuyết phục nhưng một lần nữa các cụ đưa ra lý do chính đáng bởi ngôi mộ tổ có liên quan đến sự tồn vong, an nguy của cả dòng họ.

Ông Nguyễn Văn Tiếp – Trưởng dòng họ chia sẻ: “Dòng họ chúng tôi luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong dòng họ cũng đã có những liệt sỹ, thương binh và tham gia quân đội trong cuộc trường chinh của dân tộc. Trước chủ trương của xã, chúng tôi cũng không có ý kiến, nếu là nhà cửa, ruộng vườn… chúng tôi sẽ ủng hộ mà không có ý kiến gì. Nhưng đây là ngôi mộ tổ, là sự an nguy, tồn vong của cả họ chúng tôi mà từ đời các cụ đã dặn lại con cháu”.

Dù không thuyết phục được dòng họ nhưng chính quyền địa phương vẫn tổ chức bàn giao mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở đội 3, nơi có mộ tổ dòng họ Nguyễn. Cho dù vấn đề mồ mả từ trước đến nay là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, ở bất cứ công trình nào cũng đều phải nhận được sự đồng thuận của người dân.

Từ lý do chính đáng, con cháu họ Nguyễn đã nhiều lần có ý kiến và cả bằng văn bản gửi đến chính quyền địa phương nhưng vẫn không được chấp nhận: “Chúng tôi đã làm đơn xin được giao mảnh đất có ngôi mộ tổ của dòng họ. Ngay như gia đình tôi con cái đông diện tích lại quá chật chội, thế nhưng không hiểu vì sao chính quyền địa phương lúc đó không giải quyết”, ông Nguyễn Văn Thịnh bức xúc nói.

Cuộc chiến không khoan nhượng

Để tìm hiểu một cách khách quan sự việc, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Sơn, trú tại đội 3, xã Thạch Thán đó chính là gia đình được giao quyền sử dụng thửa đất trên. Bà Nguyễn Thị Bé (56 tuổi), vợ ông Sơn cho biết: “Gia đình tôi có 2 cậu con trai nên được một xuất đất giãn dân. Khi bàn giao thì mảnh đất nhà tôi lại có ngôi mộ tổ của dòng họ Nguyễn. Mặc dù trước đó UBND xã cam kết là khi bàn giao mặt bằng cho các hộ dân là đất sạch, không còn mồ mả. Thế nhưng sau nhiều lần kiến nghị, thửa đất nhà tôi vẫn không giải quyết được. Gia đình chúng tôi đã nhiều lần làm đơn lên xã, huyện đề nghị giải quyết nhưng vẫn không được”.

Cũng theo lời bà Bé, sau nhiều lần kiến nghị nhưng không được giải quyết nên gia đình bà quyết định xây nhà trên thửa đất đã được giao quyền sử dụng. Còn dòng họ Nguyễn cũng quyết tâm giữ bằng được ngôi mộ tổ của mình. Từ việc vốn là tình làng, nghĩa xóm nhưng quyết định của chính quyền địa phương đã chuyển hai bên gia đình trở thành thế đối đầu.

Quá sốt ruột khi những hộ gia đình được giao đất đã xây dựng nhà cửa ra ở, gia đình ông Sơn sau thời gian chờ đợi chính quyền địa phương giải quyết không được cũng triển khai làm móng. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, hai bên gia đình đã trở nên căng thẳng. “Mỗi lần làm gì là người họ Nguyễn lại đứng ra ngăn cản. Lúc chúng tôi xây nhà đã xảy ra mâu thuẫn với gia đình họ. Khi đó, họ còn đưa cả ông cụ gần đất xa trời tới nằm lên ngôi mộ để không cho chúng tôi xâm phạm”, bà Bé nói.

Theo lời kể của bà Bé, cũng chỉ vì mảnh đất này mà hai bên gia đình nhiều lần xảy ra xô xát, mâu thuẫn. Cô con gái của bà lầy chồng họ bên đó, khi xảy ra xô xát ông thông gia đã nắm cổ áo cô em dâu bà Bé làm rách cả áo. “Đến nay cô em tôi vẫn nhiều lần nhắc lại em sẽ không quên việc đó đâu, cái áo em vẫn còn giữ để làm vật chứng”, bà Bé kể lại.

Rồi sau đó có cậu con trai bên gia đình nội tộc nhà bà Bé yêu cô gái dòng họ Nguyễn bên đó. Cũng chỉ vì mâu thuẫn mồ mả mà hai bên gia đình nhất quyết không đồng ý để các cháu đến với nhau. Mãi sau này nhiều người khuyên nhủ, hai cháu mới lấy được nhau nhưng cả hai bên gia đình đều không hài lòng, nhất là khi có công việc rất khó tìm được tiếng nói chung.

Sau một thời gian dài cho dù đã làm móng nhưng mãi đến năm 2013, gia đình ông Sơn mới xây được nhà. Những ngày xây nhà là những ngày căng thẳng. Bên có mộ tổ nhất quyết không cho xây, bên có đất thì khẳng định quyền sử dụng của mình. Cuối cùng cực chẳng đã, gia đình ông Sơn bắt buộc phải để lại diện tích ngôi mộ tổ của dòng họ Nguyễn ở tầng một nhìn rất chướng mắt, phản cảm.

Làm thế nào để hóa giải hận thù

Về việc nhiều người thuê ngôi nhà của bà nhưng không ai ở được, sự việc này được bà Bé lý giải: “Cũng chỉ vì có ngôi mộ trong nhà như vậy nên người ta thêu dệt chứ cô em dâu tôi đi nước ngoài về chưa tìm được việc làm nên thuê lại ngôi nhà làm nơi bán quán cơm và bán bia. Nhưng sau đó tìm được việc làm nên nghỉ. Còn hiện tại cháu thứ 2 nhà tôi đang làm nhôm kính ở đấy, cháu vẫn về nhà ăn cùng gia đình chỉ có làm và tối ra đó ngủ trông nhà”. Thế nhưng bà Bé cũng thừa nhận việc có ngôi mộ trong nhà cũng gây tâm lý bất an: “Lúc nào mình cũng nghĩ có cái vong trong nhà nên có ở nhưng cũng không cảm thấy mát mẻ”.

Theo bà Bé, gia đình bà cũng không muốn sự việc như vậy xảy ra và nhất là việc phải đối đầu với dòng họ Nguyễn gây căng thẳng. Có thời gian chính quyền địa phương cũng đã đồng ý trả đất cho gia đình bà Bé để thay vào diện tích ngôi mộ. Thế nhưng không hiểu vì sao khi đi đo đất rồi thì chính quyền lại dừng lại cho tới tận bây giờ không có ý kiến gì!?

Theo chuyên gia phong thủy, nhà ở tối kỵ gần những nơi như: Nhà tù, nghĩa trang… Vì vậy, việc mộ phần ngự trị trong nhà là rất không nên. Nó không chỉ không tốt cho chủ nhà mà không tốt cho cả gia đình chủ mộ. Với gia đình có mộ trong nhà, âm khí thường rất nặng nề. Còn ngôi mộ ngự trị trong đất nhà ở dễ bị chèn ép, động mồ, động mả thì luôn có tâm lý nghĩ rằng người âm sẽ trách phạt. Bởi, linh hồn của người chết yên ổn thì con cháu mới có thể thịnh vượng.

Qua tìm hiểu được biết, không chỉ có gia đình ông Sơn mà còn một vài gia đình khác ở khu vực này. Vào năm 2003, khi giao đất cho người dân, chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết triệt để sự việc này. Không còn cách nào khác, các gia đình đành phải xây nhà và sống chung với người âm như trường hợp nhà ông Đỗ Văn Tưởng, Bùi Văn Chuyên gây căng thẳng, đối đầu giữa các gia đình được cấp đất và gia đình có mồ mả.

Trở lại với dòng họ Nguyễn, theo lời ông Nguyễn Văn Tiếp – Trưởng họ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ ngôi mộ tổ đồng thời kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét giải quyết cho con cháu trong dòng họ được ổn định về tinh thần và tâm linh, trả lại hiện trạng ban đầu không gian ngôi mộ tổ của dòng họ”.

Trao đổi với ông Lê Văn Phong -Trưởng thôn 5 cho biết: “Việc ngôi mộ tổ họ Nguyễn trong ngôi nhà của ông Sơn là có thật. Tuy nhiên, tôi cũng mới được bầu làm đội trưởng nên không nắm rõ được vấn đề. Việc này theo tôi cũng là cái sai của những người lãnh đạo địa phương thời gian đó. Đúng ra chính quyền phải làm đúng thỏa thuận trước đó là bàn giao mặt bằng sạch. Nếu không giải quyết được phải có cách làm hợp tình, hợp lý để đảm bảo tình hình an ninh trật tự địa phương”.

Còn ông Bùi Thành Huy, đại diện UBND xã Thạch Thán trao đổi với báo chí về vấn đề này thì cho rằng: “Cần phải đặt câu hỏi, vì sao những hộ dân này chấp nhận mua mảnh đất có phần mộ? Tôi cho rằng, nếu chấp nhận mua đất, họ cũng phải xác định được hướng giải quyết. Liên quan đến mồ mả, chúng tôi không thể ép, cưỡng chế được”. Về việc tại sao chính quyền địa phương không giao mặt bằng sạch cho dân theo thỏa thuận thì ông Huy cho rằng: “Thời điểm đó, tôi chưa về làm việc tại đây nên cũng không thể trả lời được”. Cũng theo ông Huy, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động gia đình chủ mộ, tuy nhiên việc có thuyết phục được họ hay không thì không dám khẳng định.

Pakistan: Cậu bé 10 tuổi bị phạt 7.000 USD vì ngoại tình

Một cậu bé 10 tuổi ở Pakistan vừa bị toà án tuyên nộp phạt 7.000 USD vì tội ngoại tình với người phụ nữ đã có gia đình.

Vụ việc xảy ra hôm 15/6 tại một ngôi làng hẻo lánh ở Bakhrani thuộc tỉnh Sindh ở nam Pakistan, cách Karachi 510km về phía bắc.

Một câu bé 10 tuổi được xác định là ngoại tình với người phụ nữ đã có gia đình. Do cậu bé và người phụ nữ này thuộc hai bộ tộc khác nhau. Do đó, gây nên mối thù oán giữa hai bên.

Cậu bé 10 tuổi bị toà án bộ tộc yêu cầu nộp 7.000 USD cho bên bị hại.

Cậu bé đã bị đưa ra toà án bộ tộc để giải quyết. Tại toà, cậu bị tuyên án phải nộp phạt 700.000 Rupee (khoảng 7.000 USD) cho bên bị hại. Hiện tại, gia đình cậu bé mới chỉ nộp được 50.000 Rupee.

Tuy nhiên, ông Umar Tufail, cảnh sát trưởng Bakhrani cho biết sự việc trên là có thật, nhưng hoàn toàn trái với pháp luật. Hiện phía cảnh sát đang vào cuộc điều tra.

Theo Luật Hình sự Pakistan, một nam giới trưởng thành quan hệ với một bé gái sẽ bị coi là phạm tội cưỡng hiếp, nhưng trường hợp một phụ nữ có quan hệ với một bé trai không được quy định trong luật. Tuy nhiên, người phụ nữ có thể bị kiện vì tấn công tình dục.

Tháng 7 năm 2013, Tòa án Tối cao Pakistan đã tuyên bố các tòa án bộ tộc là bất hợp pháp với những vụ xử quyết bất hợp pháp với pháp luật và đã được yêu giải thể, một số nơi vẫn còn duy trì.

Kỳ lạ bà bầu nghiện ăn… xà phòng

Nghe có vẻ rất kỳ lạ nhưng sự thật là Jess Gayford (26 tuổi, Anh) có một sở thích đặc biệt khi mang thai, đó là thèm ăn … xà phòng.

Jess Gayford, một bà bầu người Anh, 26 tuổi, đang mang bầu đứa con thứ hai được 8 tháng. Điều kỳ lạ là cô không thể kiềm chế được cơn thèm ăn xà phòng.

"Tôi cũng chẳng rõ vì sao. Nhưng bỗng một ngày tôi cảm thấy muốn nếm thử bánh xà phòng Dove. Sau đó tôi đã chạy ra ngoài hàng và mua ngay một bánh rồi bắt đầu liếm. Nghe thì có vẻ ghê rợn nhưng tôi lại thấy rất ổn", Jess nói.

Bà bầu này còn cho biết, ban đầu là từ xà bông dạng miếng rồi chuyển dần sang dạng lỏng. Và hiện tại người phụ nữ này có thể "tiêu thụ" khoảng 2 chai sữa tắm/tuần.

Jess cùng với chồng là Lee Trimby.

Được biết, Jess đã có một con trai năm tuổi tên là Alfie với chồng mình là Lee Trimby, 31 tuổi. Ban đầu, khi biết sở thích của vợ, Lee Trimby cảm thấy rất lo lắng về hiện tượng thai nghén không giống ai này.

Tuy nhiên, sau khi nghe bác sĩ cho biết việc ăn xà phòng không gây tổn hại gì tới bé gái sắp chào đời và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bà bầu, Jess mới duy trì thói quen này.

Jess cho biết lần thai nghén thứ hai này không giống như lần đầu. Cô nói: "Lần đầu mang thai thì tôi chỉ thèm ăn đậu nướng và phô mai chứ không có gì khác thường cả", Jess cho biết.

Được biết, Jess đang bị mắc chứng pica – một chứng có xu hướng thích ăn những thứ không phải thực phẩm như cát, đá lạnh hay thậm chí là sơn. Chứng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai. Trên trên thế giới cũng có không ít người mắc phải hội chứng này khi mang thai và chúng không ảnh hướng nhiều đến thai nhi.

Em bé châu Phi đen nhất thế giới là thật hay giả?

Bức ảnh em bé Nam phi đen nhất thế giới vừa khiến cộng đồng mạng ngạc nhiên thích thú, vừa làm dấy lên một chủ đề tranh cãi. Nhiều người cho rằng, không thể có em bé nào đen và giống búp bê như thế!

Số người tin rằng đây là ảnh thật đang ngày càng thấp đi so với số người nghi ngờ. Họ chỉ ra những điểm vô lý trên cơ thể em bé, rằng tại sao đôi mắt không có tròng trắng, tại sao mới sinh mà đã có răng và tại sao da lại đen đến thế được?


Và sự thật hết sức bất ngờ vì không hề có em bé Nam phi đen như thế trên thực tế. Hình ảnh được lan truyền trên mạng chỉ là ảnh về một con búp bê có tên OOAK Baby Orangutan Monkey được rao bán trên Amazon, eBay…


Điểm bất ngờ hơn cả, đây là chú khỉ búp bê chứ không phải là người. Khép lại vấn đề gây sốt mạng xã hội trong thời gian qua, quả thật đây là một sự thật “không thể tin nổi”.

Trớ trêu chuyện sinh đôi cùng mẹ khác... cha

Chuyện hy hữu xảy ra tại New Jersey (Mỹ) trong một phiên tòa tại hạt Passaic do thẩm phán Sohail Mohammad làm chủ tọa.


Hình chỉ có tính chất minh họa.

"Việc hiếm nhưng không phải không xảy ra khi một phụ nữ sinh đôi và mỗi đứa lại là con của một ông khác" - vị thẩm phán nêu đại ý vậy và cho biết mình đã từng gặp 2 trường hợp khác như thế ở cấp quốc gia.

Chuyện có thể xảy ra khi một người phụ nữ đồng thời có quan hệ tình dục với 2 người đàn ông trong cùng một giai đoạn rụng trứng, và có 2 trứng được thụ tinh riêng rẽ với tinh trùng của 2 người đàn ông.

Sự việc được đưa ra ánh sáng khi một người phụ nữ ở hạt Passaic khởi kiện người đàn ông mà cô ấy nghĩ là cha của hai đứa con gái sinh đôi vào tháng 1 năm 2013 của mình, yêu cầu anh ta chu cấp nuôi con.

Kết quả giám định ADN cho thấy người đàn ông bị kiện là cha của một trong hai đứa trẻ sinh đôi nhưng... không phải cha đứa còn lại.

Trước phiên tòa, người phụ nữ đành thú nhận có quan hệ với cả 2 người đàn ông trong khoảng thời gian độ 1 tuần. 

Tòa kết luận, trong trường hợp này người đàn ông phải trả 28 đô la một tuần.

Huyền bí ngôi chùa có báu vật nằm trong tổ mối

Hàng trăm năm qua, người dân lũ lượt đến chùa Tác Đức cầu thăng quan tiến chức, tài, lộc. Bởi họ cho rằng chùa linh thiêng vì có báu vật nằm trong tổ mối.

Hàng trăm năm qua, người dân thôn Đình Vạn và du khách thập phương lũ lượt đến đây cầu thăng quan tiến chức, tài, lộc. Bởi họ cho rằng chùa Tác Đức linh thiêng vì có báu vật nằm trong tổ mối.

Huyền bí về một báu vật

Bao đời nay, người Mường ở xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) luôn tin vào sự huyền bí của chùa Tác Đức. Theo quan sát, địa thế của chùa nằm án ngữ bên hai dãy núi “Khụ Khoi” và “Khụ Khà” (tên núi của đồng bào dân tộc Mường), bởi thế nó càng tô thêm sự huyền bí cho chùa. Chính giữa điện thờ là một ụ mối to. Do tổ mối ngày một to lên nên một bát hương kế đó đã bị vùi mất một nửa. Theo người đân, tổ mối này chính là nơi cất giấu báu vật.


Chùa Tác Đức cổ kính, uy nghi và huyền bí.

Một người trung tuổi khẽ bảo chúng tôi: “Hôm nay gia đình mang đồ lễ đến chùa để tạ ơn. Vì chùa thiêng nên nhà ai làm ăn phát đạt, có cuộc sống no đủ là họ lại mang đồ đến đây để thắp hương cầu khấn hoặc xin lộc. Kể cả người ở ngoài xã, họ cũng mang lễ như cỗ gà, lợn, thậm chí cả trâu bò đến”.

Biết chúng tôi là phóng viên, lại muốn tìm hiểu lịch sử của chùa, bà Bùi Thị Cậy (chủ tế) cho biết: “Chùa này thiêng lắm vì có vật báu. Hàng năm, người ta đến đây cầu con, cầu buôn bán, cầu thăng quan tiến chức, kể cả mất vàng”. Theo bà Cậy, hiện báu vật này đang án ngữ ở chính giữa đống mối. Do đống mối đùn lấp mất, lại bảo vệ báu vật nên không một ai dám mạo phạm hay trộm cắp.

Nói về sự huyền bí của báu vật, bà Cậy kể: “Cũng lâu lắm rồi, tôi chỉ nghe các cụ truyền lại rằng bức tượng này làm bằng đồng đen, được đưa từ trên núi “Khụ Khà” xuống. Chắc vì thế nên chùa mới thiêng”. Theo lời kể của bà Cậy, ngày xưa có hai anh em lên núi để đốn cột gỗ về làm nhà sàn. Khi lao gỗ từ trên đỉnh núi xuống thì đột nhiên phát ra một tiếng động lớn, vang vọng cả cánh rừng. Lúc hai anh em chạy lại thì nhìn thấy một bức tượng Phật được đúc bằng đồng đen nằm cạnh cột gỗ.

Do tượng “ngự thiền” ở vùng đất thiêng, họ thấy chuyện chẳng lành nên mới cùng dân làng đưa báu vật vào lều để thờ tạm rồi đặt tên là chùa “Tác Đức”. Từ đó đến này, dù đã trải qua các thời kỳ lịch sử nhưng chùa Tác Đức vẫn sống trong lòng dân để “trấn yểm” vùng đất dữ. Đối với người dân, chùa Tác Đức còn là nơi trừng phạt những người làm điều độc ác. Có người sợ đến nỗi không dám bước chân vào chùa.

Chuyện “linh ứng” ở chùa Tác Đức

Theo người dân địa phương, cạnh chùa Tác Đức còn có một mó nước lạ nằm dưới chân núi Khụ Khà. Dân làng cho rằng, lúc mang tượng Phật từ trên núi xuống, họ đã mang đến đây để tắm rửa. Nước mó Khụ Khà lúc nào cũng trong xanh, mát lịm, bởi vậy mà họ còn gọi nơi đây là chốn thần tiên do có cảnh quan thoáng mát. Cũng bởi chùa có mó nước thần tiên nên cứ vào những ngày lễ tết là dân trong bản lại kéo về đây để xin nước. Người dân bản Mường quan niệm rằng, khi tưới dòng nước này lên cơ thể là sẽ có sức khỏe, tránh được tai ương, cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Ngoài ra người dân còn tin rằng, khi có ước nguyện cầu con, uống dòng nước này muốn sinh con trai hay con gái đều được. Bởi vậy mà đã có rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, khi đến chùa xin nước thì đột nhiên trở về là có thai ngay. Đối với nhiều người dân, nước ở mó còn giải được bùa ngải. Nếu ai bị bùa yêu, bùa chài là họ đều đến đây để xin nước uống. Theo bà Cậy, ngày xưa để lấy được nước mó Khà là rất khó khăn, bởi xung quanh có nhiều cây cối rậm rạp. Ở mó râm mát, có nhiều “ông” chúa sơn lâm nặng đến vài tạ thường xuyên xuất hiện. Do sợ hổ vồ nên khi người dân đi xin nước là họ đều phải chọn giờ, tránh lúc sáng sớm hoặc xẩm tối. 


Đống mối là nơi cất giữ báu vật của chùa.

Cũng theo bà Cậy, sự linh thiêng của chùa còn gắn với một câu chuyện chết người. Bà trầm ngâm kể: “Ngay như hai anh em ruột đi bán dao ở ngoài phố Sấu đây thôi, họ chỉ thề với nhau, thế mà chỉ có bảy ngày là người anh chết”. Theo câu chuyện, thời gian đó người em mới gửi dao cho anh bán hộ để về thăm quê. Tuy nhiên, khi người em trở ra thì dao “không cánh mà bay”. Người em cho rằng người anh đã bán hết số dao của mình. Để chứng minh, họ vào chùa thề độc, nếu ai làm sai thì người ấy chết. Không biết có phải người anh đã chết vì linh ứng của lời thề độc nhưng từ câu chuyện đó đã nhắc người ta ăn ở phải thật thà, ngay thẳng.

Ngồi bên chiếu chùa, một người làng góp chuyện: “Nhiều người mất vàng, mất tiền họ đến đây kêu là đều được hết. Ngay như ông Trịnh quê ở huyện Bình Lục (Hà Nam) mất mười một chỉ vàng. Thế mà từ khi ông kêu lên chùa là người ta mang đến tận nhà để trả lại. Nếu ai đánh rơi tiền, giấy tờ xe, người ta cũng đều đến đây kêu. Hầu như ai kêu được là họ lại quay trở về chùa báo ngài, kể cả ông Trịnh cũng thế”.

Tìm đến người trực tiếp quản lý chùa, ông Bùi Văn Phỏn (47 tuổi) cho biết: “Chùa này đã có từ lâu lắm rồi, hầu như gia đình nào có con cái làm điều không tốt là họ lại dẫn lên đây để sám hối, hứa sẽ không tái phạm những thói hư như trộm cắp, lừa lọc nữa. Kể cả các trường hợp bố, con cãi vã cũng thế, họ lên đây chủ yếu để sửa lỗi”. Theo ông Phỏn, do sự linh nghiệm của ngôi chùa nên mối quan hệ trong các gia đình mới có sự hòa hợp. Bởi vậy mà chòm xóm không có chuyện cãi vã, đánh đập, chửi thề. Hiện trong xóm Đình A gần như không còn nảy sinh tệ nạn trộm cắp.

Có lẽ những câu chuyện về sự linh nghiệm của chùa Tác Đức có phần nhuốm màu tâm linh. Song, đó cũng chính là “kim chỉ nam” để người dân giáo dục con cái, uốn nắn người đời không vi phạm pháp luật. Thông qua những câu chuyện này, họ còn muốn truyền đạt đến các thế hệ bằng những việc làm hợp với “thuần phong mỹ tục”. Vì đối với người Việt, đi chùa cũng là lúc mà họ muốn gửi gắn niềm tin vào cuộc sống./.

Một chú chim biển thành "ngôi sao" ở Vatican


Cập nhật cách đây 20 phút







Chú chim mòng biển đã thành "ngôi sao" khi ngự trên ống khói Nhà nguyện Sistine trong lúc thế giới chờ Giáo hoàng mới.




Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.



Trong khi cả thế giới dồn sự chú ý vào ống khói trên Nhà nguyện Sistine, hôm qua, thì một chú mòng biển bỗng sà vào nóc ống khói và ở đó nhiều giờ liền.


Theo EuroNews, trên mạng xã hội Twitter, một tài khoản có tên SistineSeagull (mòng biển Sistine) ngay tức thì được lập ra với những lời nhắn khá vui nhộn, thu hút hơn 5.800 người theo dõi.


Chú chim mòng biển trắng đậu trên ống khói trên Nhà nguyện Sistine trở thành đề tài bàn tán sôi nổi. Một số người cho rằng đó là dự báo khói trắng sắp bốc lên. "Nếu chú mòng biển bắt lửa từ ống khói, có thể gọi nó là một con phượng hoàng và như vậy là một biểu tượng của sự phục sinh", Edward-Isaac Dovere, một phóng viên của Politico viết trên Twitter.


"Tôi định đưa tin rằng chú mòng biển đã bay đi, rồi trở lại, rồi lại bay đi... rõ ràng là dấu hiệu của sự do dự của người bỏ phiếu", Robert Mackey, phóng viên The New York Times viết trên blog The Lede.


Dù có ý nghĩa gì đi nữa, con chim đã tạo ra chút ít xao nhãng trong thời gian chờ đợi. Không lâu trước khi khói trắng bốc ra từ ống khói, chú chim bay đi.


Hồng y Jorge Mario Bergoglio, đến từ Argentina, hôm qua được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo gồm 1,2 tỷ tín đồ. Ông trở thành Giáo hoàng đầu tiên từ Mỹ Latin trong lịch sử Giáo hội.


Trọng Giáp

Video: AP








via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Mot-chu-chim-bien-thanh-ngoi-sao-o-Vatican/50940414/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

"Rắn thần" xuất hiện ở Bắc Giang


Từ sau Tết Nguyên đán, nhiều người đã tìm đến Bắc Giang để xem, khấn vái một con rắn bởi tin rằng đây là thần rắn hiển linh.


Điểm xuất hiện của rắn thần là phía sau ngôi chùa Tân Ninh, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang), một ngôi chùa khá cổ kính và đã được xếp hạng di tích lịch sử. Đây là một khu đất trống, tuy nhiên từ khi rắn thần xuất hiện người ta đã cho dựng bạt đồng thời đặt bàn thờ, bát hương để hằng ngày cúng tế. Hang của rắn thần nằm dưới một bức tường đổ nát. Xung quanh nơi rắn thần ngự có 5 cây gỗ chết khô, mỗi cây có đường kính khoảng 40 cm.


Nhiều người cho rằng, rắn thần thường xuất hiện vào giờ Tỵ. Xung quanh hang của rắn thần đã có khoảng 30-40 người tụ tập. Một số cụ già còn mang cả trầu cau đến têm, đặt cả một bình nước lọc đến để cho mọi người uống.


Trước cửa hang có khoảng 4-5 người đang đứng chắp tay mời “thần” hiển linh. Tại các gốc cây xung quanh cửa hang treo mấy bức ảnh thần rắn trong các tư thế và vị trí khác nhau được lồng trong khung gỗ trang trọng.












Cận cảnh rắn thần.


Cận cảnh rắn thần.

Có người ở tận TP Bắc Giang, Bắc Ninh và các huyện lân cận như Yên Dũng, Lục Nam… nghe tin có rắn thần xuất hiện cũng kéo về xem. Tuy nhiên, không phải ai cũng được diện kiến rắn thần bởi có những ngày thần không hiển linh.


Khoảng gần 10h30, trời bắt đầu nắng to thì có tiếng người reo lên vui sướng: "Rắn thần lên!". Từ trong hang nhỏ ở chân tường, một chú rắn màu nâu vàng, dài khoảng 80 cm với cái đầu nhỏ từ từ trườn lên. Nhiều người mang máy điện thoại ra quay, chụp ảnh. Rắn lặng lẽ bò ra và nằm dài trên bức tường.


Một cụ già tự giới thiệu là “già làng” đứng lên cúng khấn gì đó. Sau đó mọi người thi nhau vái, bỏ tiền vào chiếc ban thờ, một số người còn nhờ cụ ông này khấn giúp với thần rắn và xin lộc từ thần.


Theo lời ông Hòa, người tự giới thiệu là “già làng” thì thần rắn xuất hiện từ mồng một Tết Nguyên đán. Đến ngày mồng 2 Tết, khi có người đến vận chuyển đống cát gần nơi thần ngự thì chiếc xe ô tô không thể nổ máy được.


“Thần rắn linh lắm, có người đến xem, không tin, nói xấu thần vậy là đêm về luôn mơ thấy hai người cầm gậy đứng hai bên đầu giường rồi phóng uế bừa bãi cả trên giường. Đến khi mang lễ đến đây tạ thì mới yên”, một cụ già kể.












Người dân hiếu kỳ kéo đến xem rắn thần xuất hiện.


Người dân hiếu kỳ kéo đến xem rắn thần xuất hiện.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND và ông Ngô Khải Hoàn, Phó chủ tịch UBND xã Tân Dĩnh cho biết, nhìn bên ngoài con rắn này có vẻ giống rắn nước hoặc một loài rắn bắt chuột nhưng chưa thể khẳng định đây là loại rắn gì. Từ đầu năm nay, xã đã biết việc này và đã cảnh báo đến tất cả các bí thư chi bộ, trưởng thôn và ban ngành trong xã, thôn đây là hiện tượng mê tín dị đoan.


“Lợi dụng hiện tượng này, một số thầy đồng, thầy cúng ở các nơi kéo về nhưng chúng tôi kiên quyết ngăn chặn. Chúng tôi cũng chỉ đạo công an thường xuyên bám sát khu vực, treo biển cấm tụ tập đông người”, ông Hà nói.


Theo ông Ngô Khải Hoàn, lượng người đến xem, khấn vái tại đây đã giảm đi nhiều so với thời gian trước. Tính đến ngày 8/3, đã có hàng nghìn lượt người đến xem thần rắn và bỏ tiền vào bàn thờ thần với số tiền lên tới hơn 20 triệu đồng.


Toàn bộ số tiền này hiện vẫn được chùa Tân Ninh giữ cẩn thận. Việc một số người dân trong thôn có ý định xây dựng miếu, chính quyền cũng đã biết nhưng sẽ kiên quyết không cho phép. “Tuy nhiên không phải ngày một ngày hai để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này”, ông Hoàn nói.


Theo Tiền Phong







via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Ran-than-xuat-hien-o-Bac-Giang/50940361/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

Gia đình ba đời được cá voi cứu mạng


Gặp bão giữa trùng khơi, nguy cơ lật úp, con ông Tảo bất ngờ thấy một khối đen đang tựa lưng vào mạn tàu, lai dắt về nơi trú bão an toàn.


Từ đời cha, đời mình đến đời con đều có duyên được cá voi cứu sống, ông Đặng Tảo (còn gọi là Đặng Châu sinh năm 1925, ngụ thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) hơn 50 năm nay thờ phụng bộ xương cá trong nhà, mỗi năm lại làm lễ giỗ long trọng.


Ở tuổi 88, ông Tảo vẫn có thân hình khỏe mạnh, giọng nói sang sảng, là thành quả của một đời ngư dân lao động, hay như lời ông nói “món quà vô giá mà mẹ biển đã dành cho những người con của biển như tôi”.


Chuyện gần nhất của gia đình liên quan đến loài cá khổng lồ là năm 2012, sau nhiều năm đi “bạn” (một hình thức làm thuê trên tàu người khác), để được chút vốn, con trai ông lão “ra riêng” với một con tàu trị giá trên một tỷ đồng.


Chuyến “mở hàng”, anh dong tàu chạy ra ngư trường Trường Sa, bất ngờ gặp cơn bão Pakha ập đến khiến tàu đang trên đường vào trú tránh trở tay không kịp, có nguy cơ lật úp. Giữa sự sống và cái chết trong gang tấc, mọi người phát hiện một khối đen sì đang tựa lưng vào mạn tàu. Trấn tĩnh và theo linh tính mách bảo, mọi người nhanh chóng cho tàu “nương” vào đó, chạy đến nơi neo đậu, trú bão. Trở về đất liền, cả tàu làm lễ khấn vái tạ ơn.












Nơi chôn cất 8 con cá voi ở làng Long Thạnh.


Nơi chôn cất 8 con cá voi ở làng Long Thạnh.

Ông Tảo quả quyết “Ông” chứ còn ai nữa, linh thiêng lắm. Nhờ “Ông” phù hộ mà tàu mới bình yên vô sự trở về”. Sở dĩ ông lão dám khẳng định như vậy, vì bản thân ông đã hai lần được cá voi cứu. Cách đây khoảng 20 năm, thuyền đánh cá ở vùng biển Chu Lai, bỏ neo ở độ sâu 27 sải nước, đêm về khuya trời đột nhiên nổi gió chướng, con thuyền chòng chành như chiếc lá giữa biển.


Trên thuyền lúc đó có 8 người thay phiên nhau điều khiển thuyền tránh gió, vừa khấn vái cá Ông. Ngay sau đó xuất hiện hai con cá lớn lặng lẽ tựa mình vào hai bên hông con thuyền, lai dắt vào bờ, cập bến lúc trời vừa hửng sáng.


Năm năm sau, thuyền của ông Tảo được cá cứu một lần nữa. Hôm đó đánh cá đến 10h đêm, cá đã đầy khoang, ông Tảo quyết định quay vào bờ sớm hơn thường lệ để tranh thủ nghỉ ngơi cho chiều hôm sau đi chuyến kế tiếp. Con thuyền đang nhằm hướng bờ thẳng tiến, bất ngờ xuất hiện gió Tây Bắc thổi ngược lại, khả năng sẽ bị lật úp do chở nặng.


Như một định mệnh, lại cá Ông xuất hiện bơi trước mũi thuyền khoảng 30m, che chắn hướng gió cho mọi người vào bờ an toàn. Xác nhận sự việc này, đến nay còn hai lão ngư Lê Văn Mai và Huỳnh Đăng (đều trên 80 tuổi, ngụ cùng thôn) là người cùng mắt thấy, tai nghe.


Ngày 23/11/1960, thuyền ông câu cá nhám ở khu vực Kỳ Hà (Núi Thành, Quảng Nam), biển lặng trời trong xanh, mới buông câu một lát đã bắt được hai con cá nhám nặng tới 3 tạ. Chuẩn bị quay về, bất ngờ chiếc thuyền câu khựng lại, lắc mạnh một bên. Định thần, ông nhận thấy một con cá nhám khổng lồ nặng đến nửa tấn lại mắc câu, đang cố vùng thoát thân.


Vật lộn hàng tiếng đồng hồ mới khuất phục được con cá “khủng” vào khoang chứa. Hôm sau vào bờ, bán cá cho thương lái, ông phát hiện một bộ xương cá đã rữa, tổng trọng lượng khoảng 10 kg bị ói ra từ miệng con cá nhám. Bộ xương được các vị bô lão trong làng xác định là xương cá voi còn nhỏ, bị cá nhám khổng lồ ăn thịt. Hôm ấy, không ai bảo ai, ngư dân thôn Long Thạnh chung tay mua sắm lễ vật, áo giấy, kính cẩn đưa tang cá.


Riêng ông Tảo, sau khi làm lễ, ông xin làng đem bộ xương trên về nhà, lập am thờ cúng và bảo quản cẩn thận. Hàng năm sau lễ giỗ cá chung ở đình làng vào ngày 10/9 âm lịch, ngày hôm sau đại gia đình ông Tảo lại làm thêm lễ giỗ cá tại gia đình mình.


Ông nói: “Chính tôi đã phát hiện ra “Ông”, không lý gì lại không thờ cúng. Đối với dân đi biển, đây là cơ duyên trời định. Hiện tôi tuổi đã cao, không đi biển được nữa, bộ xương của Ngài tôi truyền lại cho con trai như báu vật gia truyền”.












Ban thờ cá voi trong nhà ông Tảo.


Ban thờ cá voi trong nhà ông Tảo.

Nhìn bàn thờ gia tộc, ông Tảo kính cẩn cho biết thêm một thông tin khiến khách đến thăm thêm sửng sốt: “Ngày nhỏ nghe cha tôi kể lại nhiều lần đi biển cũng đã được cá Ông cứu sống, như vậy nhà tôi đến 3 đời mắc nợ biển cả”.


Lão ngư dân lập am thờ trang trọng thờ phụng bộ xương cá. Khách nào đến nhà, muốn “mục sở thị”, chủ nhà lại thắp nén nhang, kính cẩn khấn vái trước am thờ: “Có người trên tỉnh về hỏi chuyện, “Ông” cho con xin được trình bày” rồi gieo đồng tiền âm dương “xin kêu”.


Khi được chấp thuận, ông mới kéo cửa kính am, mang xuống chiếc hộp gỗ nhỏ bằng viên gạch ống, cẩn trọng mở từng tờ giấy điều đỏ. Bên trong, nắm xương cốt đã xỉn màu chì. Khách xin được chụp hình lưu niệm, chủ nhà lại một lần nữa khấn vái. Khi xong xuôi, ông kính cẩn đặt báu vật lại chỗ cũ vẻ thành kính như lúc lấy xuống.


Trong tâm thức của ngư dân, cá voi luôn bảo vệ, nâng đỡ họ trước sóng gió đại dương. Hiện tại riêng xã Tam Tiến, dân làng chôn cất đến 8 cá voi và xây riêng một đình thờ cá Ông, hàng năm linh đình tổ chức lễ giỗ.


Khoa học cũng đưa ra cách giải thích riêng về hiện tượng cá voi cứu người. Theo đó, khi thời tiết xấu, biển động dữ dội, cá voi lặn sâu để được yên tĩnh, nhưng vì cần phải hô hấp nên thỉnh thoảng lại phải trồi lên mặt nước. Nếu việc trồi lên lặn xuống kéo dài nhiều ngày đêm, cá sẽ kiệt sức, có thể mất mạng, khi đó thường trôi theo dòng nước và được sóng đưa vào bờ.


Những con thuyền của ngư dân cũng có thể là một nơi giúp cá voi ẩn náu, xáp lại mạn thuyền, nương vào đó tránh bão và lựa theo sóng vào vùng biển lặng, hoặc vào bờ. Nói cách khác, thuyền bè và cá voi “hợp sức” với nhau trong mối quan hệ “hai bên cùng có lợi” để thoát nạn bão tố.


Theo Pháp Luật Việt Nam







via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Gia-dinh-ba-doi-duoc-ca-voi-cuu-mang/50940233/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

Những người đặc biệt nhất thế giới


Cập nhật cách đây 1 giờ







Kỷ lục này gồm anh chàng có "cậu nhỏ" dài nhất, bộ ngực vĩ đại nhất, người phẫu thuật nhiều nhất thế giới...


1. Người lớn tuổi xăm hình nhiều nhất thế giới


a1-jpg-1362886684_500x0.jpg

Danh hiệu này thuộc về ông Tom Leppard, 78 tuổi và bà Isobel Varley, 76 tuổi. Ông Tom còn được nhiều người biết đến với cái tên Skye Leppard, sống cô đơn trên một hòn đảo ở Scotland. Cả cơ thể ông được bao phủ bởi những hình xăm như con báo đốm.


Còn bà Isobel sống tại Anh, xăm mình lần đầu tiên là một chú chim trên vai phải ở tuổi 40. Bây giờ 90% cơ thể bà được bao phủ dưới màu mực.


2. Người có đôi chân dài nhất


a2-jpg-1362886684_500x0.jpg

Svetlana Pankratova, 41 tuổi, được công nhận là người có đôi chân dài nhất thế giới. Người phụ nữ Nga này sở hữu đôi chân dài tới 132cm, bằng chiều cao trung bình của một đứa trẻ 8 tuổi.


Tổng chiều cao của chị lên đến 1,96 mét.


3. Bộ ngực vĩ đại nhất


a3-jpg-1362886684_500x0.jpg

Chị Annie Hawkins, 54 tuổi, đến từ bang Georgia, Mỹ, bỗng chốc trở nên nổi tiếng với bộ ngực có kích cỡ 102ZZZ, nặng 51 kg. Từng xấu hổ rất nhiều về bộ ngực quá cỡ của mình, giờ đây chị Annie, được biết đến dưới biệt danh Norma Stitz đã tự tin xuất hiện trên bìa các tạp chí.


"Tôi yêu quý bản thân mình. Mỗi khi đi khám một bác sĩ mới, họ đều đề nghị tôi làm phẫu thuật nhưng tôi nói không cần. Tôi có cách của mình để hài lòng với bản thân", chị chia sẻ.


4. Người có "cậu nhỏ" dài nhất


a4-jpg-1362886684_500x0.jpg

Danh hiệu này thuộc về anh Jonah Falcon, 41 tuổi, ở New York, Mỹ. Chiều dài đo được khi bộ phận này ở trạng thái bình thường là khoảng 20cm và khi cương cứng là hơn 33cm.Năm 2012, nam diễn viên này đã gây ra vụ lùm xùm ở sân bay San Francisco khi bảo vệ phát hiện một chỗ phồng lớn qua quần.


5. Người phẫu thuật nhiều nhất thế giới


a5-jpg-1362887071_500x0.jpg

Số lần phẫu thuật của Cindy Jackson, 57 tuổi, Mỹ, có lẽ vượt bất kỳ ai trên hành tinh này. Để duy trì vẻ ngoài trẻ trung của mình, cựu ca sĩ nhạc pop đã trả qua 52 lần phẫu thuật kể từ năm 1987, kèm theo đó là số tiền trị giá 62.000 bảng Anh.


6. Người có chiếc lưỡi dài nhất


a6-jpg-1362887071_500x0.jpg

Danh hiệu này hiện thuộc về cô gái 21 tuổi người Mỹ, Chanel Tapper. Chiếc lưỡi của cô có chiều dài đến 9,75cm, tương tương với một chiếc iphone.


Phương Trang



Việt Báo







via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Nhung-nguoi-dac-biet-nhat-the-gioi/50939983/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

Chuyện kinh dị về "hồn ma cung nữ đòi nợ" ở Yên Tử


Từ ngày lấy đá bên bờ suối Giải Oan, đêm nào mấy chục người phụ nữ ấy cũng bị hồn ma dựng giường đòi đá sỏi.


Đầu năm, Phật tử khắp cả nước ùn ùn đổ về Yên Tử như về cõi Phật. Yên Tử không chỉ là danh thắng, mà còn là một đỉnh non thiêng, bởi nó là núi của tâm linh. Vậy nên, dãy núi ấy có vô số chuyện kỳ bí cũng là điều dễ hiểu. Trong vô vàn những câu chuyện bí ẩn, khó tin, thì chuyện ở suối Giải Oan khiến không ít người phải rùng mình sợ hãi.


Những chuyện tâm linh huyễn hoặc thường qua lời kể của người nọ, người kia, có thêm mắm dặm muối, nên thường trở nên “tam sao thất bản”, không còn đáng tin cậy nữa. Tuy nhiên, chuyện kể từ một vị lãnh đạo, một nhà nghiên cứu văn hóa, thì quả là đáng lưu tâm.












Chuyen kinh di ve "hon ma cung nu doi no" o Yen Tu


Suối Giải Oan.

Một ngày giữa năm 2007, khi đang lang thang ở suối Giải Oan - nơi 100 cung nữ trẫm mình khi không thuyết phục được vua Trần Nhân Tông quay về kinh đô, ông Lê Quang - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử - gặp một cảnh tượng khá lạ: Mấy chục người đàn bà vừa quỳ vừa lạy, vừa khóc bên bờ suối. Có người chắp tay với nén hương nghi ngút khói, vái lấy vái để.


Thấy khó hiểu, ông Quang liền tìm gặp tài xế chở những phụ nữ này đến suối Giải Oan hỏi chuyện. Anh này kể rằng, hồi đầu năm, vào đúng dịp lễ hội Yên Tử, anh được công ty chỉ định chở 50 chị em thuộc hội phụ nữ ở một phường của thành phố Lạng Sơn về trẩy hội Yên Tử theo hợp đồng. Chị em đi lên Yên Tử theo đường cáp treo, nhưng khi về, vì muốn khám phá Yên Tử nhiều hơn nên đã đi theo đường bộ. Cuối buổi hành hương, chị em làm lễ cúng bái linh đình ở chùa Giải Oan.


Cúng xong ở chùa, thì chị em kéo ra miếu Bạch Mẫu Giải Oan, là ngôi miếu nhỏ nằm dưới gốc cây ngay cạnh suối. Cúng bái, hóa vàng, thụ lộc xong, chị em kéo nhau xuống suối Giải Oan để rửa chân, rửa tay. Theo sáng kiến của một số người, thì rửa tay chân, thậm chí tắm ở suối Giải Oan, sẽ có làn da mịn màng, trắng nõn như… cung nữ. Nhiều chị em còn té cả nước lên người, ướt cả quần áo.


Không biết nghe thông tin ở đâu mà lúc về, mỗi người nhặt vài hòn cuội cho vào túi. Người lấy ít thì cũng 2-3 hòn, người nhiều lấy đầy túi, cả chục hòn cuội lớn bé. Chị em bảo rằng, trong mỗi hòn cuội đều ẩn chứa các linh hồn cung nữ, nên dùng sỏi cuội này kỳ cọ thân thể, sẽ được phù hộ, khiến da dẻ trắng đẹp, mịn màng chả khác gì… cung nữ thời Trần.


Thấy chị em tin tưởng vào điều đó, nên anh tài xế cũng nhảy xuống suối nhặt vài viên. Anh mang mấy viên cuội về với mục đích làm kỷ niệm. Vợ anh thấy ông chồng bày mấy cục sỏi trên tủ, thì mắng dở hơi. Nhưng khi anh kể chuyện dùng sỏi kỳ cọ, da dẻ sẽ hồng hào, mịn màng như cung nữ, thì… ngày nào cô vợ cũng lôi ra kỳ cọ!


Ngay sau hôm dùng sỏi để kỳ cọ thì vợ anh như biến thành người khác, với đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Chị bảo rằng, cả đêm không ngủ được, vì hễ cứ nhắm mắt lại mơ thấy những cung nữ xinh đẹp, với màu áo trắng, làn da trắng muốt, nhìn chị bằng đôi mắt giận dữ và hét lên: “Trả đá cuội cho ta”.


Giấc mơ hãi hùng đến đỉnh điểm khi chị có cảm giác dựng người lên, rồi giật mình tỉnh giấc. Sau nhiều đêm gặp ác mộng, sợ hãi mấy hòn sỏi, chị không dùng để tắm nữa, mà đặt lại tủ. Thế nhưng, những cung nữ vẫn tìm gặp chị trong giấc mơ.


Vài hôm sau, doanh nghiệp vận tải gọi anh lái xe này lên và phân công chở 50 phụ nữ ở phường nọ về lại Yên Tử. Lúc lên xe, anh mới kinh hoàng biết rằng, 50 phụ nữ từng hành hương về Yên Tử, từng lấy đá cuội ở Yên Tử về làm dụng cụ kỳ cọ cơ thể, đều bị… dựng giường. Anh lập tức gọi điện cho vợ thắp hương, rồi mang ngay những viên cuội ra công ty, để trả lại Yên Tử.


Suốt hành trình 4 tiếng đồng hồ từ Lạng Sơn về Yên Tử, anh tài xế được nghe 50 chuyện kinh hãi từ chị em phụ nữ. Tựu trung lại, chị em nào cũng gặp ác mộng, bị “cung nữ” trẫm mình ở suối Giải Oan dựng giường đòi đá cuội. Sau nhiều ngày mất ngủ, ai cũng phờ phạc, lo lắng. Chuyến về Yên Tử lần trước háo hức, vui vẻ, thì chuyến về lần này đầy lo âu.


Đến Yên Tử, việc đầu tiên của chị em là tìm lên chùa Giải Oan. Chị em được sư trụ trì hướng dẫn cách sắp lễ, cúng bái. Hương khói nghi ngút, vàng hóa cháy bùng bùng. Xong các nghi lễ, chị em xách mấy chiếc làn đựng đầy đá cuội ra suối Giải Oan. Họ vái lạy khẩn thiết, vừa cầu xin các “cung nữ” tha thứ, xin được trả lại “vật thiêng”.


Chị em phụ nữ rải những viên cuội về với suối. Xong việc, nhóm phụ nữ này lên xe về thẳng, chứ không còn tâm trạng nào để tham quan nữa.


Theo lời ông Lê Quang, không chỉ ở suối Giải Oan, mà khắp dãy núi thiêng Yên Tử đã xảy ra rất nhiều chuyện kỳ bí, khó lý giải.












Chuyen kinh di ve "hon ma cung nu doi no" o Yen Tu


Những hòn cuội dưới chân cầu - do những người từng lấy ở suối Giải Oan - mang trả lại.

Mặc dù Yên Tử nườm nượp người, nhưng con đường hành hương cuốc bộ vẫn khá vắng. Đường vào suối Giải Oan, lên chùa Giải Oan khá vắng người. Khi tôi đến, sư Yến đang ngồi trên ghế đá chỉ đạo đám thợ lát nền sân chùa cho cẩn thận, đẹp đẽ. Hỏi chuyện mấy chục người phụ nữ ở Lạng Sơn lấy đá cuội ở suối Giải Oan, bị “vong hồn” các cung nữ đòi lại, sư Yến bảo rằng, chuyện đó diễn ra thường xuyên, quá nhiều, nên không nhớ được.


Sư Yến bảo: “Mỗi năm, có vài chục vụ phải mang đá cuội trả lại suối. Không ai có thể lấy bất cứ thứ gì ở suối Giải Oan, nếu Bạch Mẫu không cho. Nhiều người chỉ lấy viên cuội về mà ốm đau, suýt chết.


Tuy nhiên, Bạch Mẫu thiêng lắm, độ trì cho thầy nhiều lắm. Có thời gian, thầy muốn xuống núi, vì già rồi, muốn tìm về ngôi chùa thanh tịnh, gần nhà, nhưng Bạch Mẫu không cho đi đâu. Hồi đó thầy ốm yếu lắm, cứ một ngày khỏe thì 10 ngày ốm. Thế nhưng, Bạch Mẫu độ cho thầy, nên mỗi ngày thầy lại khỏe ra, đôi mắt tinh anh mười phần”.


Bạch Mẫu được cho là hồn thiêng của các cung nữ đã trẫm mình xuống con suối vì không thuyết phục được Thượng hoàng Trần Nhân Tông rời núi. Cạnh con suối Giải Oan, ngoài ngôi chùa cùng tên, còn có ngôi miếu nhỏ dưới gốc cây đa lớn, ngay cạnh con suối, là miếu Bạch Mẫu Giải Oan. Sư Yến tiết lộ rằng, Bạch Mẫu đã độ trì cho bà được nhìn thấy hình ảnh rồng thiêng hiện trên dãy Yên Tử.












Chuyen kinh di ve "hon ma cung nu doi no" o Yen Tu


Sư Yến chỉ vào đống đá được đem trả lại.

Sư Yến từng là người tu hành mấy chục năm ở dãy Yên Tử, bà từng ngủ với rắn độc khổng lồ ở chùa Một Mái, ngồi tu thiền trong mái đá mà hổ dữ chầu chực miệng hang, vui đùa cùng bọn khỉ trong rừng tùng, chứng kiến vô số chuyện linh thiêng khó tin trên dãy Yên Tử, nhưng bà chưa từng gặp nhiều chuyện kỳ lạ, linh thiêng như ở con suối Giải Oan.


Sư Yến dẫn tôi ra chái chùa, nơi đặt tấm bia ghi công đức những người xây dựng chùa Giải Oan. Dưới tấm bia đó là hàng chục phiến đá được cắt xẻ, gọt giũa kỹ lưỡng, rất đẹp. Có phiến đá trạm trổ hình rồng phượng, chữ nho, chữ quốc ngữ…


Sư Yến bảo: “Nhiều doanh nghiệp, cá nhân, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, miếu Bạch Mẫu Giải Oan, thì cho công nhân khai thác đá ở lòng con suối này. Họ chỉ cưa lấy một mảnh đá, thường là để làm bát hương, mái đao trên nóc mộ, cột trụ công trình thờ tự, và nhiều nhất là chạm khắc bia, làm biển hiệu… với mong muốn được may mắn, được Bạch Mẫu Giải Oan - tức là các cung nữ - phù hộ. Tuy nhiên, Bạch Mẫu không ủng hộ việc tự do lấy đồ vật của chốn linh thiêng, nên tất cả những người lấy đá ở suối Giải Oan đều phải trả lại. Trong mỗi viên đá ở con suối Giải Oan này đều có linh hồn cung nữ, nên không thể cưa đá đem về nhà làm những việc trần tục được”.


Sư Yến dùng chiếc gậy chọc chọc vào đống đá đã được cưa xẻ và bảo tôi bê một phiến đá ra. Đó là phiến đá hình vuông, cỡ 40x40, dày chừng 10cm. Mặt phiến đá có khắc dòng chữ quốc ngữ: Tòa nhà trung tâm triển lãm quốc tế H. Bên dưới dòng chữ quốc ngữ là mấy chữ nho. Sư Yến kể rằng, chủ nhân của tòa nhà này là một đại gia giàu có ở Hải Phòng. Cứ vài tháng anh này lại hành hương về Yên Tử. Anh thường dâng lễ rất thành kính lên chùa và ngồi hàng giờ thiền trên những tảng đá ở suối Giải Oan.


Hồi năm ngoái, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, vị đại gia này đã xin phép sư Yến cho lấy một tảng đá ở suối, mang về làm một vật gì đó mang tính biểu tượng cho doanh nghiệp của mình. Sư Yến đã ra sức can ngăn, nói rằng bất kỳ ai lấy thứ gì ở suối Giải Oan đều phải trả lại, song vị đại gia này chỉ cười chứ không tin.


Theo vị đại gia này, anh ta là người thành kính với Đức Phật, có tâm nên nghĩ rằng, các cung nữ sẽ phù hộ cho anh làm ăn phát đạt, chứ không thể làm hại anh. Sau khi làm lễ ở miếu Bạch Mẫu Giải Oan, anh này xuống suối tự tay lựa một hòn đá và sai cả chục cán bộ cùng khênh khối đá to cỡ cái thúng lên xe, chở về Hải Phòng.


Thời điểm đó, vị đại gia này vừa hoàn thành tòa nhà lớn, cao hàng chục tầng giữa trung tâm TP.Hải Phòng. Tại tòa nhà này, sẽ diễn ra các cuộc triển lãm mang tầm quốc tế và khu vực, là nơi doanh nghiệp các nước giao lưu với nhau, giới thiệu hàng hóa để đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu. Sau khi suy đi tính lại, vị đại gia này đã xẻ phiến đá làm tấm bảng, khắc tên tòa nhà, và dự tính sẽ ốp ở ngay cổng tòa nhà - vị trí trang trọng nhất. Hôm chuẩn bị xẻ khối đá, vị đại gia này còn thuê một ông thầy cúng bái, yểm tâm ghê gớm lắm.


Thế nhưng, chừng 10 tháng sau, vị đại gia này cùng gia đình và một số cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp tìm đến chùa Giải Oan, với khuôn mặt phờ phạc, méo xẹo. Theo anh ta, từ khi mang khối đá về, đêm nào anh cũng mơ thấy những cung nữ, mặc quần trắng, múa may trước mặt, rồi đòi lại khối đá. Cuối giấc mơ, anh ta có cảm giác như bị dựng giường, rồi bỗng nhiên bật dậy, mồ hồi đầm đìa.


Từ ngày mang khối đá về xẻ tấm biển hiệu, doanh nghiệp của đại gia này khủng hoảng trầm trọng. Các hợp đồng làm ăn liên tục đổ vỡ. Các dự án bất động sản gặp rất nhiều khó khăn. Nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả. Gia đình vị đại gia lục đục. Một số cán bộ trực tiếp tham gia vào việc khênh tảng đá về cũng toàn gặp xui xẻo, trục trặc trong cuộc sống, gặp tai nạn. Và, điều cuối cùng, là tòa nhà triển lãm được xây dựng hoành tráng, nằm giữa trung tâm thành phố, song chẳng có khách hàng thuê mướn.












Vị đại gia ở Hải Phòng lấy khối đá tạc tấm biển này đã phải trả lại cho chùa Giải Oan.


Vị đại gia ở Hải Phòng lấy khối đá tạc tấm biển này đã phải trả lại cho chùa Giải Oan.

Lúc thất bại thảm hại, vị đại gia này mới kiếm một thầy bói nổi tiếng đất Cảng. Vị thầy bói này mới hỏi rằng: “Anh có lấy thứ gì của chùa chiền, miếu mạo không?”. Vị đại gia kia liền toát mồ hôi. Bữa đó, vị đại gia kia đến với mấy mâm lễ rất lớn cùng một xe tải chở đầy vàng mã.


Sư Yến cùng mấy ông thầy cúng hành lễ bên suối buổi sáng, rồi hóa vàng cháy rừng rực bên suối Giải Oan. Làm xong các nghi lễ, thì đặt hòn đá tại chùa để sư Yến tiếp tục cúng bái giải hạn cho vị đại gia nọ. Xong xuôi đâu đấy, sư Yến mang khối đá đặt ở chái chùa, nơi có rất nhiều khối đá, do các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác mang trả.


Khu vực quanh suối Giải Oan chỉ có 4 người sinh sống gồm sư Yến và gia đình gồm 3 thành viên của chị Xo. Chị Xo cùng chồng thuê một gian nhà nhỏ của Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử để bán hàng. Sống cạnh suối Giải Oan ngót chục năm, nên chị hiểu rõ nhất về con suối này.


Theo chị, du khách đến suối Giải Oan đều mang nhiều tâm sự. Chị từng chứng kiến rất nhiều cô gái có hoàn cảnh éo le như trót mang bầu bị ruồng bỏ, mắc AIDS, bệnh trọng… ngồi bên suối Giải Oan khóc lóc, tâm sự như thể đang nói chuyện với các cung nữ hiện diện trước mặt. Tâm sự, khóc lóc xong, họ đều trở nên thanh thản, và tìm được lối thoát cho cuộc đời mình.


Về lời đồn cung nữ báo oán những người lấy đá sỏi, chị bác bỏ hoàn toàn. Chị bảo: “Con người không ai trọn vẹn cả, có lúc vận hạn, lúc may mắn. Lúc may mắn thì không sao, nhưng gặp hạn thì lại đổ cho lấy đá, thì oan cho các cung nữ lắm. Cung nữ giờ được phong là Bạch Mẫu, được gọi là Cô, được thờ cúng chu đáo, chứ có phải oan hồn vất vưởng, đói ăn đâu mà hại người lành? Em ở đây theo dõi thấy người lấy đá thì nhiều, nhưng thỉnh thoảng mới có người trả lại. Những người trả đá cuội chắc là gặp vận đen trong cuộc sống thôi”.


Mặc dù bác bỏ chuyện ma quỷ, oan hồn, song chị tin rằng, linh hồn các cung nữ luôn bảo vệ người hiền, người bị oan trái, người yếu đuối. Vì thế, người dân quanh vùng hễ gặp chuyện buồn, chuyện oan, đều tìm đến miếu Bạch Mẫu tâm sự, trút bỏ nỗi lòng. Đêm về, họ sẽ mơ thấy các cung nữ và được các cung nữ hướng dẫn, khai mở cho.


Sáng nào cũng vậy, mỗi khi trở dậy, gia đình chị thay nhau lên miếu Bạch Mẫu thắp hương. Vì thế, bao năm nay, vợ chồng, con cái đều khỏe mạnh, chẳng bao giờ ốm đau. Thậm chí, mới đây, chồng chị - khi ngồi trên xe máy ở chỗ suối Giải Oan, bị sét đánh trúng khiến xe bốc cháy, mà người không hề gì. Sau vụ đó, chị càng tin vào sự linh thiêng của Cô ở suối Giải Oan.


Chuyện kể rằng, sau 2 lần lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông đã quyết từ bỏ ngai vàng về tu ở Yên Sơn, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và xây dựng nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, kinh đô Phật giáo.


Vì không muốn vua cha vào Yên Tử nên Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn, nhưng Trần Nhân Tông vẫn một lòng theo đạo và khuyên mọi người hãy trở về với triều đình hoặc quay về quê cũ làm ăn. Để tỏ lòng tận trung, các cung nữ đã nhảy xuống dòng suối Hổ Khê quyên sinh...


Vua Trần xót thương cho số phận của họ nên đã lập đàn tràng làm lễ siêu độ, đồng thời lập ra chùa Giải Oan. Dòng suối Hổ Khê cũng được đổi tên thành suối Giải Oan từ đó.


Theo Lao Động







via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Chuyen-kinh-di-ve-hon-ma-cung-nu-doi-no-o-Yen-Tu/50939938/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

Ngôi làng coi lợn như vật báu


Lợn ở thôn Ngọc Khám không được nhốt mà phải thả rông. Người lớn, trẻ nhỏ thấy phải kính cẩn gọi là "ông", không được đánh đuổi.


Lấy lợn làm vật lễ là điều không lạ trong rất nhiều lễ hội ở Việt Nam nhưng ở thôn Ngọc Khám (xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) người ta lấy lợn sống làm vật lễ. Người dân thôn Ngọc Khám phải thực hiện hàng loạt quy định liên quan, rồi phải bình chọn ra được một người để nuôi chú lợn trong ba năm cho đến ngày hội làng. Chú lợn trong ngày lễ hội này được cả làng cung kính gọi là “lợn Ông Hợp”.


Tục nuôi “lợn Ông Hợp” phục vụ cho việc tế đám hàng năm. Ngoài nghi thức tế thần, đây còn là một sự biểu dương nghề nông độc đáo ở vùng quê thuần nông này.


Cụ Nguyễn Phú Thật (81 tuổi, từng làm thủ từ của đình làng) là một trong những người được nuôi “lợn Ông Hợp” nên nắm rõ nhưng điều nghiêm ngặt liên quan đến việc nuôi lợn và tế lễ. Cụ cho biết, theo hệ thống thần phả sắc phong của đình thì người được thờ là Lạc Long Quân và Âu Cơ - hai vị thủy tổ có công mở nước, khai sơn sáng thủy. Vì thế, vào ngày hội làng, vật cúng là lợn sống và cá chín.


Theo lời cụ thì cơ cấu tổ chức thời xưa và thời nay vẫn không thay đổi: các dòng họ trong làng Ngọc Khám được chia thành 4 giáp gọi theo phương hướng là đông, tây, nam, bắc. Mỗi giáp là một đơn vị tham gia lễ hội của làng. Các giáp bầu người đứng ra tế đám từ ba năm trước.












Sau buổi lễ long trọng ngày mùng 7, đến ngày mùng 8 các “ông lợn” được đưa trở lại nhà ông đám để giết thịt


Sau buổi lễ long trọng ngày mùng 7, đến ngày mùng 8 các “ông lợn” được đưa trở lại nhà ông đám để giết thịt. (Ảnh minh họa)

Để có lợn làm vật lễ, người dân phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt được truyền lại từ nhiều thế hệ cha ông. Theo đó, để được chọn làm người nuôi lợn tế lễ, gia đình phải có đủ các tiêu chuẩn như: vợ chồng song toàn, con cái đề huề (có nam, có nữ, không bị dị tật), bản thân là người có uy tín với dân làng. Bên cạnh đó, người được chọn còn phải là người cao tuổi nhất giáp.


Trong năm cuối cùng trước khi tế đám mà “có bụi” (có tang từ thân phụ mẫu, hoặc người thân phải khăn trắng, áo dài) thì phải “nhảy ra”, tức là không được tế đám nữa, trong giáp phải bầu người khác thay. Khi được bầu vào chân tế đám sẽ được làng chia ruộng công cho để có hoa lợi dùng cho tế đám, trong đó có một việc quan trọng hàng đầu là nuôi “lợn Ông Hợp”. Đời người chỉ được đứng ra tế đám một lần, sau đó được dân làng xưng gọi một cách kính trọng là “ông đám”.


Cụ Nguyễn Văn Ưu (cụ thượng làng Ngọc Khám) kể lại: “Theo tôi được biết, chú lợn được nuôi được gọi là lợn Ông Hợp bởi lợn tế thần thì phải gọi bằng ông. Còn hợp nghĩa là chú lợn được sự hợp sức của toàn thể dân làng nuôi trong ba năm. Việc chăm nuôi này nhằm tỏ sự tôn kính với chú lợn trong việc tế lễ”.


Theo cụ Thật và cụ Ưu, chú lợn được chọn là lợn giống tốt, có sức lớn, lông phải đen tuyền, nuôi trong điều kiện sạch sẽ, ăn ngon. Khi đã nhận nuôi “lợn Ông Hợp” thì không được phép gọi là con lợn mà phải gọi là “ông lợn”. Nuôi cũng không được nhốt như nuôi lợn nhà, mà phải thả rông. Người lớn, trẻ nhỏ thấy cũng kính cẩn gọi là “ông lợn” chứ không dám đánh đuổi.


Hội làng diễn ra vào ngày mùng 7/1 âm lịch thì ngay từ ngày mùng 5, những “ông lợn” đã được gia chủ tắm rửa sạch sẽ và cho ăn thật no. Vào ngày mùng 6, ông đám phải làm sao để “ông lợn” tự đi ra đình làng mà không phải bắt đi hay khênh đi. Sau khi đã đưa được “ông lợn” ra đình thì dùng dây cột “ông” lại để đến sáng hôm sau làm lễ.


“Vì làng chúng tôi có 4 giáp nên sáng ngày mùng 7, bốn vị tế đám dẫn đầu 4 đoàn rước mâm lễ bánh dày, cá nướng long trọng tiến về sân đình. “Lợn Ông Hợp” chính là đồ tế thánh tươi sống, còn mâm bánh dày, cá nướng là đồ tết chín.


Trước khi tế, các vị hương lão, chức dịch đi đo chiều dài, vòng ngực, vòng mông để tính trọng lượng của 4 ông lợn. Lợn của giáp nào to hơn thì được giải thưởng của làng. Giải thưởng chỉ là quả cau lá trầu nhưng cả giáp đều mừng vì người ta quan niệm, cả giáp sẽ được thánh phù trợ mạnh khỏe, ăn nên làm ra, phong dồi vật thịnh năm ấy”, cụ Ưu cho biết.


Về đồ tế chín, từ ngày mùng 6, người đứng ra tế đám phải nhờ người nhà, họ hàng đến làm cỗ, trong đó có đôi bánh dày to bằng lòng mâm và hai con cá trắm to nướng chín. Khi ông đám nhận ruộng nuôi “ông lợn” cũng là nhận nuôi cá làm lễ nữa. Mỗi ông đám sẽ phải nuôi 3 con cá trắm đen nặng trên 3 kg và 10 con cá mè.


Cách nướng cá khá kỳ công, cá treo cách lửa chừng một gang tay để hơi lửa làm cho cá khô dần. Khi cá khô hẳn thì dùng chổi lông thấm nước mắm ngon có gia vị rồi quét đều lên thân cá rồi nướng tiếp, cứ khô lại quét một lượt nước mắm nữa.


Sau nhiều lần quét mắm, cảm thấy cá đã ngấm đủ gia vị thì người ta cậy vảy cá nhét vào một hạt thóc nếp, cứ mỗi vẩy một hạt và lại nướng tiếp, đến khi hạt thóc gặp sức nóng nở hết là được. Lúc này vảy cá nở như cánh hoa nom rất đẹp, lại dậy mùi thơm ngon của gia vị quyện mùi cá nướng.


Ông đám có lợn được thưởng sẽ được vinh danh hơn các ông đám khác. Sau buổi lễ long trọng ngày mùng 7, đến ngày mùng 8 các “ông lợn” được đưa trở lại nhà ông đám để giết thịt. Thịt ông lợn được chia đều cho mọi người dân trong làng, từ già tới đứa trẻ ẵm ngửa. Tuy theo chức sắc và cấp bậc của người đó mà số thịt lợn được chia cũng khác nhau. Sau khi tế, ông đám sẽ được hưởng lộc của làng gồm: một chiếc bánh dày 7 tấc, một khoanh giò lụa 2 tấc, một con cá mè to... Công việc cuối cùng là lựa chọn ông đám tiếp theo cho lễ hội ba năm tới.


Theo Nông Thôn Ngày Nay







via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Ngoi-lang-coi-lon-nhu-vat-bau/50939923/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

Bị phạt tẩy uế sau vì ân ái trong đền thờ


Cập nhật cách đây 46 phút







Một cặp đôi người Estonia phải nộp 2.000 USD để đền thờ làm lễ tẩy uế sau khi bị bắt gặp đang ân ái trong ngôi đền Hindu ở đảo Bali.












Bi phat tay ue sau vi an ai trong den tho


Một ngôi đền Hindu ở Bali. Ảnh: Dipity

Cặp đôi người Estonia bị bắt gặp đang quan hệ tình dục khi các quan chức đến kiểm tra tình hình sửa chữa ngôi đền tại làng Saraseda (Bali, Indonesia). Sau đó, hai người bị dẫn về đồn cảnh sát để thẩm vấn.


"Họ nói rằng không hề biết quan hệ tình dục trong đền là điều cấm kỵ ở Bali nên chúng tôi đành phải để họ đi và để các quan chức của làng quyết định giải quyết như thế nào. Và cuối cùng họ muốn tổ chức một lễ tẩy uế và yêu cầu cặp đôi phải trả 20 triệu rupiah (2.000 USD) để trang trải cho nghi lễ này", cảnh sát trưởng quận Gianyar Hadi Purnomo nói với AFP.


Hai vị khách du lịch cảm thấy rất hối lỗi, sau khi thừa nhận còn sử dụng đài phun nước linh thiêng trong đền trước khi quan hệ tình dục.


Nhà chức trách quận Gianyar đang thảo luận xem có nên thêm tấm biển "cấm quan hệ tình dục" vào trong ngôi đền, bên cạnh những biển "cấm ăn", "cấm hút thuốc" hay không.


Vũ Hà



Việt Báo







via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Bi-phat-tay-ue-sau-vi-an-ai-trong-den-tho/50939916/167/ Theo Blog.Kenh12.Com

Nhật Bản: Dịch vụ cho thuê... bạn bè



Thời gian gần đây, dịch vụ cho thuê bạn bè đang trở thành một xu hướng “nóng” tại Nhật Bản. Chỉ cần bỏ một khoản tiền, khách hàng sẽ được thuê một người bạn… theo yêu cầu.


Theo một cuộc điều tra do báo Yomiuri Shimbun tiến hành, cuộc sống Nhật Bản hiện đại khiến nhiều thanh niên và phụ nữ gặp khó khăn trong vấn đề kết bạn. Chính vì vậy, họ sẵn sàng trả tiền để có được một “người bạn” và tránh bị đồng nghiệp cho là… kẻ cô đơn.


Nhật Bản: Dịch vụ cho thuê... bạn bè, Tin tức trong ngày, chuyen la nhat ban, chuyen la, cho thue ban, cho thue, tin tuc


Giới trẻ và phụ nữ Nhật Bản đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm bạn bè. (Ảnh minh họa)


Công ty Client Partners ở Tokyo là nơi cung cấp dịch vụ kỳ lạ này. Tại đây, khách hàng có thể bỏ tiền để thuê bất cứ ai mà họ muốn như “người yêu”, “đối tác”, “người đi dự event”… Tuy nhiên, dịch vụ phổ biến nhất vẫn là cho thuê bạn bè.


Với một khoản chi phí khoảng 30.000 yên (khoảng 6,8 triệu VNĐ), khách hàng có thể lựa chọn những người hoàn toàn xa lạ (nam hoặc nữ) để đi cùng mình. Đó không hẳn là một kịch bản hoàn hảo cho một buổi tối vui vẻ, tuy nhiên đây cũng là cách để mọi người đối phó với sự cô đơn của mình.


Theo đại diện của công ty Client Partners, mỗi tháng họ nhận được hàng chục “đơn đặt hàng” cho thuê bạn bè. Hầu hết khách hàng đều ở độ tuổi khá trẻ. Đó là những người sống trong một môi trường hiện đại và đã mất đi tất cả sự tự tin của mình.


Nhật Bản: Dịch vụ cho thuê... bạn bè, Tin tức trong ngày, chuyen la nhat ban, chuyen la, cho thue ban, cho thue, tin tuc


Cuộc sống hiện đại Nhật Bản khiến nhiều người cảm thấy cô độc.


Abe Maki, đại diện của công ty cho biết: “Những người cần đến dịch vụ này thường quá quan tâm đến sự đánh giá của mọi người về bản thân họ. Họ sợ bị đồng nghiệp hay ai đó nghĩ rằng mình là người không có bạn bè. Đồng thời, xã hội Nhật Bản ngày nay cũng khiến nhiều người trở nên cô độc. Họ cần một ai để nói chuyện. Tất nhiên, dịch vụ hoàn toàn không liên quan đến tình dục”.








via Thế Giới | Chuyện Lạ | Việt Báo - Viet Bao Viet Nam http://vietbao.vn/The-gioi/Nhat-Ban-Dich-vu-cho-thue-ban-be/55527372/167/ Theo Blog.Kenh12.Com